[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Từ năm 2019, bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện đã khiến ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam mất trên 6 triệu con lợn do bị mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy. Tính đến ngày 25/11/2024, cả nước đã xảy ra 1.538 ổ dịch, tại 48 tỉnh, thành phố làm 88.258 con lợn bị chết và tiêu hủy.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo
Ngày 26/11, tại Hà Nội, Cục Thú y, Bộ NN&PTNT phối hợp cùng Tổ chức Thú y thế giới (WOAH) tổ chức “Hội thảo quốc tế về bệnh dịch tả lợn châu Phi trong khu vực các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 4”.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, hiện nay tổng đàn lợn tại Việt Nam đạt trên 30 triệu con, lớn thứ 6 trên thế giới. Tuy nhiên, chăn nuôi lợn của Việt Nam đang phải đối diện với nhiều thách thức; trong đó có các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên lợn, đặc biệt là bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Bộ NN&PTNT đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật để phòng, chống dịch bệnh này; đặc biệt tham mưu trình Chính phủ ban hành Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi giai đoạn 2020 – 2025; Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 14/7/2024 về việc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi; Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 6/11/2024 về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi. Hiện nay, Bộ NN&PTNT đang trình Chính phủ ban hành Nghị định về cơ chế hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật, trong đó có bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Đặc biệt, Việt Nam đã nghiên cứu và sản xuất, thương mại thành công 2 loại vắc xin phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi của Công ty NAVETCO và Công ty AVAC. Những vắc xin này đang được sử dụng tại Việt Nam và xuất khẩu tại một số quốc gia.
Ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y chia sẻ, đến nay, Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vắc xin dịch tả lợn châu Phi. Tại các địa phương đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… sau 1-2 tháng sử dụng vắc xin, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt. Qua đó cho thấy, việc sử dụng vắc xin phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi là rất quan trọng và cần thiết.
Ông Nguyễn Văn Long cho biết, cách đây khoảng 3 tuần, Philippines đã chính thức cho phép sử dụng vắc xin dịch tả lợn châu Phi vào trong chiến lược phòng chống bệnh này. Trước khi có quyết định này, cơ quan chức năng của Philippines cũng đã có những đánh giá rất thận trọng trong gần 2 năm mới quyết định cấp phép và cho phép sử dụng. Qua đó cho thấy, vắc xin dịch tả lợn châu Phi của Việt Nam đã đáp ứng yêu cầu về khoa học kỹ thuật; phù hợp với các quy định quốc tế về sản xuất vắc xin, trong đó có quy định của Tổ chức Thú y Thế giới; quy định của nước nhập khẩu.
Hiện WOAH và FAO đang phối hợp với Việt Nam để tiến hành đánh giá việc sử dụng vắc xin trên toàn lãnh thổ Việt Nam cũng như các nước trong khu vực là Philippines. Hiện nay, trên thế giới bệnh dịch tả lợn châu Phi vẫn đang diễn biến rất phức tạp ở trên 40 quốc gia, vùng lãnh thổ; riêng khu vực Đông Nam Á có 9 quốc gia.
Hội thảo diễn ra trong 3 ngày (26-28/11) là cơ hội giúp các đại biểu tập trung thảo luận về các vấn đề: (1) Cập nhật tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi trên thế giới và trong khu vực, đánh giá nguy cơ bệnh dịch tả lợn châu Phi và các biện pháp phòng, chống bệnh tại Đông Nam Á; (2) Trao đổi về những lợi thế, khó khăn, bài học thực tế trong công tác kiểm soát bệnh dịch tả lợn châu Phi và giải pháp; (3) Giới thiệu về các công cụ, biện pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi; (4) Thảo luận để xây dựng, phát triển kế hoạch triển khai Chiến lược phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi tại khu vực ASEAN (viết tắt là AAPCS); (5) Thống nhất những cấu phần cơ bản, mục tiêu của các chỉ số giám sát, đánh giá chất lượng kết quả khung Chiến lược AAPCS.
Các đại biểu cũng đánh giá tiến triển phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là liên quan đến nghiên cứu, sản xuất và sử dụng vắc xin dịch tả lợn châu Phi của Việt Nam và Philippines.
Tại hội thảo, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đã trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Nông nghiệp và Phát triển nông thôn” cho ông Ronello Casio Abila, Trưởng đại diện Văn phòng Tổ chức Thú y thế giới (WOAH) khu vực Đông Nam Á với những cống hiến không ngừng của ông cho ngành thú y của Việt Nam.
Thu Hằng
- Năm 2024, giá trị sản xuất chăn nuôi tăng 5,4%
- Không tiếp cận được thuế suất thuế NK 1% cho khô dầu đậu tương, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai gửi công văn lên Chính phủ
- VUSTA kiến nghị sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Tiêu thụ thịt lợn ở Achentina năm 2024 đạt mức cao kỷ lục
Tin mới nhất
T2,06/01/2025
- Năm 2024, giá trị sản xuất chăn nuôi tăng 5,4%
- Không tiếp cận được thuế suất thuế NK 1% cho khô dầu đậu tương, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai gửi công văn lên Chính phủ
- VUSTA kiến nghị sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Tiêu thụ thịt lợn ở Achentina năm 2024 đạt mức cao kỷ lục
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất