[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Công ty Năm Hưởng công bố trại gà mái đẻ trứng thương phẩm theo phương thức nuôi không sử dụng chuồng lồng đầu tiên ở Việt Nam, hợp tác với Tổ chức Humane Society International
Trại gà mái đẻ trứng thương phẩm đầu tiên theo hình thức nuôi không sử dụng chuồng lồng đã được ra mắt ở Việt Nam ngày 02/07/2021, tại thành phố Hồ Chí Minh. Đây là bước tiến cho thấy ngành chăn nuôi của Việt Nam đang tham gia phong trào nuôi gà đẻ trứng này với các nước trong khu vực. Đa phần trong tổng sản lượng 8,2 tỷ quả trứng hàng năm tại Việt Nam, được sản xuất trong những chiếc lồng nhốt bằng thép chật hẹp, thậm chí gà mái không thể dang đôi cánh.
Công ty Năm Hưởng, trụ sở tại Tỉnh Tiền Giang có quy mô 700.000 gà mái, sản lượng ước tính 200 triệu quả/năm. Nhận thấy mô hình chăn nuôi gà đẻ trứng không sử dụng chuồng lồng là xu hướng tương lai. Sau chuyến đi tham quan học hỏi mô hình tại Anh và tham gia hội thảo kỹ thuật thường niên ở khu vực châu Á, cũng như ở Việt Nam, đồng thời, là người kế thừa doanh nghiệp gia đình chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm theo hình thức nuôi nhốt truyền thống hơn 14 năm, ông Lê Văn Hoà, Giám đốc công ty chăn nuôi Năm Hưởng quyết định chuyển đổi sang mô hình không sử dụng chuồng lồng. Đây sẽ là một trong những mô hình thí điểm đầu tiên tại Việt Nam.
Ông Hoà chia sẻ: “Việt Nam là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển nhanh trong khu vực. Phong trào nuôi gà lấy trứng không sử dụng chuồng lồng đang phát triển ở các nước láng giềng như Thái Lan và Malaysia. Mối quan tâm của người tiêu dùng, doanh nghiệp thực phẩm về phúc lợi động vật ngày càng tăng và tôi kỳ vọng Năm Hưởng sẽ là một trong những công ty chăn nuôi tiên phong chuyển đổi sang mô hình nuôi không sử dụng chuồng lồng ở Việt Nam”.
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNFAO), năm 2019 Việt Nam có 77 triệu gà đẻ trứng với sản lượng gần 8,2 tỷ quả/năm. Ngành chăn nuôi Việt Nam có hàng nghìn doanh nghiệp từ quy mô hộ gia đình, nhỏ, vừa và lớn tham gia.
Quá trình chuyển đổi sang hình thức chăn nuôi này cần có sự đầu tư ban đầu lớn và chăm sóc của người nuôi. Với sự hỗ trợ kỹ thuật từ tổ chức Humane Society International (HSI), Công ty chăn nuôi Năm Hưởng đã tiến hành chuyển đổi hai nhà nuôi nhốt sang mô hình chăn nuôi không sử dụng chuồng lồng. Trong năm đầu tiên sẽ có hơn 3.000 gà mái được giải phóng ra khỏi lồng nhốt.
HSI hoan nghênh công ty Năm Hưởng chuyển đổi sang mô hình chăn nuôi có phúc lợi cao. Không như cách nuôi nhốt truyền thống, mô hình nuôi không sử dụng chuồng lồng cho phép gà mái thể hiện hành vi tự nhiên vốn có của chúng như tắm cát, đẻ trong ổ, ngủ trên sào, đào bới nên trền chuồng. “Với sự chuyển đổi như công ty Năm Hưởng và các doanh nghiệp chăn nuôi khác , HSI kêu gọi người tiêu dùng và ngành công nghiệp thực phẩm xem xét cân nhắc ưu tiên mua từ nguồn cung ứng trứng có xem xét yếu tố phúc lợi cho gà mái đẻ trứng… Bằng cách mua sắm như vậy, người tiêu dùng có cơ hội thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất trứng Việt Nam theo hướng chăn nuôi nhân đạo hơn”, bà Lê Thị Hằng, Quản lý Chương trình Phúc lợi động vật trang trại, HSI tại Việt Nam nhấn mạnh.
HSI hoạt động ở Việt Nam từ năm 2016. Chương trình Phúc lợi Động vật Trang trại của tổ chức được biết đến thông qua quá trình hợp tác với các cơ quan quản lý nhà nước ngành chăn nuôi trong quá trình tham vấn xây dựng Luật Chăn nuôi 2018. Lần đầu tiên, Luật chăn nuôi Việt Nam ghi nhận những điều khoản liên quan đến đối xử nhân đạo với vật nuôi. Bộ luật là nền tảng quan trọng để tiếp tục xây dựng các hướng dẫn nhằm cải thiện môi trường sống cho động vật nuôi trang trại. HSI hoan nghênh vì sự tiến bộ, luôn đặt phúc lợi động vật lên hàng đầu để đảm bảo không chỉ vật nuôi được chăm sóc tốt mà ngành chăn nuôi theo kịp xu hướng thị trường quốc tế.
Ông Nguyễn Đức Trọng, Cục phó Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết: “Mô hình chăn nuôi gà mái đẻ trứng không sử dụng chuồng lồng dựa trên những cơ sở khoa học và đảm bảo nhân đạo với vật nuôi trong chăn nuôi. Năm Hưởng là một trong những công ty sản xuất trứng gà đầu tiên ở Việt Nam thực thi điều khoản đối xử nhân đạo với vật nuôi trong chăn nuôi theo Điều 69 Luật chăn nuôi 2018 đã ban hành. Chúng tôi hoan nghênh những doanh nghiệp đi tiên phong trong lĩnh vực này. Đồng thời, các doanh nghiệp và người tiêu dùng, hãy cùng hưởng ứng để hỗ trợ những hoạt động của các tổ chức, cá nhân đi đầu trong việc thực thi các quy định trong Luật Chăn nuôi quy định về đối xử nhân đạo với động vật để hòa nhập với xu thế phát triển của thế giới”.
Trại nuôi gà đẻ trứng thương phẩm theo phương thức không sử dụng chuồng lồng- Công ty Chăn nuôi Năm Hưởng- Ảnh: Năm Hưởng
HSI hỗ trợ doanh nghiệp và người chăn nuôi chuyển đổi sang mô hình không sử dụng chuồng lồng theo các tiếp cận và sáng kiến như tổ chức hội thảo bàn tròn, tập huấn kỹ thuật chuyên sâu với sự tham gia của các tác nhân trong chuỗi cung ứng ở khu vực Đông Nam Á. Hội thảo trực tuyến do HSI tổ chức tháng trước tập trung vào ngành khách sạn nhằm hỗ trợ xây dựng chiến lược chuyển đổi sử dụng trứng gà nuôi không sử dụng chuồng lồng ở châu Á. Các diễn giả đến từ tập đoàn khách sạn hàng đầu, người chăn nuôi và HSI đã chia sẽ các cơ hội, chiến lược, bao gồm kinh nghiệm thực tế trong quá trình chuyển đổi.
Công ty Năm Hưởng cam kết làm việc với HSI để cải thiện điều kiện sống của gà đẻ ở Việt Nam. Cả hai bên sẽ làm việc cùng nhau trong những năm tới để lập kế hoạch và triển khai chuyển đổi dần các lồng nhốt sang hệ thống không sử dụng chuồng lồng cho hàng chục nghìn con gà mái. Hành trình nhân văn này không thể thực hiện được đơn lẻ bởi một tổ chức nào. Nhận thức, sự tham gia và hỗ trợ từ chính phủ, các doanh nghiệp và người tiêu dùng đóng vai trò thiết yếu cho sự thành công của hoạt động này.
Phạm Huệ
Liên hệ truyền thông:
Humane Society International Việt Nam:
- Thẩm Hồng Phượng, Giám đốc Quốc gia HSI Việt Nam- [email protected]
Công ty Năm Hưởng:
- Lê Văn Hoà, Giám đốc – [email protected]
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
Tin mới nhất
T4,25/12/2024
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất