Các đơn vị liên ngành phối hợp và tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại thị trường nội địa, tổ chức chương trình bán hàng Tết, dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường.
Tối 8/2 và rạng sáng ngày 9/2, đoàn công tác các sở, ngành Tp. Hồ Chí Minh đã làm việc với Ban Quản lý và tiểu thương tại các chợ đầu mối nông sản thực phẩm trên địa bàn về việc chuẩn bị nguồn hàng phục vụ Tến Nguyên đán Mậu Tuất 2018.
Đoàn công tác liên ngành Thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh tại chợ đầu mối Hóc Môn. Ảnh: Thanh Vũ – TTXVN
Bên cạnh đó, nguồn hàng nhập chợ có thể tăng dần từ 4.500 tấn lên đến 7.500 tấn/ngày, tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm 2017, nên đảm bảo nguồn cung và khó xảy ra tình trạng thiếu hàng. Điển hình, lượng hàng rau củ, quả và trái cây nhập chợ Thủ Đức có thể đạt 7.000 – 7.500 tấn/ngày; trong đó, lượng rau dao động từ 2.700 – 3.000 tấn/ngày và lượng trái cây từ 4.300 – 4.500 tấn/ngày. Còn tổng lượng hoa tươi phục vụ Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 dao động ở mức 200 – 220 tấn/ngày.
Còn tại chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn, dự kiến lượng hàng nhập chợ này sẽ tăng khoảng 70% so với ước tính thực hiện ngày bình thường năm 2017, trong đó từ ngày 27 tháng Chạp âm lịch trở đi có thể nguồn hàng sẽ đạt lên đến 5.500 tấn/ngày, tăng 100% so với ngày thường. Qua khảo sát, đến thời điểm này các nhà vựa đã và đang có kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng dự trữ để phục tốt thị trường Tết và nắm bắt cơ hội tăng doanh thu trong dịp cuối năm.
Liên quan đến mặt hàng thịt lợn – một trong những ngành hàng chủ lực của mùa kinh doanh Tết, ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Quản lý và Kinh doanh chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn, cho biết nguồn lợn hơi tại các trang trại chăn nuôi đang ổn định sản lượng, nên hàng hoá về chợ dồi dào với lượng nhập chợ đạt 410 tấn/ngày. Ngoài ra, để kiểm tra chất lượng hàng hóa, Ban Quản lý An toàn thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh đã tổ chức Đội thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm trực tại chợ thực hiện giám sát, kiểm tra vệ sinh thú y.
Còn ở nhóm các mặt hàng trái cây chủ lực phục vụ Tết như bưởi, xoài, quýt, bưởi, thanh long… dự kiến nguồn cung có khả năng bị sụt giảm do ảnh hưởng của tình hình thời tiết thất thường. Song song đó, do cây trồng lâu năm và năm nhuận nên trái cây chín sớm đã ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng, làm tăng chi phí sản xuất do sâu bệnh gia tăng.
Mặc dù, vào các ngày cao điểm Tết, dự báo một số mặt hàng như: bưởi có thể đạt 150 – 170 tấn/ngày, xoài 100 – 120 tấn/ngày… nhưng giá bán sẽ tăng cao nếu thị trường hút hàng. Hiện, giá bưởi da xanh mua tại vườn có giá từ 70.000 – 75.000 đồng/kg, trong khi đó giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng tại Tp. Hồ Chí Minh ở mức từ 90.000 – 110.000 đồng/kg.
Trước bối cảnh trên, bà Nguyễn Huỳnh Trang, Phó Giám đốc Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh, đã yêu cầu Ban Quản lý các chợ đầu mối nông sản thực phẩm và thương nhân tăng cường các giải pháp bám sát diễn biến thị trường; cập nhật nhanh tình hình cung cầu, giá cả và nếu có biến động bất thường phải báo cáo nhanh về cơ quan chức năng để các đơn vị liên ngành kịp thời giải quyết. Trong công tác phục vụ Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, Ban Quản lý các chợ cần tiếp tục đẩy mạnh kiểm ra, giám sát nguồn gốc hàng hóa, chất lượng sản phẩm và đảm bảo các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm đối với các ngành hàng kinh doanh tại chợ.
Theo bà Nguyễn Huỳnh Trang, các chợ đầu mối nông sản thực phẩm trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh, chiếm 60% – 70% thị phần những ngành hàng rau củ, quả, thủy hải sản, thịt gia súc, thịt gia cầm… nên Ban Quản lý các chợ cần đặc biệt chú trọng kiểm soát nguồn cung các mặt hàng chủ lực này để phục vụ tốt mùa kinh doanh Tết. Ban Quản lý các chợ phải nâng cao năng lực dự báo thị trường, nhu cầu tiêu dùng nhằm kịp thời thông tin cho thương nhân, tiểu thương chủ động điều phối nguồn hàng, không để xảy ra hiện tượng khan hiếm hàng hóa cục bộ, tăng giá đột biến.
Mặt khác, các đơn vị liên ngành phối hợp và tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại thị trường nội địa, tổ chức các chương trình bán hàng Tết, dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường kết hợp hưởng ứng Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam./.
Mỹ Phương
Nguồn: TTXVN
- nhu cầu thực phẩm li>
- Dự báo nguồn cung thực phẩm li> ul>
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
Tin mới nhất
T5,14/11/2024
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất