[Tạp chí chăn nuôi Việt Nam] – Để đối mặt với những thách thức trong tương lai của ngành chăn nuôi heo, Cooperl xác định cần có sự hợp lực và đổi mới đa dạng, gắn với các giải pháp phát triển bền vững, đưa ngành chăn nuôi heo hùng cường trở lại.
Ông Emmanuel Commault, Tổng Giám đốc Tập đoàn Cooperl
Từ những thách thức tương đồng của ngành chăn nuôi Pháp và Việt Nam
Chia sẻ tại phiên Hội thảo chủ đề “Đổi mới trong chăn nuôi heo trước những thách thức của tương lai” của Tập đoàn Cooperl, nằm trong khuôn khổ sự kiện Cooperl University 2023, diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh trong hai ngày 02-03/11/2023, theo PGS. TS Nguyễn Quang Thiệu, Giảng viên cao cấp Khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, giai đoạn từ năm 2018-2022 ngành chăn nuôi heo Việt Nam đã ghi nhận những biến động bởi sự tác động của nhiều yếu tố như kinh tế, chính sách, vấn đề toàn cầu và đặc biệt là dịch Covid-19.
Trong giai đoạn 2018-2022, tổng đàn heo (cả heo con theo mẹ) tăng từ 28,15 triệu con lên 29,08 triệu con, tương đương 0,8%. Trong đó, tổng nái giảm từ 3.974,5 nghìn con xuống còn 3.033,6 nghìn con, tương đương -6,5%. Tuy nhiên, sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng từ 3.826,4 nghìn tấn lên 4.539,2 nghìn tấn, tương đương 4,4%.
“Mặc dù số lượng đầu heo tăng rất ít trong giai đoạn 2018-2022, nhưng số lượng thịt lại tăng. Số con/lứa tăng, số con cai sữa/nái tăng, có thể do đã có những cải thiện về mặt di truyền trong những năm gần đây”, PGS. TS Nguyễn Quang Thiệu nhận định.
Bên cạnh đó, PGS. TS Nguyễn Quang Thiệu cũng đánh giá thị trường heo giống trên cả nước hiện nay vô cùng đa dạng. Hiện, cả nước có 467 cơ sở sản xuất và cung cấp heo giống, 240 cơ sở nuôi giữ heo nái cụ kỵ, ông bà. Tổng đàn nái đạt trên 3 triệu con, chiếm 11,36%. Đàn cụ kỵ, ông bà đạt 135 nghìn con, chiếm 4,21%; trong đó, nái cụ kỵ chiếm 15%, nái ông bà chiếm 85%.
Số lượng heo được phân bố khá đồng đều giữa các vùng miền, những vùng nuôi heo truyền thống nổi tiếng vẫn là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên, do nhiều chính sách, đặc biệt là chính sách môi trường cũng như mật độ dân số ngày càng tăng, ngành chăn nuôi nước ta đã có sự dịch chuyển. Các công ty lớn đang dần tập trung đầu tư về các vùng trung du và miền núi.
Không chỉ số lượng heo và sự phân bố vùng nuôi thay đổi, mà cấu trúc sản xuất thịt heo cũng có sự biến đổi qua các năm. Xu hướng chăn nuôi nông hộ giảm rõ rệt, giảm 5-7%/năm, riêng giai đoạn 2019-2022 giảm 15-20%/năm.
“Những thay đổi này phần nào ảnh hưởng tới lao động và kinh tế nông hộ, nhưng đây cũng là cơ hội phát triển cho những trang trại lớn. Tuy nhiên, khi chăn nuôi công nghiệp phát triển, sẽ không tránh khỏi kéo theo những hệ lụy về môi trường, kiểm soát thị trường”, PGS. TS Nguyễn Quang Thiệu nhận định.
Trục đổi mới của Cooperl gắn với giải pháp phát triển bền vững
Trục đổi mới sáng tạo của Cooperl: Hướng tới sự đa dạng và bền vững
Với những thay đổi thời gian gần đây, ngành chăn nuôi sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong tương lai, bao gồm các vấn đề về phúc lợi và sức khỏe động vật, sức khỏe cộng đồng, ô nhiễm môi trường, hóa chất và đa dạng sinh học, hiệu ứng nhà kính & thay đổi môi trường, tài nguyên hạn hẹp (nước, đất)…Cooperl hiểu rằng, cần có sự hợp lực và đổi mới để đưa ngành chăn nuôi hùng cường trở lại.
Theo ông Arnaud Buchet, Giám đốc nghiên cứu và phát triển Cooperl, giá thành sản xuất cạnh tranh là điều đầu tiên mà Cooperl hướng tới. Bên cạnh đó, thị trường là một vấn đề quan trọng để Cooperl phát triển.
“Chúng tôi rất quan tâm tới những thị trường quốc tế, trong đó có Việt Nam. Chiến lược đến năm 2030, Cooperl hướng tới yếu tố con người, vùng đất, hành tinh và vật nuôi. Cooperl định hướng phát triển theo hướng trách nhiệm doanh nghiệp và cộng đồng”, ông Arnaud Buchet cho hay.
Trong tương lai, trọng tâm mà trục đổi mới sáng tạo của Cooperl hướng tới là sự đa dạng và bền vững. Trang trại bền vững, mở rộng hoạt động trang trại, phát triển đội ngũ lao động có tay nghề. Chăm sóc cá nhân hóa đối với từng động vật để đáp ứng nhu cầu sống của chúng. Mở rộng trang trại theo hướng phúc lợi động vật, gắn với bảo vệ môi trường. Cooperl đầu tư khoảng 10 triệu Euro mỗi năm vào nghiên cứu và phát triển, trong đó có sự trợ cấp từ các tổ chức tại Pháp.
Ngoài ra, trục đổi mới của Cooperl gắn với các giải pháp phát triển bền vững như: năm 2013 hơn 21 triệu con đực không thiến giết mổ; Nghiên cứu tập tính để hiểu rõ hơn hành vi của lợn khi bị cắt đuôi; Cho phép di chuyển tự do của lợn nái nuôi con. Cho đến nay, 10 trang trại nái của Cooperl đang áp dụng 100% phương pháp này, 40 trang trại được trang bị một phần và 100% trang trại đang nghĩ tới việc áp dụng.
Chăn nuôi heo bền vững bằng đồng bộ giải pháp từ nhà sản xuất thịt heo hàng đầu tại Pháp
Thay đổi thói quen trong chăn nuôi
Để tiến tới ngành chăn nuôi bền vững, việc chấm dứt lạm dụng kháng sinh được xem là một trong những yếu tố tiên quyết. Để thực hiện được chiến lược nói không với kháng sinh là một nỗ lực rất lớn của đội ngũ Cooperl. Tại Cooperl hiện nay, ở cấp độ trang trại đang áp dụng phương pháp không kháng sinh cũng như yếu tố tăng trưởng. Để làm được điều này, Cooperl chú trọng đảm bảo chất lượng của nái hậu bị và nọc, hiểu rõ hơn về độ cứng cáp của heo con, lựa chọn heo con cứng cáp, điều chỉnh chương trình cho ăn phù hợp với nhu cầu của vật nuôi, hợp tác liên kết giữa các bên để phát hiện và diệt trừ dịch bệnh trên trang trại.
Theo ông Charlie Cador, Giám đốc vệ sinh Thú y Cooperl, để Cooperl thành công trong chiến lược chăn nuôi lợn không kháng sinh, thì cần các yếu tố như: Quyết định dứt khoát; Sự tham gia của tất cả các bên liên quan, sự đổi mới trong tất cả các phòng ban; Sự phát triển của các công cụ đo lường để xác định bạn đang ở đâu; Tiếp cận từng bước để tận dụng những thành tích đạt được; Thử nghiệm và luôn học hỏi tìm hiểu nguyên nhân và triển khai hành động.
Con giống phù hợp xu hướng chăn nuôi mới
Trong chăn nuôi lợn, nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng suất trại và lợi nhuận kinh tế. Trong đó, con giống là yếu tố chính để tăng năng lực cạnh tranh và cải thiện năng suất cho trang trại. Để cải thiện con giống, cần xác định các tiêu chí chọn lọc cần cải thiện. Tiến bộ di truyền chỉ có thể thực hiện được nếu các tiêu chí chọn giống mang các đặc điểm như có thể đo lường được, đa dạng và có thể di truyền được.
Theo ông Julien Rogon, Giám đốc điều hành Cooperl Việt Nam và Philippines, mục tiêu lựa chọn con tốt nhất để cải thiện các tiêu chí đã lựa chọn. Bằng cách sở hữu hệ sinh thái 360 độ từ trang trại tới bàn ăn, Cooperl đã chọn lọc con giống của mình để đáp ứng kỳ vọng của các thành phần trong chuỗi từ trang trại đến bàn ăn.
Mục tiêu mà con giống từ Cooperl hướng tới là đẻ nhiều con nặng cân, đồng đều và khỏe mạnh sẽ cho đàn heo thịt có lợi nhuận cao. Đồng thời, Cooperl cũng là công ty giống duy nhất đặt chỉ tiêu chất lượng thịt trong mục tiêu chọn giống ở dòng cái.
Đối với dòng Larce White, mục tiêu của Coolperl là đẻ nhiều con nặng cân, đồng đều và khỏe mạnh sẽ cho đàn heo thịt có lợi nhuận cao. Kết quả sinh sản theo lứa từ 2017-2022 đã có sự cải thiện rõ rệt. Cứ 1 heo con sơ sinh sẽ có 1 heo con cai sữa với chất lượng tốt hơn khi mới sinh. Ở dòng sinh sản, 85% cải thiện di truyền tập trung vào tăng năng suất trại.
Đối với dòng Pietrain, Cooperl tập trung vào tăng tỷ lệ thịt nạc, tăng cơ; Tỷ lệ móc hàm cao (+ 1% so với giống Duroc); Hiệu quả sử dụng thức ăn tốt; Giống sản xuất thịt với chi phí thấp nhất; Gen halothane kháng stress; Giảm nguy cơ thịt lợn bị mùi đực. Năm 2013, Cooperl đã đưa ra quyết định chiến lược đó là chỉ chọn giống GGP Pietrain NN kháng stress. Trong vòng 5 năm, Cooperl cải thiện được 0,18 trên FCR toàn bộ, tương đương với 180 Euro/nái/năm. Bên cạnh đó, Cooperl giảm lượng thải Carbon và tác động đến môi trường. Giảm được -2,6% độ rỉ dịch đối với sản phẩm giết mổ, tiết kiệm 4,5 – 6 Euro trên mỗi thân thịt cho ngành công nghiệp.
Ông Julien Rogon nhận định, (Large-White x Landrace) X Pietrain NNN là dòng phù hợp xu hướng ngành chăn nuôi và sản xuất thịt lợn hiện nay.
Bảo vệ nhân công và cải thiện chất lượng thịt
Để đối mặt với những thách thức trong tương lai, ngoài việc nghiên cứu trục đổi mới gắn với các giải pháp phát triển bền vững, Cooperl xác định mục tiêu cải thiện chất lượng sản xuất thịt và hướng tới người tiêu dùng. Cải thiện chất lượng thịt giảm thịt màu nhạt và kết cấu thịt xấu.
Không chỉ vấn đề chất lượng thịt, Cooperl quan tâm tới việc bảo vệ nhân công làm việc và môi trường bằng các sản phẩm an toàn, giúp nhân công làm việc giảm rối loạn cơ xương. Chủ động tạo ra khái niệm chăn nuôi mới để cải thiện phúc lợi động vật và con người. Sử dụng khoa học xã hội và thực tế ảo để thiết kế xây dựng trang trại phù hợp. Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công việc hàng ngày của người chăn nuôi. Nuôi thịt trong không gian được thiết kế mới. Điều chỉnh trang trại hiện tại để làm chuồng nuôi thịt kiểu mới và xây dựng một trang trại ý tưởng để có thêm nhiều nghiên cứu.
“Cooperl chọn cách đồng hành cùng nông dân để đạt được sự bền vững. Mỗi năm sẽ có 5 cuộc đánh giá trại để đưa ra tình hình thực tế của trang trại về CSR. Chia sẻ thực trạng cho người chăn nuôi, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, đưa ra giải pháp và thực hiện nó. Cooperl sẵn sàng đối mặt với những thách thức của chính mình và chia sẻ cùng với các đối tác để đối mặt các thách thức của họ. Vì Cooperl hiểu rằng, để thành công cần phát triển theo hướng cạnh tranh với chính mình, hợp tác với người khác”, ông Arnaud Buchet, Giám đốc nghiên cứu và phát triển Cooperl kết luận.
Phạm Huệ
COOPERL VÀ NHỮNG DẤU MỐC QUAN TRỌNG
|
Mọi thông tin cần trao đổi vui lòng liên hệ:
- Julien ROGON (Giám đốc Cooperl Việt Nam & Philippines); email: [email protected]
- Phùng Thị Kiều Trang (Giám đốc kinh doanh); Điện thoại: 0935488892; email: [email protected]
- Trần Văn Tiên (Trưởng phòng kinh doanh); Điện thoại: 0901986777; email: [email protected]
- cooperl li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất