CPTPP: Cơ hội và thách thức đối với ngành chăn nuôi
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • CPTPP: Cơ hội và thách thức đối với ngành chăn nuôi

    Khi CPTPP có hiệu lực, vấn đề thuế suất 0% thì các sản phẩm chăn nuôi của những nước có thế mạnh về chăn nuôi như: Canada, Nhật Bản, Australia… sẽ ồ ạt vào Việt Nam.

    CPTPP: Cơ hội và thách thức đối với ngành chăn nuôi

    CPTPP: Cơ hội và thách thức đối với ngành chăn nuôi.

     

    Liên quan đến sự kiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vừa mới được ký kết, ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hay, sự kiện này sẽ mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với ngành nông nghiệp của Việt Nam; trong đó có ngành chăn nuôi.

     

    Theo ông Hoàng Thanh Vân, khi CPTPP có hiệu lực, vấn đề thuế suất 0% thì các sản phẩm chăn nuôi của những nước có thế mạnh về chăn nuôi như: Canada, Nhật Bản, Australia… sẽ ồ ạt vào Việt Nam. Điều này sẽ tác động tiêu cực đến ngành sản xuất chăn nuôi trong nước.

     

    Do vậy, nếu không nhanh cải tiến và lựa chọn những sản phẩm lợi thế, đặc trưng để tập trung phát triển thì ngành chăn nuôi sẽ gặp nhiều bất lợi.

     

    Bởi sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam hiện có chi phí sản xuất cao hơn so với các nước có ngành chăn nuôi phát triển.

     

    “Mặc dù, chúng ta đã có nhiều giải pháp nhằm giảm giá thành sản xuất nhưng vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn” – ông Vân nhấn mạnh.

     

    Bên cạnh đó, khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, một sản phẩm nếu đã đăng ký thương hiệu quốc gia thì có thể xuất khẩu sang tất cả các nước còn lại trong khối, miễn sao đáp ứng đủ tiêu chuẩn của nước sở tại và không có hạn ngạch. Không chỉ có sản phẩm thô mà cả sản phẩm chế biến của ngành chăn nuôi cũng ồ ạt vào Việt Nam.

    CPTPP: Cơ hội và thách thức đối với ngành chăn nuôi

    Ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

     

    Trong khi đó, các sản phẩm của nước ngoài rất đa dạng và phong phú, do vậy sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất trong nước; thay đổi cách tiêu dùng truyền thống sang công nghiệp.

     

    Nhưng nó cũng có mặt tích cực, các sản phẩm đặc sản của Việt Nam như: lợn Móng Cái, gà Ri, gà H’mong… có thể xuất khẩu sang các nước trong cùng khối.

     

    Do đó, theo ông Vân, bắt buộc các doanh nghiệp trong nước phải thay đổi phương thức quản lý để hội nhập.

     

    Đồng thời, các trang thiết bị phục vụ cho ngành chăn nuôi khi nhập vào Việt Nam sẽ được giảm thuế, góp phần làm giảm chi phí sản xuất.

     

    Liên quan đến vấn đề đầu tư, ông Vân cho biết, thị trường nông nghiệp của Việt Nam hiện đang rất hấp dẫn, bởi kinh tế đang trên đà phát triển, đồng thời xu thế tiêu dùng cũng đang thay đổi, do vậy Việt Nam có nhiều cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này.

     

    “Hiện có nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước muốn đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi kể cả về giống và gen, với số tiền lên tới vài nghìn tỷ đồng để xây dựng trung tâm nghiên cứu về gen tại Khu công nghiệp công nghệ cao Láng Hoà Lạc” – ông Vân cho hay.

     

    Cũng theo ông Vân, khi bắt đầu vào CPTPP, thì Việt Nam cần sớm nghiên cứu thay đổi thể chế, bởi khi mà 11 nước đã ngồi chung với nhau rồi thì phải thực hiện theo cái chung. Cái riêng ở đây chỉ còn là hàng rào kỹ thuật của từng nước, còn cái chung là cải cách thể chế.

     

    Về mặt hàng rào kỹ thuật, cần phải rà soát lại toàn bộ các tiêu chuẩn, quy chuẩn, xem cái gì thiếu thì phải bổ sung. Đồng thời, khi xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn nước nhập khẩu.

     

    Đáng chú ý, trước đây muốn xuất khẩu một sản phẩm chăn nuôi phải mất từ 6 – 12 năm, nay khi có Hiệp định CPTPP thì đã rút ngắn được thời gian, bởi các nước nằm trong khối đã đồng điệu về mặt văn bản, ký kết, hợp đồng… nhưng vẫn phải đáp ứng các tiêu chuẩn cao.

     

    “Nhìn chung, sau khi nghiên cứu thì Hiệp định CPTPP có tác động tích cực nhiều hơn. Bởi người Việt Nam không chỉ bây giờ mới tiếp nhận, mà đã có trong tiềm thức lâu nay rồi. Tôi đã hỏi một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn về vấn đề này, họ bảo không sợ mà chỉ hơi lo và cần thể chế manh để các doanh nghiệp này làm” – ông Vân khẳng định.

     

    Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, tới đây Cục sẽ tổ chức các hội nghị lớn toàn quốc về phát triển chuỗi ngành hàng thịt lợn, thịt gà; tổng hợp đánh giá lại giải pháp về phương thức chăn nuôi bò theo hướng chăn nuôi gia cầm… nhằm định hướng cũng như tái cơ cấu lại ngành chăn nuôi cho phù hợp với điều kiện hiện có.

     

    Thành Trung
    Nguồn: BNEWS/TTXVN

    2 Comments

    1. Bích Hạnh

      Với tình hình chăn nuôi hiện tại, giá heo và đầu ra của heo là một bài toán khó giải quyết thì có cơ hội nào để chăn nuôi heo phát triển không ạ. Mình thấy số lượng hộ chăn nuôi nhỏ lẽ gần như đã treo chuồng không nuôi heo nữa, dẫn đến số lượng heo sẽ giảm đáng kể, số lượng heo giảm như vậy thì có tạo điều kiện cho giá của heo tăng không ạ.
      Nếu các hộ nhỏ tranh thủ lúc số lượng chăn nuôi khác treo chuông chờ thời cơ giá tăng thì như vậy có mạo hiểm không ạ?

      • Uyên Linh

        Theo góc nhìn của mình nhé. Hiện tại, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đã treo chuồng, nhưng tổng đàn không giảm đi là bao. Thịt lợn ở Việt Nam vẫn dư thừa, bằng chứng là thời gian qua, giá lợn chẳng lên là mấy. Mặt khác, các công ty lớn như CP, Masan, Hòa PHát, Dabaco, Mavin.. đang mở rộng quy mô. Cùng với đó, họ áp dụng công nghệ hiện đại nên giá thành sản xuất thịt lợn hơi của họ rất thấp mà đảm bảo an toàn thực phẩm. HƠn nữa, họ còn xây dựng chuỗi từ nông trại tới bàn ăn. Tất cả mọi thứ họ đều có thể tận dụng nên rủi ro thấp. Nếu bạn là người có tâm, có tầm, có vốn thì hãy cứ đương đầu nhưng hãy khảo sát trước thật kỹ bạn ạ. Từ khâu chăn nuôi thế nào, bán ở đâu, làm thương hiệu ra sao. Mình đi nhiều nông trại họ làm theo kiểu như nuôi lợn hương đen, lợn giun quế, tận dụng tất cả phụ phẩm để tiết giảm chi phí; cùng với đó, sản phẩm của họ thơm ngon, độc đáo nên thị trường chấp nhận và hàng hóa tiêu thụ ở các cửa hàng thực phẩm sạch rất nhiều. Bão giá lợn nhưng họ vẫn tồn tại và “khỏe mạnh” bạn ạ.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.