Cú hích mới của ngành chăn nuôi Trung Quốc - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Cú hích mới của ngành chăn nuôi Trung Quốc

    Ngành chăn nuôi Trung Quốc đang nhận sự hỗ trợ từ nhiều công ty công nghệ. Trí thông minh nhân tạo bắt đầu được áp dụng vào quy trình chăn nuôi, giúp các chủ trang trại tăng hiệu suất.

     

    Nhận diện khuôn mặt được sử dụng rộng rãi tại Trung Quốc, từ mở tài khoản ngân hàng cho đến theo dõi người đi bộ sai luật. Công nghệ này giờ đây bắt đầu áp dụng với lợn và sẽ sớm mở rộng sang bò, cừu nếu JD Finance, nhánh tài chính công nghệ (fintech) của JD.com, tìm ra cách thức phù hợp.

     

    Chăn nuôi thông minh

     

    JD Finance trong tháng 11 đã đưa ra cái gọi là giải pháp chăn nuôi gia súc thông minh, gói gồm các công nghệ kỹ thuật số như máy theo dõi, phân tích bằng trí thông minh nhân tạo, robot và công nghệ Internet vạn vật, để giúp nông dân Trung Quốc tạo ra những sản phẩm tốt hơn với chi phí thấp hơn.

    Cú hích mới của ngành chăn nuôi Trung Quốc

    Lợn trong một trang trại tại ngoại ô thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

     

    JD Finance đang phối hợp với Đại học Nông nghiệp Trung Quốc và Học viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc để thử nghiệm giải pháp thông minh trên lợn. Công ty cam kết sẽ áp dụng công nghệ với nhiều loài hơn và “số hóa các phương thức nông nghiệp truyền thống”.

     

    Động thái trên nằm trong một chiến lược bao quát hơn, vượt khỏi kinh doanh tài chính công nghệ. JD Finance đã đưa ra thương hiệu mới – JD Digits, để phù hợp với hướng đi của công ty vào nhiều lĩnh vực hơn, bao gồm thành phố thông minh và marketing kỹ thuật số.

     

    Công nghệ theo dõi và nhận dạng lợn của JD Digits sử dụng các máy quay từ trên cao. Ở chế độ cơ bản, hệ thống có thể đo sự tăng trưởng, sức khỏe của từng con lợn, kiểm soát nhiệt độ chuồng.

     

    “Kết hợp với khả năng phân tích tinh vi hơn của trí thông minh nhân tạo, giải pháp thông minh dự kiến cung cấp kế hoạch cho ăn với từng cá thể lợn, giúp tạo ra thịt chất lượng cao hơn với chi phí thấp hơn”, Li Defa, giáo sư tại Đại học Nông nghiệp Trung Quốc, nói với SCMP. Li đang phối hợp với JD Digits để đưa công nghệ trên vào ngành công nghiệp chăn nuôi lợn.

     

     

     

    Theo Li, Trung Quốc chiếm nửa nguồn cung lợn của thế giới, khoảng 700 triệu con, nhưng chi phí chăn nuôi một con lợn tại Trung Quốc lại cao gấp đôi ở Mỹ do cho ăn kém hiệu quả hơn.

     

     

    JD Digits tin giải pháp thông minh có thể giúp người nuôi giảm 30 – 50% chi phí mỗi năm, giảm thời gian nuôi một con lợn 5 – 8 ngày.

     

     

    Nhận biết lợn mang thai

     

    JD.com không phải công ty công nghệ duy nhất đang hướng vào ngành chăn nuôi Trung Quốc. Năm 2009, William Ding Lei, giám đốc điều hành công ty trò chơi NetEase, mở trang trại nuôi lợn đen không hormone với mục đích chủ yếu là nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm tại Trung Quốc, thứ yếu mới là kiếm tiền.

     

    Công ty thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc, Alibaba, hồi đầu năm cũng triển khai ET Agricultural Brain, một công cụ số nhằm tăng hiệu quả ngành nông nghiệp, sản lượng cây trồng và thu nhập cho nông dân nước này. Công cụ của Alibaba đã được nhiều công ty chăn nuôi lợn tiếp nhận và áp dụng theo dõi các con vật.

     

    Alibaba còn đang triển khai trí thông minh nhân tạo giúp người nuôi rút ngắn 7 lần thời gian xác định lợn mang thai hay không.

     

    Theo kinh nghiệm tích lũy, người nuôi phải theo dõi sát sao những thay đổi trong hành vi của lợn suốt 21 ngày để xác định nó có mang thai hay không, một nhiệm vụ đầy thách thức bởi có lúc họ phải chú ý tới 80 con cùng lúc. Dấu hiệu có thai thường là lợn nằm ngửa ngủ, thích đứng im hơn đi lại quanh chuồng.

     

    Với công nghệ của Alibaba, thời gian theo dõi chỉ còn 3 ngày. Công ty đã phát triển thuật toán, phối hợp cùng với máy quay nhận dạng khuôn mặt, có thể chẩn đoán chính xác lợn mang thai hay không dựa vào thay đổi hành vi, thói quen ăn uống sau giao phối.

     

    Theo Alibaba Cloud, công nghệ trên nhằm gia tăng số lượng lợn con tại trang trại. Các đối tác của Alibaba Cloud tại tỉnh Tứ Xuyên, tây nam Trung Quốc, sẽ bắt đầu áp dụng từ đầu năm 2019.

     

    “Ngoài theo dõi sự thay đổi hành vi, kiểm tra kỹ càng hơn sẽ tốn thời gian và năng lượng, đòi họi có sự trợ giúp từ 2 tới 3 người”, Deng Qiang, công nhân làm việc tại trang trại nuôi lợn ở Tứ Xuyên, môt trong những đối tác trong dự án nông nghiệp thông minh của Alibaba, nói.

     

    “Ngay cả khi giải pháp thông minh chỉ cho biết con lợn nào khả năng cao đang mang thai, đó cũng là một sự trợ giúp lớn với chúng tôi”.

     

    Tầng lớp trung lưu tại Trung Quốc đang gia tăng, kéo theo đó là nhu cầu sử dụng thịt lợn – có thể là hun khói, nướng, luộc hoặc rán, tạo ra một lĩnh vực kinh doanh trị giá hàng tỷ USD. Với đàn lợn 700 triệu con, gấp đôi Mỹ, Trung Quốc hiện là quốc gia cung cấp, tiêu thụ và nhập khẩu thịt lợn lớn nhất thế giới.

     

    Tuy nhiên, đây không phải lý do duy nhất khiến các ông lớn công nghệ đổ xô vào nông nghiệp. Trung Quốc từ lâu đã có vấn đề về an toàn thực phẩm. Một trong những bê bối lớn nhất bị phát hiện vào năm 2015, khi nhà chức trách Trung Quốc thu giữ 800 tấn thịt đông lạnh vận chuyển lậu, một số gói hàng ghi ngày sản xuất từ những năm 1970.

     

    Do đó, ngành công nghiệp công nghệ được đề nghị can thiệp hỗ trợ. Alibaba và JD.com đang nghiên cứu cách để đảm bảo chất lượng cung ứng thực phẩm bằng công nghệ blockchain, liên kết sản phẩm với các mã số và gắn thẻ kỹ thuật số nhận dạng tần số sóng vô tuyến (RFID).

     

    VĂN VIỆT

    Nguồn: nongnghiep.vn

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.