Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vừa được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ sáu sẽ chính thức có hiệu lực vào đầu năm 2019. Đây là cơ hội để nước ta mở rộng thị trường xuất khẩu lâm sản, thủy sản, rau quả… tuy nhiên, một ngành hàng dễ bị “tổn thương” trong bối cảnh mới sẽ là chăn nuôi, khi phải đối mặt nhiều thách thức.
Chăm sóc đàn lợn tại Hợp tác xã Chăn nuôi Hoàng Long (Thanh Oai, Hà Nội). Ảnh: ANH QUỲNH
Theo đánh giá của các chuyên gia nông nghiệp, chăn nuôi là ngành bị ảnh hưởng nhiều từ CPTPP do sức cạnh tranh chưa đủ mạnh, nhất là đối với các sản phẩm thịt lợn, thịt bò và sữa. Theo ông Hoàng Thanh Vân, nguyên Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – NN và PTNT), thời gian qua, dù ngành chăn nuôi trong nước đã có nhiều nỗ lực cải tiến về giống, cố gắng giảm giá thành sản phẩm chăn nuôi (SPCN), song thực tế giá SPCN vẫn cao. Thí dụ, giá thịt lợn hơi của Việt Nam hiện ở mức từ 45 nghìn đến 50 nghìn đồng/kg, trong khi ở nhiều nước chỉ ở mức khoảng 32 nghìn đến 40 nghìn đồng/kg. Chất lượng SPCN trong nước nhìn chung chưa tốt bằng hàng nhập khẩu. Khi CPTPP có hiệu lực, các sản phẩm thịt bò và sữa từ Ô-xtrây-li-a và Niu Di-lân, lợn, gà từ Ca-na-đa sẽ vào Việt Nam với số lượng lớn. Ðiều này sẽ dần làm thay đổi cách thức tiêu dùng của người dân, ảnh hưởng tới sản xuất trong nước.
Một “rào cản” nữa đối với ngành chăn nuôi Việt Nam là phần lớn các khâu vẫn phải dựa vào nhập khẩu, nhất là nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và con giống…, như nhập khẩu bò giống từ Ô-xtrây-li-a, ngan giống từ Pháp; nhập lúa mì của Nga, Ô-xtrây-li-a, Ca-na-đa, nhập ngô của Ác-hen-ti-na và Bra-xin. Bộ NN và PTNT cho biết, giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu trong tháng 10-2018 ước đạt 303 triệu USD, đưa tổng giá trị thức ăn gia súc và nguyên liệu nhập khẩu 10 tháng đầu năm 2018 đạt 3,2 tỷ USD, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm 2017. Trong khi đó, xuất khẩu các SPCN chỉ đạt 455 triệu USD.
Cùng với đó, CPTPP cũng quy định khắt khe về vùng an toàn dịch bệnh, các thị trường của khối nổi tiếng “khó tính” như: Nhật Bản, Chi-lê, Xin-ga-po…, có hàng rào kỹ thuật yêu cầu tương đối cao đối với SPCN từ các nước khác. Hiện, Việt Nam mới có 50 vùng (cấp quận) và 1.092 cơ sở được công nhận an toàn dịch bệnh, những con số còn quá thấp so với yêu cầu đặt ra.
Bên cạnh khó khăn, CPTPP cũng đem lại cho ngành chăn nuôi một số tác động tích cực như: Các doanh nghiệp (DN) trong nước bắt buộc phải thay đổi phương thức quản lý để theo kịp sự phát triển chung, nâng cao sức cạnh tranh. Các trang, thiết bị phục vụ ngành này nhập vào Việt Nam sẽ được giảm thuế, dẫn đến chi phí sản xuất giảm. Cùng với đó, có thêm nhiều cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài bởi thị trường nông nghiệp của Việt Nam hiện khá hấp dẫn, nhiều DN trong nước và nước ngoài đang muốn đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi, nhất là về giống và gien. Ngành cần tập trung phát triển các mặt hàng thuộc phân khúc ít chịu cạnh tranh của sản phẩm nhập khẩu như: Lợn sữa, gà lông mầu, thủy cầm, mật ong…, chú trọng các giống gà bản địa đặc sản như: gà Ðông Tảo, gà ri…, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và có thể xuất khẩu. Riêng đối với sản phẩm thịt lợn, nhất thiết phải có chiến lược chăn nuôi bài bản và lâu dài vì liên quan vấn đề chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh.
Vì vậy, ngành chăn nuôi cần tiếp tục nhân rộng mô hình thực hành chăn nuôi theo chuỗi liên kết (giữa DN với trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác…) giúp truy xuất nguồn gốc khuyến khích DN đầu tư áp dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học nhằm sản xuất nhanh các loại hóa chất, chế phẩm sinh học làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, từng bước thay thế nguồn nguyên liệu nhập khẩu, nhằm giảm giá thành, từ đó tăng sức cạnh tranh với hàng nhập khẩu.
Mặt khác, cần đẩy mạnh công tác tiếp thị, mở rộng, tìm kiếm thị trường xuất khẩu SPCN. Giám đốc Hợp tác xã Chăn nuôi Hoàng Long (huyện Thanh Oai, Hà Nội) Nguyễn Trọng Long cho rằng, hạn chế lớn nhất của hợp tác xã hiện nay là thị trường cho SPCN. Nếu tìm kiếm được thị trường, sản xuất theo đơn đặt hàng, “đầu ra” ổn định, thì khâu tổ chức sản xuất các loại SPCN theo hướng đặc sản, hữu cơ sẽ thuận lợi. Hiện, chúng ta đã xuất khẩu được thịt gà chế biến sang Nhật Bản, thịt lợn sữa đông lạnh sang Ma-lai-xi-a, trứng vịt muối, trứng cút sang Xin-ga-po, Ô-xtrây-li-a… Nhưng sản lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu còn quá thấp trong tổng sản lượng nông sản xuất khẩu thời gian qua. Ðồng tình với quan điểm trên, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn cho rằng, nước ta có thế mạnh về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, phù hợp nhiều loại vật nuôi. Các DN, hộ chăn nuôi cần nỗ lực khắc phục khó khăn, tiếp tục ứng dụng khoa học – công nghệ tiên tiến, tận dụng thời cơ đưa ngành chăn nuôi phát triển một cách bền vững, hiệu quả hơn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
ANH PHƯỜNG
Nguồn: Báo Nhân Dân
- ngành chăn nuôi li>
- hiệp định CPTPP li>
- CPTPP đối với doanh nghiệp li>
- CPTPP li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất