Từ hai bàn tay trắng, chỉ sau hơn hai năm theo đuổi mô hình chăn nuôi gà đồi độc đáo, anh Nguyễn Văn Nhị đã tạo bước đột phá với một loại thức ăn hữu cơ sinh học đặc biệt. Đồng thời, trở thành chủ một trang trại gà với hơn 30 nghìn con, đạt tổng doanh thu lên tới hơn sáu tỷ đồng mỗi năm.
Nguyễn Văn Nhị miệt mài trong “phòng nghiên cứu”, theo đuổi khát vọng làm giàu chính đáng với thực phẩm sạch.
Thức khuya dậy sớm lên “thực đơn” cho… gà
Sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh đặc biệt, bố mất sớm, nhà lại đông anh em, cho nên anh Nguyễn Văn Nhị (xã Quảng Thạch, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) sớm phải từ bỏ ước mơ học đại học để bươn chải khắp cả nước trước khi quyết tâm xây dựng một mô hình phát triển nông nghiệp đặc biệt.
Với những kinh nghiệm thực tế về nông nghiệp, anh Nhị mạnh dạn thành lập Công ty TNHH phát triển nông nghiệp Nhị Nguyễn, có mũi nhọn là sản phẩm gà đồi sinh học.
“Gà được thả tự do trong không gian thiên nhiên, sử dụng nguồn thức ăn sạch gồm lúa, bắp và cám tổng hợp. Vì vậy, thịt gà thành phẩm sẽ đặc biệt ngọt, chắc và thơm giòn”, nhà khởi nghiệp SN 1990 giải thích.
Vừa phát triển mô hình, Nguyễn Văn Nhị vừa tìm hiểu áp dụng thêm một số giải pháp sản xuất sinh học an toàn, đồng thời tự xây dựng quy trình riêng, hướng tới một loại gà thành phẩm có tiêu chí “sạch” đặt lên hàng đầu. Anh lựa chọn gà giống tuyệt đối không dị tật, nguồn gốc rõ ràng, xây chuồng trại sạch thoáng, thậm chí làm “thực đơn” riêng cho đàn gà với chế độ dinh dưỡng phù hợp độ tuổi.
Với sự hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời của T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Sở Khoa học – Công nghệ tỉnh Quảng Bình, anh mở rộng quy mô trang trại, triển khai mô hình “Liên kết nuôi và tiêu thụ gà đồi sinh học Nhị Nguyễn”, kết nối chăn nuôi với hàng chục hộ dân ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trên phương châm “Thực phẩm vàng vì chất lượng cuộc sống”.
Thành công nở rộ
Đàn gà sinh học của anh Nhị được chăn thả hoàn toàn tự do.
Năm 2020, sau thời gian dài thức khuya dậy sớm nghiên cứu, tiến hành hàng trăm lần thử nghiệm, chàng nông dân trẻ đam mê khoa học đã vận dụng thành công công nghệ vi sinh vật hiện đại, cho ra đời sản phẩm “Thức ăn hữu cơ sinh học NN01” và hoàn thiện “Quy trình nuôi gà đồi sinh học Nhị Nguyễn”.
“Thức ăn hữu cơ sinh học NN01” của anh Nguyễn Văn Nhị là giải pháp sáng tạo trong chăn nuôi gà, giúp chuyển hoàn toàn từ phương thức chăn nuôi công nghiệp hoặc bán công nghiệp sang hướng hữu cơ tự nhiên, hoàn toàn không dùng kháng sinh, hóa chất, góp phần bảo vệ môi trường cũng như sức khỏe con người.
Trong khi đó, “Quy trình nuôi gà đồi sinh học Nhị Nguyễn” lại là “bí kíp” giúp anh và các hộ nông dân trong mô hình thu được sản phẩm gà chất lượng, có giá trị lợi nhuận cao trên thị trường vốn chuộng thực phẩm sạch ở nước ta. Gà lai chọi và gà cỏ của Trang trại Nhị Nguyễn có giá lần lượt khoảng 90 nghìn đồng/kg và 150 nghìn đồng/kg, ngày càng được kháng hàng ưa dùng, đánh giá cao.
PGS, TS Lê Bạch Mai, nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, đánh giá: gà Nhị Nguyễn có giá trị dinh dưỡng, năng lượng cao hơn bình thường, với tỷ lệ protein tiêu hóa rất cao nhưng lại ít chất béo, đặc biệt tốt cho sức khỏe; chứa nhiều vitamin A, E, C, B1, B2, PP… và muối khoáng can-xi, phốt-pho, sắt.
Đồng thời, gà Nhị Nguyễn còn có hàm lượng beta-carotene, lycopene, retinol, alpha… cao, có tác dụng tăng cường thị lực. Đặc biệt nhất, đây là một loại thực phẩm có độ an toàn rất cao, không có tồn dư kháng sinh, hóa chất tăng trọng, tiềm ẩn khả năng gây ung thư cho người sử dụng.
Được biết, hiện anh Nguyễn Văn Nhị sở hữu khoảng hơn 30 nghìn con gà nuôi theo phương pháp sinh học. Các trang trại liên kết khác được anh đầu tư 50% chi phí sản xuất, tập huấn chuyển giao kỹ thuật bài bản và đặc biệt còn được anh cam kết bao tiêu sản phẩm đầu ra. Mô hình của anh đã mang lại công ăn việc làm cho ba lao động thường xuyên và 50 lao động thời vụ tại địa phương.
Mỗi tháng, các trang trại nói trên cung cấp khoảng bốn tấn thịt gà ra thị trường, chủ yếu là các cửa hàng thực phẩm hữu cơ, nông sản sạch trải dài từ Thủ đô Hà Nội cho tới TP Đà Nẵng, mang lại tổng doanh thu hơn sáu tỷ đồng/năm, trong đó lợi nhuận đạt khoảng 480 triệu đồng.
LINH PHAN
Nguồn tin: Nhân Dân
- thực phẩm sạch li>
- gà sạch li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất