Chiều 26/12, tại huyện Mỏ Cày Nam, Sở Khoa học và Công nghệ Bến Tre phối hợp cùng UBND huyện Mỏ Cày Nam tổ chức lễ công bố và trao văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Lợn Mỏ Cày Nam”.
Ông Phan Văn Hợp, Phó Chủ tịch UBND huyện Mỏ Cày Nam cho biết, trong những năm qua, mặc dù bị ảnh hưởng của kinh tế thế giới, biến đổi khí hậu, giá cả vật tư, sản phẩm nông nghiệp không ổn định, nghề chăn nuôi lợn của huyện Mỏ Cày Nam còn gặp khá nhiều khó khăn từ chăn nuôi đến tiêu thụ và quảng bá sản phẩm.
Tuy nhiên, được sự quan tâm hỗ trợ, định hướng của các ngành chức năng, ngành chăn nuôi tiếp tục được củng cố và phát triển theo nhiều hình thức có hiệu quả như: phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung trang trại, đầu tư trang thiết bị hiện đại, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, cải tạo giống, từng bước nâng cao chất lượng, giá trị của con lợn Mỏ Cày Nam trên thị trường.
Việc nhãn hiệu chứng nhận “Lợn Mỏ Cày Nam” được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận bảo hộ là một bước tiến mới cho sản phẩm lợn thịt và lợn giống của huyện Mỏ Cày Nam. Lợn Mỏ Cày Nam là sản phẩm thế mạnh của địa phương, đã nổi tiếng trên thị trường, nay lại được chứng nhận bảo hộ độc quyền, góp phần bảo vệ thương hiệu cho sản phẩm, bảo vệ tài sản của người chăn nuôi.
Nhãn hiệu chứng nhận “Lợn Mỏ Cày Nam” được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận đăng ký 3/2019 và có hiệu lực trong vòng 10 năm. Chủ sở hữu đăng ký nhãn hiệu “Lợn Mỏ Cày Nam” là UBND huyện Mỏ Cày Nam và giao cho Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện là đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức quản lý nhãn hiệu chứng nhận.
Ông Nguyễn Văn Vưng, Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cho biết, kế hoạch năm 2020, ngành nông nghiệp phát triển đàn lợn của tỉnh lên 500.000 con. Đây là chủ trương lớn, đồng thời là cơ hội tốt cho Mỏ Cày Nam thực hiện, giới thiệu, quảng bá sản phẩm lợn Mỏ Cày Nam ra thị trường và đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo quy hoạch, nâng cao chất lượng và gia tăng giá trị kinh tế của sản phẩm, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng và giữ gìn, phát huy các giá trị kinh tế, xã hội của huyện.
Vì vậy, ngay sau khi công bố nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm “Lợn Mỏ Cày Nam”, UBND huyện Mỏ Cày Nam tiếp tục phối hợp với Sở hoàn thiện hệ thống tổ chứ quản lý nhãn hiệu chứng nhận này. Đặc biệt, huyện đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại đối với sản phẩm lợn Mỏ Cày Nam thông qua các hội chợ để kết nối với thị trường, tìm kiếm đầu ra ổn định cho sản phẩm.
Theo ông Trần Giang Khuê, đại diện Cục sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh, giấy chứng nhận độc quyền nhãn hiệu “Lợn Mỏ Cày Nam” (được cấp cho lợn giống và lợn nguyên con) là công cụ đảm bảo tính pháp lý, giúp người địa phương, người chăn nuôi quảng bá, bán được nhiều hàng và lợi nhuận cao.
Tuy nhiên, để phát huy được ưu thế mà nhãn hiệu mang lại, đòi hỏi người chăn nuôi phải biết giữ gìn, bảo vệ, khai thác nhãn hiệu bằng cách duy trì chất lượng sản phẩm, kiểm soát chặt chẽ chăn nuôi theo đúng quy chế. Chất lượng là yếu tố cốt lõi để duy trì thương hiệu “Lợn Mỏ Cày Nam”.
Số lượng đàn lợn trên địa bàn huyện Mỏ Cày Nam chiếm trên 50% tổng đàn lợn của tỉnh Bến Tre và đóng vai trò then chốt trong việc tăng trưởng dương cho khu vực kinh tế nông – lâm – thủy sản của huyện.
Trước khi bệnh dịch tả lợn châu Phi xảy ra, huyện Mỏ Cày Nam có đàn lợn trên 330.000 con nhưng đến nay, đàn lợn của huyện chỉ còn khoảng trên 211.000 con.
Tính đến nay, Bến Tre đã có 4 nhãn hiệu chứng nhận được cấp cho: Bò Ba Tri, Xoài tứ quý Thạnh Phú, Rượu Phú Lễ và Lợn Mỏ Cày Nam.
Trần Thị Thu Hiền
Nguồn: TTXVN
- Lợn Mỏ Cày Nam li>
- lợn mỏ cày li> ul>
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Tổng hợp giá heo tại một số quốc gia trên thế giới ngày tính đến ngày 25/12/2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
Tin mới nhất
T6,27/12/2024
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Tổng hợp giá heo tại một số quốc gia trên thế giới ngày tính đến ngày 25/12/2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất