Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ – Trung leo thang, chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu ban hành một tiêu chuẩn mới nhằm giảm hàm lượng protein thô có trong thức ăn chăn nuôi heo và gia cầm. Quy định mới sẽ ảnh hưởng tới ngành công nghiệp đậu nành, thức ăn chăn nuôi và chăn nuôi gia súc của Trung Quốc.
Hiện tại, Trung Quốc là quốc gia đứng đầu thế giới về sức tiêu thụ thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, do hạn chế trong qũy đất nông nghiệp, quốc gia này đang phụ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thô, đặc biệt là đậu nành. Việc gia tăng căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ kéo theo các vấn đề về nguồn cung của đậu nành.
Vào ngày 26 /10, Hiệp hội công nghiệp thức ăn chăn nuôi Trung Quốc phê chuẩn các tiêu chuẩn mới đối với các loại thức ăn cho heo và gia cầm, giảm mức protein thô lần lượt là 1,5% và 1%. Theo quan điểm của các chuyên gia, mục tiêu của việc đưa ra công thức thức ăn có hàm lượng protein thấp này nhằm giảm sự phụ thuộc vào đậu nành Mỹ.
Tiêu chuẩn mới ảnh hưởng khác nhau đối với các loại hình chăn nuôi
Theo đó, các chuyên gia cho rằng qui định này có sức tác động hạn chế đối với những trang trại nhỏ, vì họ khá linh hoạt trong công thức trộn thức ăn chăn nuôi, bằng cách sử dụng thức ăn thay thế.
Trong khi đó, đối với các trang trại chăn nuôi quy mô lớn tập trung tại khu vực miền Bắc Trung Quốc, đậu nành là nguyên liệu phổ biến. Vì vậy các chuyên gia nhận định tiêu chuẩn mới sẽ tác động đến năng suất và hiệu quả hoạt động của loại hình trang trại này. Họ cần tìm kiếm nguồn nguyên liệu thô thay thế với giá thành tương tự.
Còn đối với các trang trại quy mô lớn ở khu vực phía Nam tác động của tiêu chuẩn mới này là tương đối nhỏ vì họ có thể tiếp cận nguồn cung khô dầu hạt cải tốt hơn.
Theo các chuyên gia, ảnh hưởng lớn nhất của tiêu chuẩn mới là chi phí. Mặc dù mục đích của việc hạn chế sử dụng đậu nành nhằm giảm chi phí, việc chuyển đổi từ bột đậu nành sang các nguyên liệu thay thế sẽ làm tăng chi phí hoạt động trong ngắn hạn.
Một thác thức khác là khả năng duy trì hiệu quả hoạt động canh tác khi áp dụng tiêu chuẩn mới. Việc thay đổi công thức thức ăn chăn nuôi thông thường đòi hỏi phải có thời gian và hoạt động canh tác trong thời gian đó sẽ biến động mạnh.
Mặc dù vậy, các chuyên gia đã chứng kiến một số câu chuyện thành công trong những năm gần đây. Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi heo qui mô lớn đã điều chỉnh hàm lượng protein trong thức ăn chăn nuôi ở mức thấp, giúp giảm chi phí thức ăn và tạo ra lợi thế chi phí cạnh tranh cao.
Về lý thuyết, thức ăn ít đạm là khả thi. Tuy nhiên, thực tế cho thấy chính sách này được đưa ra cùng thời điểm với dịch tả heo châu Phi và chiến dịch giảm lượng thuốc kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi của chính phủ đang làm các vấn đề trở nên phức tạp hơn.
Công nghệ chăn nuôi cần phải cải thiện và mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi
Nếu tiêu chuẩn thức ăn chăn nuôi mới có hiệu lực, mức axit amin trong thức ăn ít đạm phải bằng với mức axit amin có trong thức ăn nhiều đạm. Tức là, phải bổ sung một axit amin để bù đắp cho hàm lượng bột đậu nành trong thức ăn chăn nuôi. Đây là cơ hội tốt để thúc đẩy sản xuất axit amin và chất enzyme.Các nhà sản xuất vi chất Lysin, Threonin, Methionin sẽ được hưởng lợi từ nhu cầu tăng cao khi công suất sản xuất đã ở mức dư thừa.
Ngành công nghiệp axit amin quan trọng của Trung Quốc đã ở trong trạng thái dư thừa, năm 2016 Nguồn: Rabobank 2018.
Việc ứng dụng Enzyme cùng với sự xuất hiện của những nguồn nguyên liệu thay thế khác (như bột hạt bông vải và khô dầu hạt cải) cũng sẽ tăng lên, vì những loại bột thay thế này cần nhiều enzyme hơn để cải thiện khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, do hàm lượng chất xơ thô cao.
Theo đó, công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi cũng phải nâng cấp. Các nhà cung cấp thức ăn chăn nuôi cần tối ưu hóa thành phần nguyên liệu thô để đảm bảo tỉ lệ chất dinh dưỡng.
Chiến tranh thương mại leo thang gây ra những thay đổi trong tiêu chuẩn thức ăn
Tại Trung Quốc, đậu nành là nguyên liệu chính trong thức ăn chăn nuôi gia súc. Mỹ từng là nhà cung cấp đậu nành lớn của Trung Quốc. Tuy nhiên điều này sẽ thay đổi khi chính phủ áp 25% thuế suất lên đậu nành của Mỹ, với các doanh nghiệp nhập khẩu trong nước hiện gần như đã loại bỏ hoàn toàn đậu nành Mỹ.
Nếu không có nguồn cung từ Mỹ, các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi của Trung Quốc sẽ khó có thể duy trì khẩu phần ăn tương tự.
Sự thiếu hụt nguồn cung đang đẩy giá đậu nành trong nước tăng cao, tạo ra áp lực lớn lên chi phí cho các trang trại chăn nuôi. Bắt đầu từ năm 2018, các nguyên liệu khác sẽ được thay thế cho bột đậu nành trong tỉ lệ thức ăn chăn nuôi, và giảm tỉ lệ đậu nành sử dụng.
Bột đậu nành được sử dụng với hàm lượng cao trong thành phẩm thức ăn chăn nuôi, 2007 – 2017. Nguồn: Rabobank 2018.
Tuy nhiên, các tiêu chuẩn thức ăn mới bổ sung giới hạn trên đối với protein thô trong cả thức ăn chăn nuôi heo và gia cầm ở các chu kì sống khác nhau.
Quy định mới cho phép gia tăng hạn mức protein thô có trong thức ăn chăn nuôi. Nguồn: Hiệp hội công nghiệp thức ăn chăn nuôi Trung Quốc 2018.
Cho đến nay, các tiêu chuẩn mới được khuyến khích thay vì bắt buộc. Các ông lớn trong ngành có thể thay đổi tỉ lệ thức ăn theo quyết định của họ.
Minh Trí Việt
Nguồn: VietnamBiz
- thức ăn chăn nuôi li>
- Trung Quốc li>
- chiến tranh thương mại li>
- cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ li>
- ngành thức ăn chăn nuôi li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất