Với đà tăng trưởng SX ấn tượng năm 2016, ngành chăn nuôi kỳ vọng bung ra XK mạnh mẽ trong năm 2017. Ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi nhận định khi nhìn lại tổng thể bức tranh của ngành năm 2016.
Khẩn trương đưa sản phẩm chăn nuôi sang các nước
Theo ông Hoàng Thanh Vân, XK sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam tới nay ngoài một số ít sản phẩm truyền thống như mật ong, trứng vịt muối, thịt lợn sữa… thì gần đây, cũng đã bắt đầu có thêm những sản phẩm mới như thức ăn chăn nuôi (TĂCN), thịt lợn, sữa… được XK sang các nước.
Ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi
Mặc dù mỗi năm, chúng ta NK rất nhiều nguyên liệu TĂCN, nhưng gần đây Việt Nam cũng đã XK (với sản lượng ước khoảng 500 nghìn tấn năm 2016) TĂCN hỗn hợp, ngoài ra còn một lượng lớn nguyên liệu TĂCN như cám, sắn và bột sắn… chúng ta cũng đã XK sang nhiều nước trong khu vực…
Đối với thịt lợn, năm 2016 đã ghi nhận sản lượng XK tăng đột biến sản phẩm thịt lợn sữa với mức tăng khoảng 40% so với năm 2015, có thể đạt khoảng 100 nghìn tấn cả năm 2016.
Mặc dù vậy, đến thời điểm này, XK sản phẩm chăn nuôi vẫn chưa trở thành mũi nhọn trong cơ cấu các nhóm ngành hàng lớn của ngành nông nghiệp. Đây là một trong những vấn đề mà ngành nông nghiệp nói chung cũng như Bộ NN-PTNT đang băn khoăn và đã đặt quyết tâm sẽ tháo gỡ cho được trong thời gian tới để đưa các sản phẩm chăn nuôi thành mặt hàng XK mũi nhọn.
Mới đây, theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN-PTNT đã giao cho các cơ quan chuyên môn của ngành nông nghiệp tiến hành làm việc, đàm phán và ký kết với một số nước trong khu vực (nhất là Trung Quốc) để có những thỏa thuận về mặt thú y, trên cơ sở đó xúc tiến việc XK chính ngạch một số sản phẩm chăn nuôi chính, trước hết là sản phẩm sữa và thịt lợn.
Cục Chăn nuôi cũng đang tích cực, khẩn trương phối hợp với Cục Thú y tiến hành ký kết hiệp định thú y với một số nước nhằm sớm mở ra thị trường XK cho sản phẩm chăn nuôi.
Các địa phương sôi sục vào cuộc
Tới cuối năm 2016, nhiều tín hiệu tích cực khác cũng đã và đang được nhiều địa phương, các hiệp hội trong ngành chăn nuôi trên cả nước đẩy mạnh công tác xúc tiến để sớm đưa sản phẩm chăn nuôi XK sang thị trường các nước.
XK chăn nuôi có nhiều triển vọng bứt phá trong năm 2017
Một điểm sáng khác của ngành chăn nuôi trong năm 2016, đó là đã có sự chuyển biến rất tích cực về nhận thức thị trường trong bản thân người chăn nuôi. Nếu như trước đây, ai có tiền hứng lên là đầu tư trang trại để chăn nuôi rồi thì phó mặc đầu ra cho thương lái thì tới năm 2016, dễ nhận thấy là hầu hết người chăn nuôi đã dần tiến tới các ông chủ. Nghĩa là họ quay sang chủ động nắm bắt về thị trường trước, sau đó mới quay lại tổ chức SX sau. (Ông Hoàng Thanh Vân).
Vừa qua, lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai – tỉnh chăn nuôi trọng điểm tại phía Nam đã có cuộc làm việc với lãnh đạo Bộ NN-PTNT để bàn bạc các phương án mở cửa XK thịt gà sang thị trường Nhật Bản. Dự kiến ngày 20/12/2016 tới đây, UBND tỉnh Bình Phước sẽ tổ chức một hội nghị rất lớn nhằm xây dựng các chuỗi sản phẩm chăn nuôi và tiến tới XK sang một số thị trường.
Tại TP.HCM, Hiệp hội Nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM và Khu vực ĐBSCL cùng nhiều DN lớn trong ngành chăn nuôi phía Nam cũng sẽ tổ chức các sự kiện lớn sắp tới nhằm bàn phương án XK các sản phẩm chăn nuôi như thịt lợn, gia cầm, trứng… sang các nước. Đây là tín hiệu rất tốt cho thấy trong năm 2017, XK sản phẩm chăn nuôi của nước ta chắc chắn sẽ có bước đột phá rất mạnh.
Trong đó, những DN lớn trong ngành chăn nuôi có đủ tiềm lực, đủ sức mạnh sẽ là những ông lớn đi tiên phong trong XK. Đây sẽ là những “đầu kéo” cho cả hệ thống ngành đi theo, đưa ngành chăn nuôi Việt Nam mở ra thị trường thế giới trong những năm tới.
Cũng theo ông Hoàng Thanh Vân, một trong những điểm còn yếu cần phải tập trung cải tổ trong thời gian tới nhằm hỗ trợ cho XK sản phẩm chăn nuôi, đó là liên kết SX và hoạt động của các hội, hiệp hội trong ngành.
Ông Vân cho rằng: Vai trò của các hội, hiệp hội trong ngành chăn nuôi hiện vẫn còn yếu và chưa thể hiện rõ, trừ Hiệp hội TĂCN có vẻ sôi nổi hơn một chút.
Các hội khác trong ngành chăn nuôi đa số là sinh hoạt lỏng lẻo, các hội viên nhìn chung chưa mặn mà, đặc biệt là những “ông lớn” trong ngành lại chưa tham gia nên chưa có DN đầu tàu. Ngành chăn nuôi sẽ phải tổ chức lại hội và hiệp hội cho sát với thực tiễn, nhất là trong bối cảnh đang đứng trướng cánh cửa bung ra thị trường quốc tế.
Theo đó, sẽ phải coi hội và hiệp hội là vấn đề sống còn của ngành, bắt buộc phải lớn mạnh, chứ không phải là cái chỗ tham gia để kiểm điểm hội họp với nhau cho vui.
“Chúng tôi đã đi các nước phát triển về chăn nuôi, đều làm việc với hội và hiệp hội, đây là nơi quyết định mọi thứ về tổ chức SX, quản lí kỹ thuật, tổ chức thị trường…, chứ không phải là bàn tay của nhà nước” – ông Vân dẫn chứng.
Có thể XK chính ngạch 1-2 triệu tấn thịt lợn/năm
Tại buổi làm việc với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ NN-PTNT ở các tỉnh, TP phía Nam (ngày 6/10/2016), Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho hay, tổng đàn lợn nước ta hiện khoảng 28 triệu con. Trong đó, 55% sản lượng lợn thịt được nuôi ở những trang trại quy mô trung bình đến lớn. Ngoài tiêu thụ trong nước, lợn thịt đang được XK tiểu ngạch sang Trung Quốc với khối lượng trên 300 ngàn tấn/năm. Nếu đàm phán được XK chính ngạch sang nước này, mỗi năm ngành chăn nuôi lợn nước ta có thể XK được 1-2 triệu tấn thịt lợn. (Sơn Trang ghi).
Lê Bền
(Theo Báo Nông Nghiệp Việt Nam)
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- Khuyến nông li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất