Tại hội nghị Hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi do Bộ NN&PTNT vừa tổ chức, các doanh nghiệp và cơ quan quản lý đều thừa nhận việc xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi là không hề đơn giản, đặc biệt là công tác quản lý dịch bệnh cho các sản phẩm thịt. Tuy nhiên, đây không phải là nhiệm vụ “bất khả thi”.
Hiện nay Việt Nam chưa có vùng, cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh đối với lợn được Tổ chức Thú y Thế giới OIE công nhận. Ảnh: ST.
Giải huyệt cho sản phẩm chăn nuôi
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, hiện nay thịt lợn đã được xuất khẩu chính ngạch sang một số thị trường trong khu vực như: Hồng Kông, Malaysia với hai loại sản phẩm là thịt lợn sữa và thịt lợn choai đông lạnh, song số lượng còn rất khiêm tốn. Theo ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y cho biết, vấn đề tồn tại trong chăn nuôi, giết mổ lợn xuất khẩu là các tỉnh trọng điểm chăn nuôi lợn có nhiều cơ sở chăn nuôi tập trung quy mô lớn, tuy nhiên, vẫn còn nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đan xen. Chưa hình thành các vành đai an toàn dịch bệnh cũng như chuỗi sản xuất thịt lợn có kiểm soát theo hình thức khép kín. Hiện nay Việt Nam chưa có vùng, cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh đối với lợn được Tổ chức Thú y Thế giới OIE công nhận.
Tương tự đối với gia cầm, đến nay Việt Nam còn một số loại dịch bệnh nguy hiểm trên gia cầm như cúm gia cầm, Newcatxon vẫn xảy ra ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Kết quả giám sát cúm gia cầm cho thấy virus H5N6, H5N1 vẫn còn lưu hành trong đàn gia cầm nhỏ lẻ và môi trường ở một số địa phương. Đây chính là “huyệt tử” đối với việc xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam. Vì vậy, cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý đều thừa nhận việc xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi là không hề đơn giản, đặc biệt là công tác quản lý dịch bệnh cho các sản phẩm thịt.
Là một trong những người tham gia ngay từ đầu việc đàm phán, ký kết xuất khẩu, Chủ tịch Hội Thú y Việt Nam Đậu Ngọc Hào khẳng định, Việt Nam muốn xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi sang thị trường nào bắt buộc phải tuân thủ các quy định của nước bạn, hay nói cách khác phải vượt qua hàng rào kỹ thuật họ đặt ra. Ông Hào nhấn mạnh, nước nào cũng sợ nhất hai vấn đề chính khi đồng ý nhập khẩu động vật và các sản phẩm động vật, đầu tiên là dịch bệnh truyền nhiễm, tiếp đến là vệ sinh an toàn thực phẩm. Việt Nam muốn xuất khẩu được không còn con đường nào khác ngoài đáp ứng hai điều kiện này.
Theo ông Nguyễn Đức Hoàng, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Thắng Lợi, để xuất khẩu được thịt heo phải đảm bảo được hai vấn đề quan trọng nhất là an toàn dịch bệnh và điều kiện vệ sinh nhà máy. Bởi không giống như các ngành hàng khác, riêng mặt hàng thịt gia cầm, thịt heo thì thú y phải là đơn vị đi trước để mở đường, xúc tiến thương mại.
“Sản phẩm chăn nuôi muốn xuất khẩu ngành thú y phải đi trước để đàm phán và ký kết các hiệp định về thú y, sau đó các doanh nghiệp mới xúc tiến đàm phán về thị trường, điều kiện, giá cả. Mọi đàm phán về thị trường của doanh nghiệp đều trở nên vô nghĩa nếu không có hiệp định về thú y. Ngược lại, muốn các nước ký kết hiệp định về thú y, chăn nuôi trong nước phải xây dựng được vùng an toàn dịch bệnh. Vấn đề này phải có bàn tay của nhà nước mới thực hiện được”, ông Nguyễn Đức Hoàng đề xuất.
Phát triển sản phẩm đặc trưng
Chia sẻ câu chuyện thành công đàm phán xuất khẩu thịt gà vào thị trường Nhật Bản, ông Nguyễn Văn Quyền, Trưởng ban đề án xuất khẩu Nhật Bản, Công ty TNHH Koyo & Unitek (Đồng Nai) cho biết, mất 3 năm xúc tiến thương mại và có được sự hỗ trợ tích cực từ Cục Thú y để đáp ứng tiêu chuẩn rất khắt khe tỉ mỉ của thị trường khó tính. Theo ông Quyền, vấn đề không phải là chuỗi quản lý sản phẩm, mà đầu tiên là khâu thú y, chứng nhận an toàn thực phẩm, dịch bệnh. “Ngay từ khâu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng thì doanh nghiệp phải làm, nhưng cơ quan Thú y phải có giám sát, đặc biệt là kết nối thú y với các nước để mở đường xuất khẩu”, ông Quyền nói.
Đồng quan điểm với ông Quyền, ông Nguyễn Phước Trung, Giám đốc Sở NN&PTNT TP.HCM cho rằng, con đường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi để doanh nghiệp tự làm, mày mò như trước đây sẽ khó thành công, mất nhiều thời gian. Cục Thú y nên có sự hợp tác, kết nối với các nước rồi hướng dẫn cho doanh nghiệp tiếp cận các thị trường nước ngoài, mở ra hướng đi mới trong xuất khẩu.
Để nhanh chóng khắc phục được điểm yếu này, tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám đã yêu cầu Cục Thú y củng cố và phát triển tổ công tác để sát cánh cùng doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp nào có nhu cầu, quyết tâm xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi xây dựng đề án gửi Cục Thú y và Cục có trách nhiệm cử người phối hợp, hướng dẫn, giúp đỡ cụ thể về mặt thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, Thứ trưởng Vũ Văn Tám đề nghị Cục Thú y liên tục cập nhật các tin tức về việc đàm phán, ký kết, tình hình dịch bệnh trên gia súc gia cầm trên website của Cục để các doanh nghiệp tiện theo dõi bởi hiện đa phần các doanh nghiệp, trang trại rất thiếu thông tin.
Bên cạnh việc kết nối giữa cơ quan Thú y và doanh nghiệp, theo ông Nguyễn Đức Hoàng, trong khi thịt lợn Việt Nam đang ế ẩm dư thừa thì loại lợn sữa vẫn xuất khẩu đều đều. 5 tháng đầu năm doanh nghiệp đạt sản lượng xuất khẩu trên 4.000 tấn. Gần nhất là thị trường Trung Quốc, dù cấm nhập khẩu loại lợn lớn nhưng với lợn sữa, mỗi ngày vẫn có không dưới 10.000 con từ Việt Nam dễ dàng thâm nhập vào thị trường này. Trong ngành thịt lợn, lợn sữa là đặc sản, nhu cầu các nước rất lớn, số lượng xuất khẩu năm sau đều tăng hơn năm trước. Trong khi loại lợn lớn, nuôi công nghiệp thì Việt Nam không có “cửa” cạnh tranh với Thái Lan, Trung Quốc. Từ đó, ông Hoàng kiến nghị chọn sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của Việt Nam để đầu tư làm hàng xuất khẩu.
Xuân Thảo
Nguồn: Báo Hải Quan
Trước thực trạng chăn nuôi nhỏ lẻ tại Việt Nam hiện còn chiếm tỉ trọng rất lớn, là nguyên nhân chính bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm trên gia súc, giá cầm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hữu Thành kiến nghị, Bộ NN&PTNT nên đề xuất với Chính phủ có chế tài, điều kiện quản lý chăn nuôi nhỏ lẻ thay vì kêu gọi, khuyến khích như hiện nay. Bởi qua theo dõi cho thấy, các trang trại lớn, trang trại của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh từ trước đến nay rất hiếm khi xảy ra dịch bệnh mà chủ yếu bùng phát từ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Trong khi chăn nuôi lại là ngành nguy cơ ô nhiễm môi trường rất cao nên cần phải có điều kiện, quy định cho chăn nuôi từ đó mới kiểm soát được dịch bệnh.
- chan nuoi heo li>
- chăn nuôi lợn li>
- xuất khẩu thịt lợn li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất