Sinh kế bền vững từ nuôi vịt theo chuỗi giá trị - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Sinh kế bền vững từ nuôi vịt theo chuỗi giá trị

    “Cán bộ Tầm nhìn[1] lại đến thăm vịt đấy à? Vịt dễ nuôi và nhanh lớn lắm chú à” bà Bun gọi vọng ra từ sân nhà khi thấy bóng chiếc áo cam của cán bộ Tổ chức World Vision Việt Nam tới kiểm tra định kì đàn vịt của gia đình.

     

    Gia đình bà Hà Thị Bun (huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá) là một trong những nông hộ có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ vịt giống và các vật tư chăn nuôi trong Chương trình Hợp tác Thúc đẩy Chăn nuôi theo Chuỗi giá trị của Tập đoàn Mavin và Tổ chức World Vision Việt Nam phối hợp thực hiện tại tỉnh Thanh Hoá.

     

    Gánh lo tuổi xế chiều

     

    Dù tuổi đã cao nhưng bà Bun vẫn luôn canh cánh trong lòng làm sao để chăm lo và chữa bệnh cho đứa cháu nhỏ. Thương cháu gái bị bệnh tim bẩm sinh, mới chín tuổi đã phải chứng kiến cảnh bố mẹ li hôn, bà Bun cố gắng đi làm thuê để có tiền trang trải chi phí sinh hoạt và mua thuốc cho cháu. Ai thuê gì làm nấy, nên nguồn thu nhập của gia đình rất đỗi bấp bênh, cuộc sống vô cùng vất vả.

    Bà Hà Th Bun đã nắm được cách cho vịt ăn theo định lượng dinh dưỡng hàng ngày, nhờ đó đàn vịt khỏe mạnh, lớn nhanh

     

    Cùng cảnh tuổi xế chiều nhưng vẫn phải gánh vác việc nuôi con, nuôi cháu, hai vợ chồng bà Vi Thị Tý (huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá) cũng phải đôn đáo làm thuê, cuốc mướn để kiếm tiền nuôi sống bản thân và chăm sóc cháu gái nhỏ có bố mẹ đi làm ăn xa. Làm lụng vất vả tối ngày nhưng vẫn không đủ ăn, ông bà chật vật lắm mới lo được bữa cơm trắng với rau măng rừng, vài ba tháng mới có tiền để mua chút thịt, cá. Chính vì ăn uống thiếu dinh dưỡng như vậy mà cháu Ánh Phương của ông bà đã bị chẩn đoán suy dinh dưỡng nặng.

     

    Hướng đi mới từ Dự án hỗ trợ sinh kế

     

    Đầu năm 2022, gia đình bà Bun, bà Tý và gần 120 hộ gia đình khác trên địa bàn huyện Thường Xuân được lựa chọn tham gia Chương trình Hợp tác Thúc đẩy Chăn nuôi theo Chuỗi giá trị của Tập đoàn Mavin và World Vision Việt Nam. Đây là nỗ lực chung của các bên để cải thiện hoàn cảnh sinh kế của các hộ gia đình, từ đó, mang lại cơ hội học tập và sinh hoạt tốt hơn cho trẻ em trên địa bàn.

    Bà Vi Thị Tý đã có thể theo dõi dấu hiệu sức khỏe của vịt, nắm được các mốc tiêm vắc xin

     

    Trong khuôn khổ Chương trình Hỗ trợ sinh kế này, mỗi hộ gia đình được tài trợ 100 con vịt giống kèm thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và vắc xin. Bên cạnh đó, họ còn được chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi theo quy trình khép kín “Từ Nông trại tới Bàn ăn” của Tập đoàn Mavin. 

     

    “Thú thật là trước đây tôi chưa từng nuôi giống vịt này, mà cũng chưa từng nuôi nhiều vịt như thế bao giờ. Chúng tôi chỉ nuôi tầm mười con vịt địa phương rồi nhà có gì sẽ cho ăn nấy thôi. Vậy nên, khi biết sẽ được nhận 100 con vịt, tôi cũng lo lắm, không biết mình có nuôi nổi không. Nhưng rồi nhờ sự động viên của người thân và bà con lối xóm, bản thân cũng được cán bộ kỹ thuật của Mavin hướng dẫn tận tình cách nuôi, chăm sóc vịt mà tôi dần cảm thấy tự tin hơn. Thấy đàn vịt lớn nhanh, khoẻ, tôi vui lắm. Hy vọng đây sẽ là khởi đầu mới cho gia đình tôi, giúp chúng tôi có đồng ra đồng vào để chữa bệnh cho cháu gái, nuôi cháu lớn lên mạnh khoẻ và học hành đến nơi đến chốn”, bà Bun mở lòng.

     

    Xuyên suốt Chương trình, gia đình bà Bun, bà Tý và các nông hộ khác được hướng dẫn úm vịt, tiêm vắc xin đúng thời điểm, nhận biết các dấu hiệu về sức khỏe của vịt và cho vịt ăn theo bảng định lượng từng ngày phát triển. Nhờ sự đồng hành sát sao này, đàn vịt của các nhà lớn rất nhanh và cho trọng lượng trung bình mỗi con đạt 3 kg sau 50 ngày.

    Xuyên sut Chương trình, cán b Mavin và World Vision Vit Nam thường xuyên t chc các chuyến thăm thc địa, tư vn tn tình cho các h dân chăm sóc vt đúng cách

     

    Không chỉ dừng lại ở đó, đến ngày xuất chuồng, cán bộ Tập đoàn Mavin và World Vision Việt Nam còn giới thiệu thương lái đến tận nhà các hộ dân để thu mua vịt. Với số tiền thu về, bà Tý khấp khởi vui mừng khi có thể mua được quần áo mới và sữa cho cháu. Bà cũng giữ lại một số vịt nhỏ để nuôi lấy thịt, giúp cải thiện bữa cơm cho cả gia đình và đặc biệt là dinh dưỡng cho cháu nhỏ.

     

    Còn với bà Bun, số tiền bán vịt tuy không quá lớn nhưng đã giúp bà trả được món nợ lâu năm của gia đình và các khoản thuốc men của cháu gái. “Sau khi bán vịt và trang trải nợ nần, tôi đã có thể mua được cho cháu một chiếc bàn học mới. Đây là mơ ước của cháu bấy lâu mà mãi tận bây giờ tôi mới thực hiện được. Số tiền còn lại, tôi sẽ tiếp tục mua vịt giống để chăn nuôi. Giờ tôi tự tin hơn rất nhiều vì đã nắm vững kỹ thuật và trực tiếp trải nghiệm hiệu quả của mô hình chăn nuôi này. Tôi tin rằng nếu mình tiếp tục lao động chăm chỉ và không ngừng cố gắng học hỏi, tương lai của gia đình tôi sẽ ngày một tốt hơn”, bà Bun phấn khởi chia sẻ.

    Bà Hà Th Bun vui mng khi vt ln nhanh, khe mnh

     

    Ông Hồ Văn Hùng, đại diện Ban Quản Lý dự án huyện Thường Xuân chia sẻ: “Nhờ có sự hỗ trợ của World Vision Việt Nam và Tập đoàn Mavin mà người dân tại đây được trang bị thêm kiến thức và nâng cao kỹ năng chăn nuôi. Chỉ sau một năm triển khai Chương trình tại Thường Xuân, người dân đã thấy được kết quả khả quan và mạnh dạn đầu tư để thúc đẩy chăn nuôi, phát triển kinh tế tại địa phương, từ đó góp phần cải thiện an sinh cho trẻ em và cộng đồng. Về phía chính quyền, chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục ủng hộ mô hình này trong những năm tiếp theo”.

     

    “Tôi vui lắm cô chú ạ. Cách chăn nuôi mới và khoa học mà các cô chú Tầm nhìn[2] và Mavin hướng dẫn rất phù hợp với điều kiện kinh tế của những hộ nghèo như gia đình tôi. Giờ tôi và các hộ trong Chương trình sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với các hộ khác trong thôn để cùng chăn nuôi, phát triển kinh tế gia đình và chăm lo tốt hơn cho con cái”, bà Tý vui vẻ nói.

     

    “Chương trình Hợp tác Thúc đẩy Chăn nuôi theo Chuỗi Giá trị là minh chứng cho cam kết theo đuổi một nền nông nghiệp xanh của World Vision Việt Nam, Tập đoàn Mavin, chính quyền địa phương và cộng đồng, thông qua việc chăn nuôi hữu cơ và chất lượng cao. Về lâu dài, điều này sẽ giúp cộng đồng hưởng lợi xây dựng thương hiệu và uy tín trong lĩnh vực chăn nuôi vịt với các thương lái và người mua, đóng góp vào tính bền vững của Chương trình”, ông Phạm Văn Vinh, Quản lý Chương trình Sinh kế, Tổ chức World Vision Việt Nam chia sẻ.

     

    V.T

     

    ————–

     

    [1] Tầm nhìn: là cách gọi thân mật của người dân địa phương dành cho Tổ chức World Vision Việt Nam (dịch ra tiếng Việt là Tầm nhìn Thế giới Việt Nam).

    [2] Tầm nhìn: là cách gọi thân mật của người dân địa phương dành cho Tổ chức World Vision Việt Nam (dịch ra tiếng Việt là Tầm nhìn Thế giới Việt Nam).

    Chương trình Hợp tác Thúc đẩy Chăn nuôi theo Chuỗi giá trị nằm trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ sinh kế cho các hộ gia đình nghèo với ngân sách hơn 2,29 tỷ đồng do Tập đoàn Mavin và Tổ chức World Vision Việt Nam phối hợp thực hiện trong giai đoạn 2022 – 2024. Trong năm 2022, Chương trình đã cung cấp 12.000 vịt giống, hơn 40 tấn thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho 120 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.