CỎ CÀ RI
Cỏ cà ri (tên khoa học là Trigonella foenum-graecum) là một cây lưu niên thuộc họ Fabaceae. Xuất phát từ tiếng Latinh, cỏ cà ri có nguồn gốc từ Ấn Độ và Pakistan. Ngày nay, cỏ này chủ yếu được sản xuất ở Ấn Độ và các khu vực Địa Trung Hải. Hạt và lá của nó được sử dụng để tạo mùi thơm, làm thực phẩm và làm thuốc. Hạt cỏ cà ri thường được dùng như loại gia vị kích thích vị giác, dùng làm thuốc hạ sốt, giảm đau, tăng cường sức khỏe… hoặc hỗ trợ kích thích sữa cho các bà mẹ trong thời kỳ cho con bú.
Về mặt tiêu hóa, hạt cỏ cà ri vốn giàu saponin – cũng có tác dụng làm giảm cholesterol, cải thiện tiết sữa và đóng vai Sotol một chất kích thích dạ dày.
Sotolon & saponin: yếu tố cốt lõi Lactones là một họ các phân tử có mặt trong nhiều hương liệu thực phẩm. Sotolon là một phần của lactones: Sotolon là một hợp chất thơm rất mạnh, hiệu quả ở liều lượng thấp và là một đặc tính của cỏ cà ri. Phân tử có mùi này có thể được tìm thấy trong rượu sake, đường mía, cà phê hoặc thậm chí một số loại rượu vang!
Đặc tính thơm được thể hiện rõ rệt ở hạt cỏ cà ri do nồng độ sotolon tập trung cao; vì vậy, ở liều lượng thấp nó vẫn mang lại hiệu quả.
Trong chăn nuôi, sotolon có tác dụng kích thích vị giác vật nuôi khi bổ sung trong khẩu phần ăn (về cơ bản liên quan đến các đặc tính hóa học, mùi và vị). Theo đó, phân tử không để lại bất kỳ mùi nào trong sữa hoặc trong thịt vì stolon không bị phân hủy cũng như không bị hấp thụ bởi đường tiêu hóa. Hương vị và mùi của thức ăn khi được bổ sung tạo sự hấp dẫn đối với vật nuôi, giúp chúng ghi nhớ; điều đó cải thiện và kích thích sự thèm ăn. Cuối cùng, sự thèm ăn làm tăng lượng thức ăn ăn vào, và có tác dụng đối với tất cả các loài.
Hoạt chất saponin của cỏ cà ri cũng đóng một vai trò trong việc tăng cường lượng thức ăn ăn vào. Saponins kích thích hệ tiêu hóa, đặc biệt là tiết ra một số men tiêu hóa. Đồng thời, Saponin của cỏ cà ri cũng can thiệp vào quá trình trao đổi chất, chẳng hạn giúp cân bằng nội môi glucose hoặc chức năng gan.
Nor-Feed, một công ty của Pháp chuyên sản xuất các sản phẩm chiết xuất chuẩn hóa từ thực vật để bổ sung trong dinh dưỡng vật nuôi, đã phát triển một chất phụ gia từ lá mầm cỏ cà ri, Norponin Cotyl. Lõi hạt cà ri có nồng độ sotolon và saponin nhiều hơn từ 2 đến 3 lần so với phần còn lại của hạt. Khi được bổ sung vào khẩu phần ăn của bò hoặc heo nái, giúp cải thiện lượng tiêu thụ thức ăn và có lợi cho thời kỳ nuôi con. Điều này dẫn đến heo nái cho lượng sữa tốt hơn và cải thiện năng suất của heo con.
NOR-FEED: HÀNH TRÌNH THEO ĐUỔI THẢO DƯỢC TỰ NHIÊN CHO DINH DƯỠNG VẬT NUÔI
Với hơn 18 năm hoạt động trong lĩnh vực phụ gia thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc thực vật tự nhiên từ năm 2003, Nor-Feed quan tâm và phát triển các thành phần, lựa chọn bền vững; giúp các nhà sản xuất giải quyết các thách thức khác nhau về sức khỏe vật nuôi và nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn chăn nuôi.
Đi cùng chiến lược phát triển bền vững của Nor-Feed, lễ khánh thành nhà máy thứ 2 tại Chemillé, Pháp vào tháng 09/2021 đánh dấu một bước ngoặc lớn trong hành trình phát triển bền vững.
Với tổng diện tích 2.500m2, nâng mức sản xuất gấp 4 lần, đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng tăng của thế giới đối với các sản phẩm chăn nuôi từ thực vật. Nhà máy chạy bằng năng lượng xanh với nguồn điện tái tạo và sản xuất tại địa phương. Các chất phụ gia thức ăn chăn nuôi được sản xuất từ hệ thống thiết kế sinh thái, từ quá trình sản xuất cho đến khi sử dụng đều từ các đồng sản phẩm từ ngành nông nghiệp trước đó (thay vì các nguồn tài nguyên canh tác có chủ đích) và không sử dụng dung môi hoá học trong quá trình thực hiện.
Nhà máy mới của NorFeed
Ông Olivier Clech, Giám đốc điều hành Nor-Feed “Nhà máy mới là cơ hội để NorFeed thực hiện công nghệ chiết xuất mới, đã được cấp bằng sáng chế nhưng chưa được sử dụng trước đây, khai thác các nguồn thực vật mới và làm cho các hợp chất hoạt hóa của chúng trở nên Sinh khả dụng. Điều này giúp loại bỏ nhu cầu sử dụng các công nghệ đắt tiền và đôi khi phụ thuộc vào dung môi để hoàn thành quá trình chiết xuất. Thảo dược tự nhiên chắc chắn là một phần của tương lai và sự phát triển bền vững.”
Để biết thêm thông tin về các thử nghiệm của Nor-Feed và các sản phẩm thảo dược tự nhiên khác dành cho sức khỏe vật nuôi, vui lòng liên hệ [email protected]
Nor-Feed Việt Nam
www.norfeed.net
_________________
Liên hệ kinh doanh: Mr. Niên (+84) 362 431 352
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất