Vừa bước vào khoảng sân rộng nhà anh, đôi mắt chúng tôi đã ‘no nê’ sắc màu của những con chim trĩ xoải cánh trong chuồng, những chú công xòe lông khoe mẽ…
Ông chủ trẻ với loài chim trĩ
Ẩn bên trong vẻ mặt lành hiền của anh là sự sôi nổi lẫn chút táo bạo, nét đặc trưng thường thấy của những người mê làm nông nghiệp. Tốt nghiệp Đại học Quy Nhơn (Bình Định) ngành xây dựng, anh Tô Vũ Thành Tín (30 tuổi) ở đội 7, thôn Vạn Hội, xã Ân Tín (huyện Hoài Ân, Bình Định) vào tận miền Nam kiếm việc. 1 năm lang thang với nghề trên đất Sài Gòn, chàng kỹ sư xây dựng tình cờ gặp những trang trại nuôi chim trĩ ở Bình Dương. Bị sắc màu của bộ lông loài chim quý hiếm thu hút, mỗi khi rảnh việc là anh về những trang trại nuôi chim trĩ để thưởng thức cho “no” mắt.
“Hồi ấy người nuôi chim trĩ chẳng mấy ai, chim trĩ còn rất lạ lẫm với ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam. Sau nhiều lần lân la hỏi han người nuôi, tôi thấy nghề nuôi chim trĩ hấp dẫn quá nên “mê” luôn, vậy là tôi chuyên tâm học hỏi kinh nghiệm nuôi loài chim quý hiếm này. Sau đó, nghĩ lại ba mẹ ở quê đã già, anh chị đều đã có gia đình riêng ở xa, vậy là tôi quyết định bỏ nghề, về quê khởi nghiệp bằng nghề nuôi chim trĩ để được gần gũi chăm sóc ba mẹ”, Tín tâm sự.
Tín đang kể chuyện nuôi trĩ với PV. Ảnh: Vũ Đình Thung.
Tháng 8/2014, Tín đưa về vùng quê trung du 62 con chim trĩ chuẩn bị đẻ, giá mua mỗi con gần 500.000 đồng và 100 con mới được 2 – 3 tháng tuổi, giá mua mỗi con 250.000 đồng. Tín nuôi 2 lứa chim độ tuổi chênh nhau là có dụng ý lứa chim lớn vừa đẻ xong là lứa chim nhỏ đến thời kỳ sinh sản, trứng thu liên tục.
Vạn sự khởi đầu nan, trong giai đoạn đầu khởi nghiệp với chim trĩ Tín đã nếm không ít thất bại. Với khí hậu khắc nghiệt của vùng đất trung du Hoài Ân, khi nắng là nắng “nám quả bưởi”, khi lạnh là lạnh cắt da, lũ chim trĩ gặp khó để sinh tồn.
“Tôi đưa lứa chim đầu tiên về vào tháng 8, chim sinh trưởng phát triển bình thường, đến tháng 11 miền Trung vào mùa mưa, trời Hoài Ân trở lạnh như cắt da. Khi ấy 100 con chim lứa nhỏ đang thay lông, con nào con nấy trụi lủi.
Trĩ là loài chim trời nên thích tung cánh bay để vận động. Ảnh: Vũ Đình Thung.
Sợ chim lạnh, tôi đốt lửa trong chuồng, cho chúng uống nước nóng để sưởi ấm mà chúng vẫn không chịu nổi. Theo bản năng, chúng cứ dồn đống lại để tạo nhiệt, lớp trên đè lớp dưới, rồi đua nhau chết. Tình trạng ấy kéo dài đến 1 tháng vẫn không có cách khắc phục.
Tôi liền cầu cứu ông “google”, biết được thông tin loài chim ở xứ lạnh tồn tại được nhờ trú ngụ trong những bụi cây lau. Vậy là tôi chặt lá chuối, lá dừa bỏ vào chuồng. Đã có lá để chui rúc né lạnh, lũ chim không còn túm tụm nằm đè lên nhau nên mỗi sáng ra tôi không còn nhìn thấy cảnh chim chết đầy chuồng, vậy là tôi gỡ được khó khăn ban đầu”, Tín kể.
Kỹ năng kích “máy đẻ”
Nếu nuôi số lượng ít thì từ khi mới nở đến 6 tháng sau là chim mái rớt trứng, nuôi nhiều thì chậm hơn 1 chút. Loài chim trĩ đẻ miệt mài suốt 4 tháng mới nghỉ nên quãng thời gian này chúng không có thời gian ấp trứng. Do đó, trứng chim trĩ phải được ấp bằng máy. Chim trĩ sinh sản theo mùa, thường mỗi năm hai đợt, đợt đầu từ tháng 3 – 4, đợt hai từ tháng 9 – 10. Bình quân mỗi năm một con chim mái có thể đẻ từ 70 – 80 trứng.
Trĩ 7 màu 1 tháng tuổi hiện có giá 900.000 đồng/con và trĩ 7 màu trưởng thành có giá 8 – 9 triệu đồng/cặp. Ảnh: Vũ Đình Thung.
Ban đầu, Tín mua 2 máy ấp, 1 máy công suất ấp 500 trứng có giá 6 triệu đồng và 1 máy công suất ấp 1.000 trứng giá 9 triệu đồng. Thế nhưng 2 chiếc máy này đã làm hỏng của Tín không biết bao nhiêu lứa trứng. Chiếc máy có công suất ấp 500 trứng còn cho hiệu quả được 50%, chứ chiếc máy có công suất ấp 1.000 trứng thì hỏng bét.
“Nhà sản xuất làm máy ấp theo kiểu công nghiệp nên nhiệt độ không đạt chuẩn, trứng bị hư liên tục. Tôi phải tự mua mạch về đóng máy ấp, máy nở riêng, đảm bảo máy ấp ổn định nhiệt độ 37,5 độ và máy nở nhiệt độ ổn định từ 36,2 – 36,5 độ theo yêu cầu. Vậy là ổn. Trứng nằm trong máy ấp khoảng 18 ngày rồi chuyển sang máy nở thêm 23 ngày nữa là lũ trĩ con ra đời. Hiệu quả đạt tối đa.
Máy mình tự đóng thiên về chất lượng nên tôi mua mạch xịn, chi phí cao hơn máy mua sẵn, khoảng 8 triệu 1 máy có công suất 500 trứng, nhưng bù lại không có trứng hỏng. Trĩ vừa bóc trứng mình đưa qua úm bằng bóng hồng ngoại rồi cứ thế mà nuôi”, Tín chia sẻ.
Trĩ trông “sang chảnh” là vậy nhưng ăn uống không cầu kỳ. Theo Tín, thức ăn của trĩ chỉ là rau, cám, lúa. Tùy giai đoạn, chim con và chim thịt cho ăn rau, cám nhiều hơn, đến lúc chim đẻ thì cho ăn lúa nhiều hơn để chim có sức đẻ.
Chú công trống đang múa lông khoe mẽ trước con công mái. Ảnh: Vũ Đình Thung
Trước đây, Tín chia từng ô nhỏ, mỗi ô nuôi 3 chim mái và 1 chim trống, nhưng cách nuôi này không hiệu quả. Bởi, theo giải thích của Tín, nuôi theo kiểu ấy sau một thời gian chung sống, chim trống sẽ “lờn mặt” những con chim “đầu ấp tay gối” với mình nên lười đạp mái, dẫn tới tỷ lệ trứng ấp nở kém hiệu quả.
Để khắc phục tình trạng này, Tín phải liên tục thay chim trống từng chuồng, rất vất vả. Bây giờ Tín nuôi theo hình thức bầy đàn, ô nuôi rộng hơn, số lượng trĩ nuôi trong ô lớn hơn và vẫn tuân thủ với tỷ lệ 3 mái 1 trống. Quay qua quay lại, con trống thấy con mái nào cũng “mới” nên tần suất đạp mái dày hơn, tỷ lệ trứng ấp nở nhờ đó cũng ổn định hơn. Vả lại, nuôi bầy đàn tỷ lệ trùng huyết sẽ thấp hơn nuôi từng ô nhỏ riêng biệt. Hiện nay, đàn trĩ của Tín đã phát triển đến 500 con mái và khoảng hơn 150 con trống.
“Máy in tiền”
Theo Tín, trĩ là giống chim trời nên thích không gian cao, rộng để bay lượn. Do đó, chuồng nuôi trĩ phải có không gian đủ để vào khoảng 4 rưỡi 5 giờ sáng mỗi ngày chúng xoãi cánh bay vận động quanh chuồng. Nhờ đó, thịt trĩ săn chắc hơn thịt gà thả vườn nên hiện được tiêu thụ mạnh trong các nhà hàng đặc sản. Nhiều nhà hàng hiện đã thay thế thịt gà bằng thịt chim trĩ, khách sành ẩm thực cũng đang ưa thịt chim trĩ nên loài chim này đang có đầu ra rất thông thoáng.
Anh Tín với chú gà cảnh giống Ona xuất xứ từ Nhật Bản. Ảnh: Vũ Đình Thung.
“Khi mới khởi sự nuôi trĩ tôi phải trực tiếp đi liên hệ với các nhà hàng để tìm mối bán trĩ thịt, giờ mối quan hệ đã được hình thành, nhà hàng cứ gọi điện là tôi gửi hàng đến tận nơi đúng số lượng cần. Trong bầy, nhìn con mái nào đẻ yếu là mình bắt ra bán thịt, hoặc con trống đạp mái yếu cũng xả bán thịt”, Tín cho hay.
Hiện nay, chim trĩ bán thịt có giá 180.000 đồng/kg, bình quân con trống có trọng lượng 1,5kg, con mái khoảng 1,1kg, con mái đã rớt trứng có trọng lượng nhỉnh hơn mái chưa đẻ, khoảng 1,3kg. Còn trĩ bán giống có 3 loại, loại 1 ngày tuổi gọi là trĩ bóc trứng, loại trĩ 1 tháng tuổi, loại trĩ từ 1 – 2 tháng rưỡi tuổi gọi là trĩ đến giai đoạn phân biệt trống mái, loại trĩ hậu bị và cuối cùng là trĩ đã đến thời kỳ sinh sản.
Ttrĩ bóc trứng hiện có giá từ 20.000 – 30.000 đồng/con tùy thời điểm; trĩ giai đoạn phân biệt trống mái có giá 120.000 /đồngcon; trĩ hậu bị có giá từ 300.000 – 320.000 đồng/con và trĩ đã đến thời kỳ sinh sản có giá bán 700.000 – 750.000 đồng/cặp. Đặc biệt, trĩ 7 màu 1 tháng tuổi hiện có giá 900.000 đồng/con và trĩ 7 màu trưởng thành có giá 8 – 9 triệu đồng/cặp.
Anh Tín đang rất thành công với nghề nuôi chim. Ảnh: Vũ Đình Thung.
Khoản thu nhập từ đàn chim trĩ giúp Tín đầu tư nuôi thêm 10 con chim công và đàn gà cảnh. Công không mắn đẻ bằng trĩ, con nào đẻ sai lắm cũng chỉ 30 – 35 trứng/năm, con nào đẻ ít 20 trứng/năm. Từ chim con nuôi lên, khoảng 2 năm rưỡi là công mái rớt trứng. Trứng đưa vào máy ấp khoảng 28 ngày là nở, nuôi 1 tháng sau bán được 1 triệu đồng/con.
Vũ Đình Thung
Nguồn: nongnghiep.vn
Khoản thu nhập từ đàn chim trĩ giúp Tín đầu tư nuôi thêm 10 con chim công và đàn gà cảnh. Công không mắn đẻ bằng trĩ, con nào đẻ sai lắm cũng chỉ 30 – 35 trứng/năm, con nào đẻ ít 20 trứng/năm. Từ chim con nuôi lên, khoảng 2 năm rưỡi là công mái rớt trứng. Trứng đưa vào máy ấp khoảng 28 ngày là nở, nuôi 1 tháng sau bán được 1 triệu đồng/con.
Ngoài ra, anh còn sở hữu đàn gà cảnh khá phong phú, nhiều nhất là giống gà Ona có xuất xứ từ Nhật và giống gà Brahma. Hiện gà Ona có mã xuất sắc bán được đến 10 triệu đồng/con, gà kém sắc hơn bán được 5 – 6 triệu đồng/con và gà kém nhất bán cũng được 2-3 triệu đồng/con. Còn gà Brahma 1 tháng tuổi có giá 300.000 đồng/con; gà bố mẹ tốt có giá 4 – 5 triệu đồng/con, gà kém hơn có giá 2 – 3 triệu đồng/con.
- nuôi chim trĩ li>
- chim quý li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất