[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Cần phát huy vai trò của các hiệp hội lĩnh vực chăn nuôi trong điều tiết sản lượng, tiêu chuẩn hóa và đồng đều hóa; tăng cường kết nối, hợp tác trong xây dựng chuỗi liên kết bền vững.
- Hà Nội: Phấn đấu 80% sản phẩm chăn nuôi sản xuất theo chuỗi liên kết, khép kín
- Sinh kế bền vững từ nuôi vịt theo chuỗi giá trị
- Chuỗi liên kết trong chăn nuôi: Sẽ phát triển mạnh mẽ?
Chăn nuôi là trụ đỡ của ngành nông nghiệp
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, ngành chăn nuôi có những bước phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng ấn tượng khi suốt 10 năm qua đạt mức tăng trưởng ổn định từ 4-6%. Tổng đàn heo cả nước đạt 28,6 triệu con, tăng 8,8% so với cùng kỳ, sản lượng thịt hơi 3,2 triệu tấn. Tổng đàn gia cầm 533,4 triệu con, tăng 3,8% so với cùng kỳ, sản lượng thịt hơi gần 1,5 triệu tấn và 13,4 tỷ quả trứng.
Giai đoạn 2010-2021, sản lượng thịt các loại tăng 1,7 lần, trứng tăng 2,7 lần, sữa tươi tăng 4 lần, thức ăn chăn nuôi công nghiệp tăng hơn 2 lần. Sản lượng thịt, trứng, sữa cơ bản đáp ứng nhu cầu của gần 100 triệu người dân và 17 triệu khách du lịch hằng năm. Dự tính năm 2022, cả nước sẽ đạt hơn 7 triệu tấn thịt. Ngành chăn nuôi là trụ đỡ lớn của nông nghiệp khi chiếm 25,2% tổng giá trị toàn ngành.
9 tháng đầu năm 2022, đàn lợn hiện có quy mô rất lớn, đạt 28,6 triệu con, sản lượng thịt hơi 3,23 triệu tấn. Đàn gia cầm 533,4 triệu con, tăng 3,8% so với cùng kì, trong đó gà chiếm 80%. Tổng đàn trâu 2,27 triệu con, giảm 1,1% nhưng thịt hơi tăng lên 88.000 tấn; bò 6,41 triệu con, tăng 3,4% so với cùng kì…
Ông Nguyễn Xuân Dương – Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam nhận định, hiện, ngành chăn nuôi đã có định hướng chiến lược, kế hoạch, giải pháp cụ thể và cơ sở hành lang pháp lý tương đối đầy đủ. Lĩnh vực chăn nuôi có thể chia các ngành hàng lớn, mang tính chủ đạo, ví dụ thịt lợn, thịt và trứng gia cầm; thịt trâu bò và sữa; nuôi yến; nuôi ong. Từ đó xây dựng chiến lược phát triển theo chuỗi cho từng ngành hàng một cách chi tiết, cụ thể.
“Trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới, ngành chăn nuôi cũng chịu ảnh hưởng từ các mặt hàng nhập khẩu. Do đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Chăn nuôi phải có đánh giá cụ thể từng ngành hàng, từ đó xác định rõ quy mô, xu thế tiêu dùng trong thời đại mới”, ông Nguyễn Xuân Dương kiến nghị.
Phát huy vai trò các hiệp hội
Tuy ngành chăn nuôi đang đóng vai trò trụ cột của toàn ngành Nông nghiệp nhưng chăn nuôi trong nước vẫn chưa phát triển xứng với tiềm năng. Ngành chăn nuôi trong nước còn gặp nhiều thách thức như: dịch bệnh truyền nhiễm, biến đổi khí hậu, thiên tai và đặc biệt là biến động về thị trường nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, biến động thị trường sản phẩm; sự chênh lệch giữa doanh nghiệp có vốn FDI và doanh nghiệp trong nước…
Theo ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, ngành chăn nuôi còn nhiều dư địa phát triển bởi có thị trường tiêu thụ lớn gồm thị trường trong nước với hơn 100 triệu dân, đồng thời gần với thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, yêu cầu phải xây dựng ngành chăn nuôi chú trọng chất lượng giá trị, đáp ứng nhu cầu ăn ngon, ăn sạch ngày càng cao. Việc này đòi hỏi cần xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng chăn nuôi chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường, kinh tế tuần hoàn theo hướng sinh thái xanh, bền vững theo chuỗi…
Tính đến hết quý I-2022, cả nước có 69 hội, hiệp hội thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ NN-PTNT. Trong đó, lĩnh vực chăn nuôi, thú y có 14 hội và hiệp hội, chiếm 20%. Thời gian qua, các hiệp hội có vai trò nhất định trong việc phản biện chính sách, là nơi tập hợp các doanh nghiệp, làm cầu nối giữa cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp, người chăn nuôi. Để ngành chăn nuôi phát triển xứng tầm cần phát huy vai trò của các hiệp hội ngành hàng trong lĩnh vực chăn nuôi.
Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó chủ tịch Hiệp hội Trang trại Việt Nam đặt vấn đề, các doanh nghiệp trong nước chưa thấy được lợi ích khi gia nhập hiệp hội, khiến số lượng thành viên của nhiều đơn vị có xu hướng teo tóp. Điều này khác với mô hình hoạt động của quốc tế. Để khắc phục điểm nghẽn này, thứ nhất, các hiệp hội cần đẩy mạnh liên kết theo chiều ngang, cụ thể là với nhóm HTX, nông hộ nhỏ lẻ. Hai là, phối hợp với Cục Chăn nuôi sớm xây dựng mã định danh cho cơ sở chăn nuôi, đảm bảo công tác truy xuất nguồn gốc. Ba là, cơ quan quản lý nhà nước có thêm định hướng điều tiết thị trường, tránh việc quá chú trọng vào giá trị xuất khẩu, nhằm tăng tính cạnh tranh tại thị trường nội địa.
Cùng quan điểm, ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam kiến nghị, Bộ NN-PTNT cần tạo cơ chế thuận lợi cho các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp phát triển tương xứng. Khi chưa có luật về hiệp hội ngành hàng, đề nghị Bộ ban hành quy chế, cơ chế làm việc với các hiệp hội trong lĩnh vực nông nghiệp. Hằng quý, Bộ và các đơn vị họp với hiệp hội ngành hàng để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh, có số liệu chính xác, qua đó lắng nghe kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp. Giải quyết các thủ tục hành chính nhanh gọn hơn; quan tâm, quyết liệt hơn nữa để doanh nghiệp nội đủ sức cạnh tranh với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài…
Tổ chức sản xuất các ngành hàng sản phẩm chăn nuôi theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại và hiệu quả gắn với các chuỗi liên kết, trong đó phát huy vai trò chủ đạo của doanh nghiệp, hiệp hội và hợp tác xã.
Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đủ khả năng đầu tư vào ngành chăn nuôi theo chuỗi khép kín và hỗ trợ, dẫn dắt người chăn nuôi sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường. Chú trọng củng cố và phát triển mô hình hợp tác xã kiểu mới trong lĩnh vực chăn nuôi làm cầu nối giữa các nông hộ, trang trại với các doanh nghiệp lớn và thị trường. Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của các hội, hiệp hội ngành hàng chăn nuôi phù hợp với nền kinh tế thị trường, trong đó, hội, hiệp hội phải thực sự là đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên, là đầu mối tạo diễn đàn kết nối các nhà quản lý, khoa học, doanh nghiệp và người chăn nuôi trong nước và quốc tế. (Trích: Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2040) |
Bình Nguyên
ÔNG PHÙNG ĐỨC TIẾN (THỨ TRƯỞNG BỘ NN&PTNT): KHÔNG ĐỂ HIỆP HỘI NÀO ĐỨNG NGOÀI CUỘC, KHÔNG BỎ LẠI DOANH NGHIỆP PHÍA SAU
Theo ông Phùng Đức Tiến – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành chăn nuôi đã có khung thể chế tương đối hoàn thiện gồm: Luật Chăn nuôi, 3 Nghị định, 5 Thông tư, 1 Chiến lược phát triển ngành, 1 Chiến lược phát triển bền vững ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Chăn nuôi chiếm 25,2% tổng giá trị toàn ngành nông nghiệp, tăng trưởng ổn định từ 4 – 6% suốt 10 năm qua. Như vậy, về cơ bản, chúng ta đã hình thành không gian cho ngành chăn nuôi.
Tuy nhiên, ngành chăn nuôi nước ta còn gặp những thách thức về dịch bệnh truyền nhiễm, biến đổi khí hậu và thiên tai, biến động thị trường nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, biến động thị trường sản phẩm… Sự chênh lệch giữa doanh nghiệp có vốn FDI và doanh nghiệp trong nước.
Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, ngân sách đầu tư từ khối FDI hàng năm lên tới gần 4 tỷ USD. Nhóm này cũng là động lực xuất siêu chính của toàn ngành nông nghiệp, trong khi khối nội lại đang trong cảnh nhập siêu.
Tạo lập hệ sinh thái giữa cơ quan quản lý và hiệp hội chăn nuôi nhằm cùng nhau xây dựng chuỗi giá trị ngành chăn nuôi, ông Phùng Đức Tiến nhấn mạnh tinh thần “không để hiệp hội nào đứng ngoài cuộc, không bỏ lại doanh nghiệp nào phía sau”. Với cam kết chủ động, phối hợp, sát cánh cùng hiệp hội, ông Phùng Đức Tiến đề nghị các doanh nghiệp sản xuất cùng nhóm mặt hàng, các doanh nghiệp thuộc cùng chuỗi giá trị tăng cường kết nối, hợp tác, thực hiện bằng được mục tiêu đề ra trong chiến lược phát triển ngành.
Bình Nguyên
- Chuỗi chăn nuôi li>
- Liên kết chuỗi chăn nuôi li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Tôi muốn liên kết để mở trại nuôi lợn, gà.