Đến chợ gia cầm Hà Vỹ, xã Lê Lợi (huyện Thường Tín) vào những ngày này, cảm nhận đầu tiên là không khí mua bán tấp nập. Theo các tiểu thương ở đây, từ 23 tháng Chạp đến ngày áp Tết, sức mua mới tăng mạnh, nhưng năm nay nguồn cung dồi dào, nên giá cả sẽ ổn định hơn so với mọi năm.
Cán bộ thú y phun khử trùng gia cầm trước khi được đưa vào chợ.
Nhộn nhịp mua bán dù chưa phải cao điểm
Đến chợ gia cầm Hà Vỹ mới thấy được phần nào “sức nóng” của thị trường tiêu dùng mặt hàng này. Từ đầu cổng vào chợ, các xe tải nối đuôi nhau xếp hàng, còn bên trong các cửa hàng, người bán, người mua nhộn nhịp.
Sau cuộc điện thoại chốt đơn hàng cho một khách quen ở quận Hà Đông, bà Lê Thị Lương nói với phóng viên Báo Hànộimới: Thời điểm hiện tại, mỗi ngày cửa hàng bán ra 6-7 tạ gà ta, những ngày áp Tết có thể bán tới 1-2 tấn, tùy theo nhu cầu tiêu dùng của thị trường.
“Cao điểm buôn bán ở chợ này là từ ngày 23 tháng Chạp đến ngày áp Tết. Mặc dù vất vả, phải đi đêm mua hàng ở các tỉnh về, rồi cả ngày bán, chốt đơn hàng, nhưng tôi cảm thấy rất vui vì cả năm cũng chỉ trông chờ vào tháng Tết. Năm nay nguồn cung gia cầm dồi dào, giá cả ổn định, nên việc kinh doanh cũng thuận lợi hơn” – bà Lương cho biết thêm.
Còn theo chị Nguyễn Thị Huyền, một tiểu thương tại chợ, thường thì những ngày cận Tết, người mua đông hơn, nên giá cũng nhích lên. Thời điểm này, giá gà ta loại ngon dao động từ 100.000 đến 120.000 đồng/kg, tăng khoảng 10.000-20.000 đồng/kg so với tháng 12-2020. Để có nguồn hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, cửa hàng đã ký hợp đồng với các trang trại chăn nuôi gia cầm ở miền Bắc và miền Nam từ cách đây 1 tháng…
Về sức mua và giá cả thị trường gia cầm Tết năm nay, Trưởng ban Quản lý chợ gia cầm Hà Vỹ Lê Thanh Bình cho biết, tại chợ có 162 ki-ốt bán hàng và sẽ hoạt động đến chiều 30 Tết. Hiện tại, mỗi ngày chợ gia cầm Hà Vỹ tiêu thụ từ 40 đến 50 tấn gà, 25 tấn vịt, còn những ngày giáp Tết Nguyên đán, sức tiêu thụ có thể gấp đôi.
Chợ gia cầm Hà Vỹ vào vụ tiêu thụ lớn nhất năm.
Tăng cường kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh
Là chợ gia cầm lớn nhất khu vực phía Bắc, những năm qua, công tác phòng, chống dịch bệnh tại chợ Hà Vỹ được thành phố đặc biệt quan tâm.
Theo ông Nguyễn Bá Xuân, phụ trách Chốt kiểm dịch động vật liên ngành số 5 của thành phố, tất cả các hộ kinh doanh tại chợ đều được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm và thực hiện ký cam kết không buôn bán gia cầm, thủy cầm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Gia cầm, thủy cầm vận chuyển về chợ đều được chốt kiểm tra chặt chẽ niêm phong, kẹp chì… Phương tiện vận chuyển cũng được phun thuốc khử trùng trước khi vào chợ… “Có lẽ vì thế, kể từ khi đi vào hoạt động năm 2011 đến nay, tại chợ Hà Vỹ chưa ghi nhận trường hợp dịch bệnh cúm gia cầm nào”, ông Xuân cho biết.
Cũng về vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND xã Lê Lợi Nguyễn Đăng Thênh cho biết, xã phối hợp với các lực lượng chức năng tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh ở chợ về nguy cơ lây lan của dịch bệnh để các tiểu thương chủ động phòng, chống; đồng thời yêu cầu 100% hộ kinh doanh tại chợ ký cam kết kinh doanh hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Từ nay đến Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, lượng gia cầm về chợ Hà Vỹ tiếp tục tăng cao, mặt khác, thời tiết diễn biến phức tạp, rét đậm, rét hại có thể xảy ra và vào mùa xuân thường kèm theo mưa phùn, sẽ làm giảm sức đề kháng của vật nuôi…, do đó dễ phát sinh dịch bệnh cúm gia cầm.
Để kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc xuất xứ gia cầm từ các tỉnh, thành phố đưa về chợ tiêu thụ và bảo đảm phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội đã yêu cầu Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Thường Tín phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, Ban Quản lý chợ gia cầm Hà Vỹ kiểm soát 24/24 giờ tất cả xe chở gia cầm ra, vào chợ, nếu không có giấy chứng nhận kiểm dịch, không rõ nguồn gốc xuất xứ phải xử lý vi phạm hành chính theo quy định. Cùng với đó tiến hành dọn dẹp vệ sinh môi trường hằng ngày sau mỗi buổi chợ để hạn chế mầm bệnh phát sinh và định kỳ một lần/tháng, đóng cửa chợ để tổ chức phun thuốc tiêu độc, khử trùng…
NGỌC QUỲNH
Báo Hà Nội Mới
- chợ gia cầm li> ul>
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
Tin mới nhất
T7,28/12/2024
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất