[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 28/8/2018, tại Hà Nội, Cục Thú y đã tổ chức công bố Hệ thống thông tin dịch bệnh động vật trực tuyến (VAHIS: Viet Nam Animal Health Information System).
Hệ thống được sự hỗ trợ về tài chính của Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO).
Theo Cục Thú y, mục đích của VAHIS là nhằm đơn giản hoá và ứng dụng công nghệ thông tin (phù hợp với công nghệ 4.0 đang được Chính phủ chỉ đạo) vào việc báo cáo dịch bệnh động vật, đáp ứng các yêu cầu theo quy định hiện hành tại Việt Nam và phù hợp với yêu cầu báo cáo dịch bệnh động vật của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE).
Đại diện Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) nhấn nút chính thức công bố Hệ thống thông tin dịch bệnh trực tuyến.
Theo đó, VAHIS là hệ thống kết nối các máy tính trực tuyến, giúp truyền tải thông tin kịp thời giữa các cơ quan chuyên ngành thú y (trước mắt từ cấp tỉnh đến cấp vùng và cấp Trung ương) và có thể trích xuất thông tin, dữ liệu dịch bệnh động vật theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và theo yêu cầu của OIE.
Đây là hệ thống theo dõi và cảnh báo sớm dịch bệnh động vật (khi phát hiện có động vật mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh trên địa bàn, Chi cục Thú y/Chăn nuôi và Thú y báo cáo ngay cho Chi cục Thú y vùng và Cục Thú y thông qua báo cáo đột xuất của VAHIS). Hệ thống giám sát dịch bệnh động vật (thông qua các báo cáo định kỳ hằng tháng, quý, 6 tháng, năm trên VAHIS).
VAHIS bao gồm 3 hợp phần chính:
Hợp phần 1: Biểu mẫu báo cáo dịch bệnh động vật trên cạn theo quy định của Luật Thú y và Thông tư số 07/2016/TT-BNN ngày 31/5/2016 của Bộ NN&PTNT về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.
Hợp phần 2: Tổng hợp, phân tích dịch tễ học mô tả (theo không gian, thời gian, đối tượng động vật) và giám sát dịch bệnh động vật để cảnh báo sớm, hỗ trợ xây dựng an toàn dịch bệnh.
Hợp phần 3: Quản lý số liệu và trích dẫn dữ liệu linh hoạt và đa dạng, đáp ứng yêu cầu quản lý và thực tiễn.
Ưu điểm của Hệ thống thông tin dịch bệnh trực tuyến so với hệ thống báo cáo bằng văn bản
VAHIS được sử dụng với vai trò là hệ thống theo dõi và cảnh báo sớm dịch bệnh động vật (khi phát hiện có động vật bệnh hoặc nghi mắc bệnh trên địa bàn, Chi cục Thú y/Chăn nuôi và Thú y báo cáo ngay cho Chi cục Thú y vùng và Cục Thú y thông qua báo cáo đột xuất của VAHIS: Hệ thống giám sát dịch bệnh động vật (thông qua các báo cáo định kỳ hằng tháng, hằng quý, 6 tháng, hằng năm trên VAHIS).
Để VAHIS cần hỗ trợ gì để hoạt động hiệu quả, chính quyền địa phương cần đảm bảo đầy đủ nguồn lực bao gồm nhân viên thú y xã, cán bộ thú y huyện và tỉnh nguồn vật lực, tài chính cần thiết. Phân bổ nguồn nhân sự và tài chính là hai nguồn lực quan trọng cho hệ thống vận hành hiệu quả. Sự hợp tác của người chăn nuôi và các bên liên quan như cán bộ y tế xã, khối tư nhân và cộng đồng cũng rất quan trọng.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho biết, VAHIS sẽ hỗ trợ cho ngành thú y chủ động trong việc xây dựng kế hoạch, giám sát tình hình dịch bệnh, xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh tại địa phương nhằm phục vụ việc xúc tiến thương mại.
Sau khi được thử nghiệm, đến nay hệ thống đã cơ bản hoạt động ổn định và nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ các địa phương, đơn vị liên quan để hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật để phổ biến rộng rãi trên phạm vi toàn quốc.
“Hệ thống báo cáo dịch bệnh động vật này sẽ giúp ngành nông nghiệp, cơ quan thú y và người chăn nuôi có được thông tin kịp thời và chủ động kiểm soát dịch bệnh, xây dựng được vùng an toàn dịch bệnh và đảm bảo an toàn cho người chăn nuôi cũng như cộng đồng.” – Thứ trưởng Tám nói.
Theo Thứ trưởng Vũ Văn Tám, ở cấp tỉnh, hệ thống giúp các chính quyền ngăn ngừa dịch bệnh lây lan và xâm nhập từ ngoài tỉnh, hạn chế tổn thất trong chăn nuôi và sức khoẻ con người, đặc biệt là các bệnh lây từ động vật sang người.
Vì vậy, hệ thống khi đi vào hoạt động sẽ đem lại nhiều tác động tích cực cho cộng đồng trong việc quản lý, khống chế dịch bệnh lây lan và thiết lập vùng an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn của tổ chức Thú y quốc tế, tạo tiền đề cho chiến lược xuất khẩu các sản phẩm động vật của Việt Nam ra nước ngoài.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm nhân việc Hệ thống thông tin dịch bệnh trực tuyến chính thức được công bố
Theo ông Kamal Malhotra, Trưởng đại diện lâm thời của FAO, Hệ thống này đóng góp vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các hoạt động giám sát, phân tích bệnh động vật, hỗ trợ phòng chống và ứng phó với bệnh động vật ở Việt Nam.
Với các biểu mẫu chuẩn, VAHIS sẽ kết nối hiệu quả thông tin dịch bệnh từ các trang trại, thôn, xã, huyện, tỉnh, Cơ quan thú y vùng và các bên liên quan khác.
Hệ thống này sẽ là công cụ quan trọng thúc đẩy thực hiện và tuân thủ theo các thông tư hướng dẫn đã ban hành, đảm bảo cung cấp số liệu chính xác, kịp thời hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định.
Công bố hệ thống VAHIS là một bước ngoặt quan trọng, nhưng thế vẫn chưa đủ. VAHIS chỉ có thể thành công khi có được cam kết mạnh mẽ và thực hiện hiệu quả các thông tư, hướng dẫn. Tổ chức FAO Việt Nam kêu gọi sự cam kết hơn nữa từ Bộ NN&PTNT, Sở NN&PTNT, Chi cục Chăn nuôi và Thú y các tỉnh để thực hiện hiệu quả VAHIS trên toàn quốc. “VAHIS sẽ giúp chúng ta đáp ứng nhanh với ổ dịch, giảm thiểu tối đa tổn thất về kinh tế và củng cố sự tin tưởng của người tiêu dùng trong và ngoài nước vào sản phẩm chăn nuôi Việt Nam về lâu dài”, ông Kamal Malhotra nhấn mạnh thêm.
TÂM AN
- hệ thống thông tin dịch bệnh động vật trực tuyến li>
- dịch bệnh động vật li>
- vahis li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
Tin mới nhất
T7,16/11/2024
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Báo cáo nhanh, kịp thời, tiết kiệm được nhiều thời gian, thông tin dịch bệnh được công khai, hạn chế thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi