Cúm gia cầm đã lan đến những địa điểm mới trên toàn cầu. Các đợt bùng phát của virus gây cúm gia cầm được ghi nhận ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Âu, châu Á và châu Phi. Chúng không “chịu khuất phục” trước cái nóng mùa hè hoặc những đợt lạnh giá mùa đông.
- Cập nhật tình hình lưu hành vi rút Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, Viêm da nổi cục và khuyến cáo sử dụng vắc xin
- Bùng phát dịch cúm gia cầm H5N1 tại Slovakia và Nepal
- Cúm gia cầm bùng phát ở Đài Loan
Người bán gà tại làng Tanta, Ai Cập. Ảnh: AP
Hãng thông tấn Reuters (Anh) đã trao đổi với trên 20 chuyên gia và nông dân ở 4 châu lục, họ cho rằng sự phổ biến của virus cúm gia cầm trong tự nhiên là dấu hiệu cho thấy các đợt bùng phát sẽ không sớm suy giảm ở các trang trại gia cầm.
Điều này làm gia tăng mối đe dọa đối với nguồn cung cấp thực phẩm của thế giới. Họ cảnh báo rằng nông dân phải coi căn bệnh này là một nguy cơ nghiêm trọng quanh năm, thay vì chỉ tập trung nỗ lực phòng ngừa trong mùa xuân – mùa di cư của các loài chim hoang dã.
Chủng virus đến Mỹ vào đầu năm 2022 có tương đồng về mặt di truyền với các trường hợp ở châu Âu và châu Á. Tổng số chim chết ở Mỹ năm 2022 lên tới 58 triệu con. Virus này thường gây tử vong cho gia cầm. Toàn bộ đàn gia cầm thường bị tiêu hủy khi chỉ có một con dương tính. Tiêm vaccine không phải là một giải pháp đơn giản: chúng có thể làm giảm nhưng không loại bỏ được mối đe dọa từ virus.
Vào ngày 15/2, Argentina và Uruguay ban bố tình trạng khẩn cấp vệ sinh quốc gia sau khi các quan chức xác nhận những ca nhiễm đầu tiên tại hai quốc gia này. Argentina phát hiện virus ở chim hoang dã, trong khi những con thiên nga chết ở Uruguay cho kết quả dương tính với virus gây cúm gia cầm.
Mỹ, Anh, Pháp và Nhật Bản nằm trong số các quốc gia hứng chịu thiệt hại kỷ lục về gia cầm trong năm qua, khiến một số nông dân cảm thấy bất lực. “Cúm gia cầm xảy ra cả trong trang trại mới với thiết bị hiện đại và không có cửa sổ, vì vậy, tất cả những gì chúng tôi có thể làm bây giờ là cầu xin Chúa ngăn chặn dịch bệnh bùng phát”, ông Shigeo Inaba, người nuôi gà lấy thịt ở tỉnh Ibaraki (Nhật Bản) chia sẻ.
Giá trứng lập kỷ lục sau khi dịch cúm gia cầm năm 2022 khiến hàng chục triệu con gà mái chết. Tình trạng này cản trở một số nước nghèo nhất thế giới tiếp cận trứng – nguồn protein giá rẻ vào thời điểm nền kinh tế toàn cầu đang lao đao vì lạm phát cao. Theo các chuyên gia, các loài chim hoang dã chịu trách nhiệm chính trong việc lây lan virus. Các loài thủy cầm như vịt có thể mang bệnh mà không chết và truyền bệnh cho gia cầm.
Các chuyên gia cho biết, nồng độ virus tăng cao ở nhiều loại thủy cầm và chim hoang dã đồng nghĩa với việc gia cầm hiện phải đối mặt với rủi ro cao quanh năm. Bác sĩ thú y Bret Marsh tại bang Indiana (Mỹ) nhận định: “Đó là một cuộc chiến mới”.
Ông Gregorio Torres tại Tổ chức Thú y Thế giới có trụ sở ở Paris (Pháp) cho biết các loài chim hoang dã đã lây lan dịch bệnh ra xa, rộng hơn bao giờ hết. Chúng có khả năng mang theo lượng virus kỷ lục. Ông Torres nói với Reuters rằng loại virus này đã thay đổi từ những đợt bùng phát trước đó thành một dạng có khả năng lây truyền cao hơn.
Ông Torres không thể xác nhận virus cúm gia cầm có phải là bệnh lưu hành ở các loài chim hoang dã trên toàn thế giới, mặc dù các chuyên gia khác cho biết nó là bệnh lưu hành ở một số loài chim ở những nơi như Mỹ. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết nguy cơ đối với con người là thấp.
Ông David Suarez tại Phòng thí nghiệm nghiên cứu gia cầm Đông Nam của chính phủ Mỹ cho biết dạng virus đang lưu hành lây nhiễm cho nhiều loài chim hoang dã hơn so với các phiên bản trước, bao gồm cả những loài không di cư xa. Ông nói: “Sự lây nhiễm của các loài chim “cư trú” như vậy đang giúp virus tồn tại trong suốt cả năm mà trước đây không có”.
Một số chuyên gia nghi ngờ biến đổi khí hậu có thể đã góp phần cho tình trạng lây lan cúm gia cầm toàn cầu bởi đường di cư và môi trường sống của các loài chim hoang dã thay đổi.
Ông David Stallknecht tại Đại học Georgia (Mỹ) cho biết kền kền đen sống ở miền Nam nước Mỹ trước đây tránh được bệnh, hiện đang là một trong những loài bị ảnh hưởng. Virus cũng đã lây nhiễm sang động vật có vú như cáo, gấu và hải cẩu.
Gà được bày bán tại một khu chợ ở Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: AP
Ông Stallknecht cho biết nồng độ virus cao ở các loài chim như mòng két cánh lam và vịt di cư xa đã lây lan virus sang các vùng mới của Nam Mỹ. Các quốc gia bao gồm Peru, Ecuador và Bolivia trong những tháng gần đây đã thông báo về các trường hợp đầu tiên.
Bộ Nông nghiệp và Chăn nuôi Ecuador đã áp đặt tình trạng khẩn cấp về sức khỏe động vật kéo dài 3 tháng vào hôm 29/11/2022, hai ngày sau khi trường hợp đầu tiên được phát hiện. Cơ quan này cho biết tính đến nay, hơn 1,1 triệu con gia cầm đã chết.
Các ca cúm gia cầm ở Uruguay và Bolivia đã đẩy căn bệnh này đến gần hơn với biên giới quốc gia xuất khẩu thịt gà hàng đầu thế giới là Brazil. Bộ trưởng Nông nghiệp Brazil Carlos Favaro ngày 15/2 cho biết nước này đã điều tra ba trường hợp nghi ngờ, nhưng kết quả xét nghiệm cho kết quả âm tính. Ông Gian Carlos Zacchi, người nuôi gà ở Chapecó, bang Santa Catarina (Brazil), cho biết: “Mọi người đều tập trung vào việc ngăn chặn dịch cúm xâm nhập vào đất nước của chúng tôi”.
Người nông dân đang thử các chiến thuật khác thường để bảo vệ gia cầm, với một số sử dụng máy móc phát ra tiếng động lớn để xua đuổi chim hoang dã. Ở Rhode Island (Mỹ), nhà sản xuất trứng Eli Berkowitz đã phun chất khử trùng Lysol lên phân ngỗng trên lối đi trong trang trại của mình đề phòng nó có chứa virus. Ông cũng hạn chế khách đến thăm trang trại. Berkowitz cho biết ông đang chuẩn bị cho tháng 3 và tháng 4 khi mùa di cư sẽ gây ra rủi ro lớn hơn đối với gia cầm.
Hà Linh/Báo Tin tức (Theo Reuters)
- dịch cúm gia cầm li>
- cúm gia cầm li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất