8h30, ông Nguyễn Xuân Dương – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi – Bộ NN&PTNT tuyên bố lý do tổ chức hội thảo và giới thiệu đại biểu.
Hội thảo “Quản lý sử dụng chất cấm trong chăn nuôi và các vấn đề đặt ra” một lần nữa gióng lên tiếng chuông cảnh báo: Nếu người Việt tiếp tục tự đầu độc đồng loại bằng chất cấm, sẽ làm hỏng cấu trúc gien của giống nòi.
Tham dự Hội thảo có đại diện Bộ Y tế, Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (C49) – Bộ Công An, Hiệp hội tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam, các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi; các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi uy tín và đông đảo các cơ quan thông tấn báo chí.
Trước tình hình việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp, Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã chỉ đạo triển khai đợt cao điểm tập trung kiểm soát chất cấm trong chăn nuôi từ 20.10.2015. Triển khai đợt cao điểm đã huy động được lực lượng lớn các bộ ngành và các địa phương vào cuộc, trong đó có Bộ Nông nghiệp, Công an, Y tế và Công thương… Nhờ vậy nhiều sự vụ liên quan đến sản xuất, kinh doanh và sử dụng chất cấm được phanh phui, đặc biệt là đã truy xuất được nguồn gốc của các loại chất cấm trong chăn nuôi đang bị làm dụng là chất salbutamol và chất vàng O… Tình hình sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đã từng bước được kiểm soát.
Dũng cảm nhìn thẳng vào thực tế và không né tránh, không nhân nhượng, dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NNPTNT, Bộ Y tế, Cục Cảnh Sát Phòng Chống Tội Phạm Về Môi Trường C49 Bộ Công An đã cùng vào cuộc và phanh phui hàng trăm vụ sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Mới đây, lần đầu tiên tại Tiền Giang đã tiến hành tiêu hủy những con heo được “vỗ” chất cấm.
Việc đẩy mạnh thanh tra, xử lý hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi trong năm 2016 sẽ quyết liệt hơn nữa. Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát đã khẳng định: Cuối năm nay, phải xóa bỏ được hoàn toàn trình trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
Cùng với đó, từ 1.7.2016, Bộ Luật Hình sự sửa đổi (có bổ sung) có hiệu lực thi hành, sẽ áp dụng mức xử phạt “mạnh tay” và mang tính răn đe đối với hành vi vi phạm ATTP. Điều 317 quy định, chỉ cần có hành vi sử dụng chất cấm trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm sẽ đều bị xử lý hình sự với hình phạt cao nhất tới 20 năm tù mà không cần phải có hậu quả xảy ra như chết người hay gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng như luật cũ quy định. Ngoài ra, mức phạt hành chính có thể lên đến trên 1 tỉ đồng. Điều này khẳng định một điều: Nếu tiếp tục đưa các chất cấm vào chăn nuôi, các hộ chăn nuôi sẽ không những “trắng tay” mà còn mắc vòng lao lý.
Khuyến nghị tìm giải pháp cho một nền nông nghiệp sạch, an toàn, trong đó có vấn đề chăn nuôi, Bộ NNPTNT tiến hành song hành 2 nhiệm vụ chính: Cùng với việc tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm về sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, một việc quan trọng là khuyến khích và phổ biến các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, các địa chỉ kinh doanh thực phẩm sạch để người tiêu dùng lựa chọn. Thực tế trong sản xuất chăn nuôi đã xuất hiện rất nhiều các mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh theo chuỗi khép kín từ chuồng trại tới cửa hàng và bếp ăn đảm bảo cung cấp thịt, trứng, sữa chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng mà ở địa phương nào hiện nay cũng có.
Hội thảo còn vạch ra hướng đi mới cho nông dân về những giải pháp nuôi heo có chất lượng, độ nạc cao, an toàn mà không cần sử dụng chất cấm độc hại; các ý kiến chuyên gia và các nhà kinh doanh đã bước đầu có những kết quả khả quan sẽ là kênh tham khảo để giúp 7 triệu nông dân tìm ra hướng sản xuất mới mang lại hiệu quả cao, an toàn, thân thiện với cộng đồng. Có như vậy, người tiêu dùng không quay lưng lại với nông sản Việt, để các nhà đầu tư nước ngoài không nhân cơ hội này “nhảy” vào cướp mất thị trường nông sản đầy tiềm năng của nông dân Việt Nam – một lĩnh vực mà nông dân Việt Nam có thể làm được.
P.V
(Theo Báo Lao Động)
- chăn nuôi li>
- kháng sinh li>
- người chăn nuôi li>
- chất cấm li> ul>
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
Tin mới nhất
T7,28/12/2024
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất