Theo Cục Chăn nuôi, trong năm 2023 Cục đã tăng cường hợp tác quốc tế với nhiều đơn vị tổ chức. Cụ thể:
Với dự án chiến lược chuyển đổi để quản lý nguy cơ đầu ra của trang trại (Transfom), Cục đã hợp tác với USAID, tập đoàn Cargill (các nội dung quan trọng trong lĩnh vực chăn nuôi bao gồm hỗ trợ xây dựng cơ sở dữ liệu, an toàn sinh học, hạn chế kháng kháng sinh trong chăn nuôi); phối hợp cùng Vụ Hợp tác quốc tế và các đơn vị liên quan hoàn thiện và triển khai thủ tục đồng trình Văn kiện dự án; trình Bộ NN&PTNT thành lập Ban quản lý Dự án; triển khai các nội dung trong Văn kiện dự án theo kế hoạch năm 2023.
Với chương trình chăn nuôi an toàn sinh học, phòng chống dịch bệnh trong khuôn khổ hợp tác với IFC (tổ chức thuộc Ngân hàng thế giới), Cục đã chủ trì triển khai nội dung phát triển chăn nuôi an toàn sinh học do Cục Chăn nuôi theo chức năng, nhiệm vụ và nội dung kế hoạch hợp tác; Tổ chức tập huấn và phối hợp với 05 Chi cục Chăn nuôi thú y, tham gia triển khai các hoạt động của dự án. Hiện có một số doanh nghiệp đang đề nghị tham gia chương trình này.
Với chương trình SSC (hợp tác với Đan Mạch), Cục Chăn nuôi đã họp với Đại sứ quán Đan Mạch về xây dựng các nội dung liên quan đến đánh giá điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi; Triển khai các hoạt động liên quan trong khuôn khổ Chương trình hợp tác đã thống nhất giữa 2 bên.
Cục Chăn nuôi cũng hợp tác với tổ chức FAO về dự toán thực hiện các nội dung đã thỏa thuận; Phê duyệt kế hoạch các chuyến đi khảo sát thực tế đánh giá thực trạng chăn nuôi động vật khác; Phê duyệt kế hoạch các cuộc họp kỹ thuật để góp ý đề cương, dự thảo Thông tư liên quan; Tổ chức 01 hội thảo xin ý kiến góp ý dự thảo Thông tư (cho 32 tỉnh).
Với Dự án VN-SIPA, Cục phối hợp một số nội dung: Rà soát tiến độ mô hình đang triển khai ở HTX Lúa Vàng Bắc Giang; Phối hợp cùng Đài truyền hình Quốc hội tổ chức quay phim phóng sự về giảm phát thải ngành chăn nuôi tại mô hình HTX Lúa Vàng; Phối hợp GIZ tổ chức 02 hội thảo lấy ý kiến dự thảo “Quyết định Hướng dẫn kỹ thuật sử dụng phụ phẩm nông nghiệp phối trộn thức ăn và xử lý chất thải chăn nuôi bò thịt” tại TP. Hà Nội và Lâm Đồng.
Cục Chăn nuôi cũng tham gia cuộc họp “Nhóm công tác kỹ thuật ASEAN về tiêu chuẩn thực phẩm Halal lần thứ 19”, do Lào chủ trì tổ chức, hình thức họp trực tuyến diễn ra trong 02 ngày 12-13/9/2023. Nhóm công tác kỹ thuật ASEAN đã góp ý hoàn thiện tiêu chuẩn về thực phẩm cho người hồi giáo (Halal food).
Cùng với đó, triển khai các nội dung thuộc lĩnh vực chăn nuôi trong khuôn khổ hợp tác thuộc Dự án của Bộ Khoa học Hàn Quốc.
Đối với sự kiện Vietstock 2023, Cục đã phối hợp với đơn vị tổ chức và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức đoàn tham gia Triển lãm tại Philippines; Tổ chức hội thảo “Tăng cường chăn nuôi bền vững nhằm cải thiện an ninh lương thực và an toàn thực phẩm” (ngày 11/10/2023); Hội thảo về “Công nghệ chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi hướng đến giảm phát thải khí nhà khí ngành chăn nuôi” (ngày 12/10/2023); Tổ chức chấm và trao giải thưởng Vietstock cho các tổ chức/doanh nghiệp xuất sắc trong lĩnh vực chăn nuôi.
Cục Chăn nuôi cũng tổng hợp báo cáo đánh giá kết quả hợp tác lĩnh vực chăn nuôi với một số nước trong khu vực; Phối hợp với Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường và Vụ Hợp tác quốc tế xây dựng kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt sang thị trường Lào, Campuchia….
Hiện nay, Cục đang tăng cường tìm kiếm, xúc tiến xây dựng các chương trình, dự án, các hoạt động Hợp tác quốc tế khác để tranh thủ nguồn lực, hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý nhà nước, hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ ưu tiên theo đúng định hướng phát triển chăn nuôi bền vững.
PV
- cục chăn nuôi li>
- hợp tác quốc tế li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất