Cho chim câu ấp trứng giả, tăng thu nhập thật - Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 68.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bắc Giang 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 68.000 - 75.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 70.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 68.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng 75.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 74.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 74.000 - 78.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 75.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 77.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cà Mau 78.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Long An 74.000 đ/kg
    •  
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 68.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 68.000 đ/kg
  • Cho chim câu ấp trứng giả, tăng thu nhập thật

    Ông Hoàng Văn Hiệp ở xã Việt Hưng (Văn Lâm, Hưng Yên) nuôi 2.500 đôi bồ câu Pháp, mỗi tháng xuất chuồng 2.400 chim thương phẩm, lợi nhuận khoảng 40 triệu đồng.

     

    Cho chim ấp trứng giả

     

    Chim bồ câu có đặc tính khác biệt, sau đẻ phải được ấp trứng mới có sữa diều cho nuôi chim con. Vì thế khi đưa máy ấp trứng vào trang trại chim bồ câu, người chăn nuôi đã tước đi quyền được ấp trứng của chim bố mẹ, đồng nghĩa với việc làm mất bản năng tiết sữa của chim bố mẹ, chim con sau khi nở từ máy ấp sẽ không có sữa ăn và sẽ chết, gây thất thu.

     

    Để khắc phục bất cập trên, các nhà khoa học đã mô phỏng được trứng chim bồ câu giả, có trọng lượng, màu sắc và kích cỡ như trứng bồ câu thật, bên trong cũng có nước để khi ấp nước cũng nóng lên nhằm đánh lừa chim bố mẹ thay nhau ấp bình thường, sau có sữa nuôi con.

     

    Mục đích của việc cho chim bồ câu ấp trứng giả bằng nhựa sẽ giúp người chăn nuôi có thể đưa máy ấp trứng gia cầm thay cho chim trong nuôi chim sinh sản quy mô lớn, giúp tăng năng suất, chất lượng chim xuất chuồng, nâng cao thu nhập.

    Trứng giả không khác xa trứng chim bồ câu thật. Ảnh: Hải Tiến.

     

    Theo ông Hiệp, chim bồ câu là vật nuôi rất khôn, nếu trứng giả khác xa trứng thật hoặc chim con không phải do chúng sinh ra nếu phát hiện được sẽ bỏ trứng (không ấp) hoặc bỏ con (không nuôi). Vì vậy, trong quá trình chăn nuôi, phải theo dõi, đánh số từng quả trứng, ghi chép ngày đẻ, ngày cho vào máy ấp. Đồng thời khi lấy chim con từ trong máy ấp nên kèm theo một phần vỏ trứng bao cơ thể chim để sau khi luồn vào ổ chim bố mẹ dễ chấp nhận, gắp con ra, mớm cho ăn.

     

    Người nuôi có thể ghép 3 chim con cho một cặp bố mẹ nuôi, tương ứng 2 cặp đôi chim bố mẹ phải nuôi 6 chim con (bình thường 6 chim con này sẽ do 3 cặp chim bố mẹ nuôi). Kết quả, cứ 3 đôi chim bố mẹ có 1 cặp được giải phóng (không phải nuôi con) nên sẽ đẻ sớm hơn so với các đôi chim nuôi con từ 3 – 5 ngày, giúp tăng tần suất đẻ, tăng năng suất, tăng sản lượng chim xuất chuồng.

     

    Nhờ cách làm trên, kết hợp thực hiện nhiều giải pháp kỹ thuật chăn nuôi khác, ông Hiệp đã tăng được tỷ lệ trứng ấp nở thành công từ 60% lên 75%/lứa, số lứa đẻ của trang trại chim từ 9 – 10 lứa/năm lên 11 – 12 lứa/năm, tăng sản lượng chim xuất chuồng từ 1.600 con/tháng lên 2.400 con/tháng, tăng lợi nhuận từ 24 – 36 triệu đồng lên 36 – 48 triệu đồng tuỳ theo tháng, ngoài ra còn tăng chất lượng chim thịt, giảm công chăm sóc, giảm thức ăn chăn nuôi.

    Ổ ghép 3 chim bồ câu non cho 1 cặp con bổ mẹ nuôi. Ảnh: Hải Tiến.

     

    Ông Hiệp đánh giá, so với nuôi một số loài gia súc, gia cầm khác, nuôi chim bồ câu cho lãi cao hơn và ổn định do giá chim bồ câu thịt trên thị trường ít lên xuống thất thường, chăn nuôi chim ít xảy ra dịch bệnh lớn.

     

    Trước đây ông Hiệp từng có thời gian dài chăn nuôi lợn. Vào các năm 2006 – 2019, trong trại của ông lúc nào cũng có 7 lợn nái và trên 150 lợn thịt nhưng do chăn nuôi trong trại hở, khó kiểm soát dịch bệnh nên nuôi lợn nhiều năm không để dư được đồng nào, còn bị dịch tả heo châu Phí “cuốn sạch” vào cuối năm 2019. May được nhà nước hỗ trợ thiệt hại, ông Hiệp dùng toàn bộ số tiền này cải tạo chuồng trại, mua chim bồ câu Pháp về nuôi và có được thu nhập đều đặn khoảng 500 triệu đồng mỗi năm từ đó đến nay.

     

    Nuôi chim an toàn sinh học

     

    Theo ông Hiệp, để tăng năng suất, chất lượng chim sinh sản phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học. Chuồng trại phải khô ráo, thoáng mát, đủ sáng, yên tĩnh, không bị gió lùa, không bị mèo, chuột hoặc rắn gây hại.

     

    Về con giống, nên chọn nuôi chim bồ cầu Pháp có thân hình cân đối, khoẻ mạnh, đuôi nhỏ, mỏ xẻ, lông mượt, mắt lanh lợi, không bị bệnh, không dị tật. Con trống phải đầu thô, ngực nở, khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp, khối lượng cơ thể lớn hơn con mái và có phản xạ gù mái thành thục. Con mái có đầu thanh nhỏ, khối lượng nhỏ hơn chim trống và khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng. Khi nuôi nhốt riêng mỗi đôi chim 1 ô chuồng, mỗi ô chuồng phải có máng ăn, bình uống, máng đựng thức ăn bổ sung (muối ăn, hạt sỏi, khoáng premix), ổ nuôi chim con và ổ đẻ kết hợp ấp trứng.

    Chim bồ câu thương phẩm đến kỳ xuất chuồng. Ảnh: Hải Tiến.

     

    Chim bố mẹ sinh sản 5 – 7 năm mới phải thay giống nhưng trong quá trình chăn nuôi vẫn cần theo dõi, thay thế kịp thời những con chim đẻ kém, vụng nuôi con, bị bệnh hoặc gầy yếu. Chim hậu bị bố mẹ nuôi được 4 – 5 tháng tuổi bắt đầu đẻ nhưng từ tháng thứ 7 trở lên mới đẻ đều. Lưu ý, 3 lứa trứng đầu tiên dùng làm thương phẩm, nhưng phải để chim ấp 4 – 5 ngày cho quen rồi mới lấy ăn.

     

    Thức ăn cho chim bồ câu gồm ngô, cám gà đẻ công nghiệp, mỗi loại khoảng 50% khối lượng nhưng phải thơm, mới, tơi khô, màu sắc đồng đều, không mối mọt, nấm mốc, không có mùi hoặc màu sắc khác lạ và còn hạn sử dụng.

     

    Cho chim ăn 2 lần vào thời gian cố định trong ngày, sáng từ 8 – 9h, chiều từ 14 – 15h. Tuỳ từng giai đoạn sinh trưởng của chim để cho ăn liều lượng phù hợp, thông thường khối lượng thức ăn bằng 1/10 trọng lượng cơ thể. Định kỳ cần bổ sung cho chim ăn thêm thóc mầm, hạt đỗ xanh hoặc đậu tương để chim tăng đẻ.

     

    Trước khi đưa trứng vào máy ấp phải lau trứng bằng khăn khô mềm cho sạch sẽ, chỉ chọn ấp những quả có trống khoẻ mạnh, kích thước đồng đều, không chọn trứng quá 5 ngày tuổi, trứng bị nứt, giập.

     

    Nhiệt độ phù hợp trong máy ấp trứng từ 37,3 – 37,5 độ C, độ ẩm 40 – 60%, phải xếp cho đầu to của quả trứng lên trên. Điều khiển cho máy đảo trứng tự động 1 – 2 giờ/lần, sau ấp 5 – 7 ngày phải soi kiểm tra để loại bỏ những quả trứng không phôi nhằm đảm bảo trứng nở đều, đạt tỷ lệ cao. Nếu nhiệt độ hoặc ẩm độ trong máy quá thấp hoặc quá cao so ngưỡng nêu trên, chim con nở ra sẽ yếu hoặc bị dị tật. Cần ghi chép cẩn thận ngày đẻ, ngày ấp từng quả trứng để tiện theo dõi và chăm sóc.

    Máy ấp trứng chim bồ câu. Ảnh: Hải Tiến.

     

    Để phòng ngừa dịch bệnh, cần đảm bảo chim được ăn sạch, uống sạch, ở sạch, thường xuyên khơi thông cống rãnh thoát nước, phát quang bụi rậm xung quanh chuồng trại. Định kỳ rắc vôi bột quanh khu vực chăn nuôi, đường ra vào trang trại, dọn vệ sinh chuồng chim hàng ngày, làm đệm lót sinh học dưới nền các dãy lồng nuôi chim.

     

    Định kỳ 2 – 3 ngày/lần thay mới rơm lót các ổ chim đẻ. Tiêm vacxin phòng bệnh đúng lịch thú y trên gia cầm. Chú ý những bệnh thường xảy ra như Newcastle, Ecoli, Salmonella và vào khi thời tiết giao mùa, ngày nồm ấm, độ ẩm không khí cao. Trong mùa đông cần cho chim ăn men tỏi để phòng bệnh tiêu chảy.

     

    Nguyễn Hải Tiến

    Nguồn: nongnghiep.vn

    “Nếu để tự nhiên, mỗi cặp chim bố mẹ một lứa nuôi 1 – 2 con chim thương phẩm cần 42 – 45 ngày, có thể còn hơn, trong đó có 18 – 20 ngày ấp nở, 25 – 30 ngày nuôi con, nhưng sau nuôi con 15 – 18 ngày chim mẹ sẽ đẻ tiếp, việc nuôi con tiếp theo chủ yếu do chim trống đảm nhiệm. Nếu dùng máy ấp trứng, phải đưa trứng giả vào ổ cho chim ấp, khi trứng trong máy nở con, lấy ra 3 con luồn ghép vào ổ cho chim bố mẹ nuôi ghép, đồng thời rút trứng giả ra, sửa sạch, phơi khô đưa vào ổ cho các đôi chim khác ấp”, theo ông Hiệp.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Vũ Anh Tuấn
  • Gà nhà em khoẻ

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.

    Sản phẩm doanh nghiệp