[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Hiện nay, nuôi chim cút là mô hình được nhiều người lựa chọn để phát triển kinh tế gia đình. Để việc nuôi chim cút mang lại giá trị kinh tế cao thì việc kiểm soát dịch bệnh là vô cùng quan trọng. Tùy theo từng giai đoạn phát triển mà chim cút có thể bị mắc một số các bệnh thường gặp như: bệnh cầu trùng, bệnh crd, bệnh Newcastle, bệnh mổ lông, bệnh thương hàn…
Hiệu suất chăn nuôi ở Việt Nam hiện nay vẫn phụ thuộc rất lớn vào khả năng kiểm soát dịch bệnh. Muốn kiểm soát được các bệnh thì chúng ta cần phải hiểu về bệnh đó như thế nào.
Bệnh cầu trùng
Bệnh cầu trùng là một loại bệnh do một loại ký sinh trùng hình cầu gây ra. Con đường mắc bệnh chủ yếu do thức ăn, nước uống có cầu trùng trú ẩn hoặc do ruồi, chuột bọ mang mầm bệnh từ nơi khác đến. Triệu chứng điển hình của bệnh cầu trùng là phân nhão và có lẫn máu tươi. Đối tượng bị nặng thường rơi vào nhóm chim cút 5-15 ngày tuổi, hay còn gọi là cút giống. Trong giai đoạn 5-15 ngày tuổi, sức đề kháng của chim cút còn rất yếu, nếu bị mắc bệnh thì nguy cơ cút giống bị chết sẽ rất cao và tỷ lệ chết thường là lớn. Chim cút trưởng thành và sinh sản thì cũng có nguy cơ bị mắc bệnh cầu trùng, nhưng khi mắc bệnh thì thiệt hại có thể được hạn chế tốt hơn.
Cút giống 5-15 ngày tuổi khi mắc cầu trùng có thể gây nhiều thiệt hại nặng nề
Bệnh Newcastle
Bệnh Newcastle là một loại bệnh do virus gây ra. Triệu chứng của bệnh rất điển hình. Khi mắc bệnh, chim cút thường kém ăn, xù lông, nghẹo cổ, xã cánh, liệt chân, phân lỏng màu xanh đến trắng. Bệnh thường xảy ra ở chim cút đẻ, hậu quả là chim chết nhiều, tỷ lệ trứng thu hoạch bị giảm, chất lượng trứng cũng bị ảnh hưởng, quả trứng đẻ ra thường vỏ mỏng hoặc vỡ, màu trứng không đẹp, nhỏ.
Bệnh thường diễn biễn ở ba thể: thể phát nhanh, thể cấp tính và thể mãn tính. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị cho bệnh Newcastle ở chim cút. Vì vậy các chuyên gia khuyên rằng nên sử dụng các biện pháp phòng bệnh một cách mạnh mẽ nhất để làm sao tránh cho chim cút không bị mắc bệnh.
Bệnh Crd
Bệnh Crd là một loại bệnh hen đường hô hấp mãn tính. Đây là bệnh do vi khuẩn Mycoplasma gây ra. Khi bị nhiễm bệnh chim cút thường có biểu hiện, ủ rũ, xù lông, khó thở, chảy nước mũi, kêu quéc quéc. Đối với chim cút đẻ trứng thì tỷ lệ trứng giảm mạnh.
Bệnh Crd chủ yếu lây qua đường hô hấp, chim cút khỏe mạnh tiếp xúc với dịch hô hấp của chim cút bị mắc bệnh. Một nguyên nhân chiếm tỷ lệ ít nhưng lại là nguy cơ gây bệnh đối với cút con là vỏ trứng đẻ ra mang mầm bệnh, chim cút con khi nở ra bị nhiễm mầm bệnh từ vỏ trứng do tiếp xúc.
Một thống kê từ kinh nghiệm chăn nuôi cho thấy, khi bị Crd, chim cút thường bị nhiễm E.coli kế phát làm cho tình trạng bệnh dịch của cả đàn chim cút càng trở nên nghiêm trọng hơn, gây thiệt hại nặng nề hơn do dịch chồng dịch.
Khi bị Crd, chim cút thường bị nhiễm E.Coli kế phát làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn
Bệnh thương hàn
Bệnh thương hàn ở chim cút là một loại bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Samonellosis gây ra, bệnh chủ yếu lây qua đường tiêu hóa. Chim cút bị thương hàn thường có biểu hiện đứng ủ rũ, mắt lim dim phân loãng và trắng, cánh bị xã, tỷ lệ chết nhiều. Ở cút con thì phân có dính máu tươi. Ở cút đẻ, tỷ lệ trứng giảm 10-30%, đầu trứng nhọn, vỏ mềm.
Khi chim cút bị mắc bệnh, các chủ trang trại thường sử dụng một số biện pháp chữa theo truyền thống. Nếu là do vi khuẩn gây bệnh thì gần như 100% sẽ sử dụng kháng sinh, thậm chí là kháng sinh liều cao. Việc sử dụng kháng sinh sẽ có thể giúp hạn chế được dịch bệnh, tuy nhiên con chim khi sử dụng kháng sinh nhiều thì bản thân nó cũng không còn khỏe như khi chưa phải dùng thuốc, năng suất chăn nuôi cũng vì thế mà bị giảm. Nếu là do virus thì ngoài việc tiêm vắc xin phòng bệnh, hiện nay chưa có thuốc chữa cho các loại bệnh do virus gây ra. Sự phục hồi của đàn chim phụ thuộc hoàn toàn vào sức đề kháng của bản thân nó.
Kinh nghiệm kiểm soát dịch bệnh không dùng kháng sinh
Đứng trước thực trạng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi tràn lan như hiện nay. Chính phủ đã và đang đưa ra những biện pháp để giảm thiểu và dần tới loại bỏ kháng sinh trong chăn nuôi. Vậy giải pháp nào cho các nhà chăn nuôi khi kháng sinh không còn được sử dụng?
Theo kinh nghiệm của một số trang trại nuôi chim cút báo cáo lại, họ đã thử sử dụng một sản phẩm mới có chứa thành phần từ vách tế bào lợi khuẩn Lactobacilus Rhamnosus. Theo thông tin của nhà sản xuất, vách tế bào này hoạt động như một loại kháng nguyên kích thích hệ miễn dịch của chim cút sản sinh ra kháng thể.
Chị Lưu Thị Ngàn ở xóm 4 Bắc, xã Kim Nỗ, Đông Anh, Hà Nội đã sử dụng sản phẩm có chứa vách tế bào Lactobacillus Rhamnosus bằng cách pha vào nước cho uống hàng ngày. Theo như chị chia sẻ, chi phí chưa đến 10.000đ/ngày cho 9.000 con chim cút đẻ. Đàn chim cút của chị không phải sử dụng bất kỳ một loại thuốc kháng sinh nào, kể từ khi bắt đầu nuôi cho đến khi xuất chuồng. Bên cạnh đó chim khỏe, tỷ lệ trứng đạt, đều và thời gian thải loại đàn cũng kéo dài hơn. Chị Ngàn cho biết, sử dụng sản phẩm có chứa vách tế bào Lacobacillus Rhamnosus hàng ngày cho 9.000 con chim cút so với việc nuôi truyền thống thì riêng chi phí thuốc gia đình chị đã tiết kiệm được gần 7 triệu đồng.
Hiện nay, Cục chăn nuôi đã đưa định hướng sử dụng công nghệ sinh học vào trong chăn nuôi. Định hướng năm 2020-2030 tầm nhìn 2045 sẽ tập trung, ưu tiên và khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng công nghệ cao để tạo ra các chế phẩm sinh học nhằm thay thế kháng sinh, trong đó công nghệ sản xuất vách tế bào lợi khuẩn là một hướng đi đang được chính phủ đặc biệt quan tâm.
Thạc sỹ Nguyễn Chí Thành
Phó trưởng bộ môn Di Truyền – Giống vật nuôi
Khoa Chăn nuôi – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Immunevets® là chế phẩm sinh học đầu tiên áp dụng công nghệ tách vách tế bào từ lợi khuẩn được chuyển giao từ Mỹ. Immunevets® đã và đang được thử nghiệm trên nhiều loại vật nuôi để chứng minh tác dụng tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, giúp vật nuôi khỏe mạnh, ít bệnh, ăn ngon, lớn nhanh, sinh trưởng tốt.
Xem chi tiết về chương trình thử nghiệm trên chim cút
Immunevets® là giải pháp mới đáp ứng xu hướng chăn nuôi không kháng sinh hiện nay. Thông tin chi tiết về sản phẩm, xem tại đây.
Quý khách hàng quan tâm, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM THIÊN NGUYÊN
Hotline CSKH: 094 780 5345 ! Email: [email protected]
Immunevets® – Tăng cường miễn dịch cho vật nuôi
- kiểm soát dịch bệnh li>
- bệnh thương hàn li>
- chim cút li>
- không dùng kháng sinh li>
- Bệnh cầu trùng li>
- Bệnh Newcastle li>
- Bệnh Crd li>
- thiên nguyên li>
- dược phẩm thiên nguyên li> ul>
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất