Đó là khẳng định của ông Đoàn Xuân Trúc, phó Chủ tịch thường trực kiêm tổng Thư ký Hội Chăn nuôi Việt Nam, về phương hướng, kế hoạch hoạt động những tháng cuối năm 2015 của Hội Chăn nuôi Việt Nam.
Nhiều chuyển biến tích cực
Năm 2015 được cho là năm có nhiều ý nghĩa quan trọng với ngành chăn nuôi Việt Nam, bởi Việt Nam tham gia ký kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Những hiệp định này tác động rất mạnh đến ngành chăn nuôi Việt Nam. Bên cạnh đó, tình hình chăn nuôi trong nước cũng nhiều biến động: thời tiết khắc nghiệt (nắng nóng, khô hạn) ở nhiều nơi, giá cả bấp bênh, đầu ra cho sản phẩm khó khăn, cạnh tranh ngày càng quyết liệt…
Nhận thấy điều đó, ngay từ đầu năm, Ban Thường vụ Hội Chăn nuôi Việt Nam đã có nhiều cố gắng, đoàn kết, quan tâm triển khai nhiều hoạt động mới của Hội. Sáu tháng đầu năm 2015, hoạt động Hội đạt nhiều kết quả khả quan. Hội đã tổ chức thành công Hội nghị Ban chấp hành lần thứ tư, tại TP Hồ Chí Minh ngày 18/3/2015 và Hà Nội 28/3/2015. Hội đã kết nạp thêm 7 hội viên, trong đó 6 hội viên tập thể, gồm 2 tỉnh Hội, 1 hiệp hội ngành nghề cấp tỉnh, 1 chi hội trực thuộc Trung ương Hội, 2 doanh nghiệp và 1 hội viên cá nhân. Bầu bổ sung 1 ủy viên thường vụ và 1 phó chủ tịch Hội.
Với nhiệm vụ tư vấn, phản biện nhiều vấn đề, chính sách liên quan lĩnh vực chăn nuôi, thú y, Hội đã tư vấn Bộ NN&PTNT về thực hiện các đề án: Tái cơ cấu ngành chăn nuôi đến năm 2020; Xúc tiến đầu tư vào ngành chăn nuôi; góp ý dự thảo thông tư do các Cục Chăn nuôi, Cục Thú y soạn thảo; góp ý kiến cho các Bộ Công thương, Bộ Tài chính về nội dung liên quan ngành chăn nuôi khi tiến hành đàm phán hiệp định thương mại song phương, đa phương; tham luận tại Hội nghị Doanh nghiệp Nông nghiệp do VCCI tổ chức,…
Hệ thống Hội Chăn nuôi Việt Nam hiện có hơn 15.000 hội viên; trong đó nhiều hội viên là chủ trang trại, hộ chăn nuôi quy mô nhỏ, gặp nhiều khó khăn trong sản xuất. Để kịp thời cung cấp thông tin, phổ biến kiến thức cho hội viên, Hội đã cùng nhiều đơn vị, cơ quan ban ngành, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, chuyển giao công nghệ và phối hợp tổ chức một số cuộc hội thảo (Cùng Tổng hội Nông nghiệp tổ chức hội thảo “Phát triển chăn nuôi bền vững, Chủ động hội nhập kinh tế”; tham gia hội thảo “Tổng kết hoạt động triển khai Quy trình chăn nuôi tốt (GAHP) cho chăn nuôi lợn, gà an toàn trong nông hộ” của dự án LIPSAP; bảo trợ Hội nghị Khoa học toàn quốc về chăn nuôi – thú y (tháng 5/2015), cùng Công ty Full Lead Biotechnology (Malaysia) hội thảo về xử lý phân và chất thải chăn nuôi,…
Trong hoạt động hợp tác quốc tế, Hội đã tham gia nhiều các hoạt động do đại sứ quán, tổ chức quốc tế, công ty nước ngoài tổ chức; làm việc với World Bank, IFC, OXFAM,…
Hội Chăn nuôi Việt Nam luôn chú trọng công tác kiện toàn tổ chức ở mọi cấp hội
Chủ động để hội nhập
Ông Đoàn Xuân Trúc cho biết, những tháng cuối năm 2015, ngành chăn nuôi phải chịu nhiều sức ép do tiêu thụ sản phẩm chậm, giá thấp, thời tiết diễn biến phức tạp; ngành chăn nuôi đang từng bước hội nhập kinh tế thế giới; song nhiều hội viên là doanh nghiệp, chủ trang trại, hộ chăn nuôi còn rất thiếu thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế.
Bên cạnh đó, nhiều tỉnh chưa có tỉnh Hội (35/63); một số tỉnh, thành phố, chi hội hoạt động thiếu hiệu quả nên ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển ngành chăn nuôi tại địa phương. Hoạt động của các ban công tác còn yếu; Trung tâm CAAT còn lúng túng và bị động về kế hoạch hoạt động,… Đó là những tồn tại cần khắc phục để không ảnh hưởng đến hoạt động chung của Hội năm 2015.
Để hoạt động những tháng cuối năm đạt kết quả tốt, các cấp Hội đang gắng kiện toàn công tác tổ chức, kết nạp hội viên mới. Hội tiếp tục hướng dẫn để tỉnh Bến Tre và tỉnh Đắc Lăk xúc tiến lập Hội Chăn nuôi & Thú y tỉnh, hoạt động từ 1/1/2016; xúc tiến vận động thành lập các Hội Chăn nuôi & Thú y ở một số tỉnh (Hà Nam, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ninh, Thái Nguyên…); vận động một số doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi quy mô lớn (kể cả các công ty có vốn nước ngoài) tham gia là thành viên của Hội từ năm 2016.
Tích cực góp ý kiến vào các văn bản của các bộ, ngành liên quan chăn nuôi, thú y, nhất là trong công tác quản lý giống vật nuôi, xử lý ô nhiễm môi trường chăn nuôi, an toàn thực phẩm, hội nhập kinh tế quốc tế… Đây là những vấn đề sống còn của ngành chăn nuôi.
Tư vấn đề xuất, kiến nghị với các Bộ, ngành về tạo điều kiện cho hoạt động nhiều hơn, hiệu quả hơn của các tổ chức Hội, Hiệp hội ngành nghề trong quá trình sản xuất và hội nhập.
Mở rộng tăng cường hợp tác quốc tế; phối hợp với các doanh nghiệp đơn vị trong và ngoài nước tổ chức các hội nghị, hội thảo nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành chăn nuôi. Trong tháng 10 sẽ tổ chức Hội thảo “Tác động của TPP và Hội nhập quốc tế với ngành chăn nuôi, giải pháp để chủ động hội nhập” và Hội thảo “Các giải pháp xử lý chất thải trong trang trại chăn nuôi”, dự kiến địa điểm tại khu vực Đồng bằng sông Hồng và ở Hà Nội.
Tiếp tục tư vấn cho doanh nghiệp và hợp tác xã dịch vụ chăn nuôi, xây dựng hệ thống chuỗi liên kết giá trị khép kín trong chăn nuôi, nhằm giảm khâu trung gian, giảm chi phí, nâng cao năng suất vật nuôi, góp phần hạ giá thành, tăng hiệu quả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi nước ta. Cung cấp kịp thời chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về mọi mặt của ngành chăn nuôi, thông qua cơ quan thông tin đại chúng. Đặc biệt, trong tháng 9, Hội cho ra mắt bạn đọc Đặc san Chăn nuôi Việt Nam, nhằm cung cấp thông tin đầy đủ hơn về ngành chăn nuôi, nhất là trong hoàn cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay.
Tuyết Mai
Hội Chăn nuôi Việt Nam hiện có 94 hội viên tập thể, gồm 28 tỉnh, thành Hội; 22 chi hội trực thuộc Trung ương Hội; 44 hội viên tập thể khác. Hội viên của Hội là các đơn vị, doanh nghiệp, chủ trang trại, nông hộ hoạt động trong ngành chăn nuôi. Tổng số hội viên của Hội đến nay trên 15.000 người.
- Chi bộ cơ quan Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ 2025 – 2027
- Hội Chăn nuôi Việt Nam thăm và làm việc tại Viện Chăn nuôi
- 9 Hội/Hiệp hội kiến nghị Tổng Bí thư Tô Lâm bỏ công bố hợp quy sản phẩm hàng hóa
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Chuyển mình trong kỷ nguyên mới
- Sửa đổi Luật TCQC và Luật CLSP: Cơ hội tháo gỡ những nút thắt, bất cập
- Phát sinh hàng trăm nghìn tỷ đồng và hàng triệu ngày chờ đợi của doanh nghiệp, VUSTA kiến nghị Quốc hội bỏ hợp quy sản phẩm
- Chủ tịch VUSTA chúc Tết Hội Chăn nuôi Việt Nam: Kỳ vọng ngành phát triển mạnh mẽ
- Lời tri ân từ MiXscience Asia
- Hội Chăn nuôi Việt Nam: Phản biện chính sách vì quyền, lợi ích hợp pháp của người chăn nuôi và doanh nghiệp
- GS DD, TS. Nguyễn Thị Hương được bầu làm Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Thú y Việt Nam
Tin mới nhất
T5,03/04/2025
- Xuất khẩu thịt bò của New Zealand tháng 2/2025 tăng 18,2%
- Diễn biến giá thịt lợn quý I/2025 tăng sớm và tăng nhanh
- Năm 2025 gạo, thịt gia cầm, trứng gia cầm bình ổn thị trường giảm 1.000-2.000 đồng
- Mỹ trở thành thị trường nhập khẩu lớn thứ 4 của Đồng Nai
- Ông Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng với hàng chục nền kinh tế
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- Việt Nam sắp nhập thịt bò từ Belarus
- Lợn ăn bột chè xanh giúp tăng đề kháng, thịt thơm ngon
- Xuất khẩu thịt lợn của Brazil tháng 2/2025 đạt mức cao kỷ lục
- ‘Bão’ giá lợn càn quét: Kinh nghiệm bình ổn giá của Trung Quốc
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
Bình luận mới nhất