Tại xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng), mô hình chăn nuôi heo gia công cho doanh nghiệp đang giúp nhiều hộ dân vươn lên làm giàu.
Không còn lo cảnh thương lái ép giá mỗi khi heo đến kỳ xuất chuồng, chị Chúc giờ chỉ tập trung chăm sóc đàn heo hàng nghìn con này
Người chăn nuôi được cung cấp con giống đầu vào, thức ăn, vắc-xin và cả hỗ trợ về mặt kỹ thuật chăn nuôi, tất cả heo nuôi theo mô hình chăn nuôi gia công đều được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm sau khi đạt cân nặng hoặc thời gian dự kiến. Đây là mô hình nuôi heo gia công mà các hộ dân ở thôn Lệ Sơn, xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang thực hiện cho thấy hiệu quả kinh tế.
Chị Ngô Thị Chúc, thôn Lệ Sơn (Hòa Tiến) cho biết, trước đây, cũng như nhiều hộ nông dân khác, gia đình chị chủ yếu làm nghề nông là trồng lúa. Tuy nhiên, trồng lúa cũng có mùa, có vụ. Vì vậy để có thêm thu nhập, gia đình chị phải trồng thêm hoa cúc để bán. Trồng hoa, công việc vốn cần sự tỉ mỉ, vất vả đã đành, thế nhưng chị Chúc cho biết, việc “thức đêm mò hôm” là chuyện diễn ra thường ngày vì cứ một giờ sáng là chị phải ra đồng thu hoạch hoa để kịp chở đi bán mỗi sáng. Trong khi đó, thu nhập không đáng kể, cuộc sống gia đình rất khó khăn.
“Bắt đầu nuôi heo gia công cho doanh nghiệp từ năm 2006, với tiêu chí của doanh nghiệp là đảm bảo về cơ sở chăn nuôi, môi trường và đặc biệt là cách khu dân cư, tôi cũng như một số hộ dân khác ở đây đã được Công ty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam trực tiếp ký hợp đồng chăn nuôi cho họ.”, chị Chúc cho biết.
Từ nguồn hỗ trợ vốn vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với số tiền 1 tỷ đồng, chị Chúc cho xây dựng 3 trang trại đạt tiêu chuẩn chăn nuôi của doanh nghiệp. “Ba trang trại của tôi hiện đang nuôi 1.300 con heo. Trung bình mỗi năm nuôi được 2 lứa, mỗi lứa tầm 5,5 tháng. Doanh nghiệp cung cấp heo giống là 5kg/con, cung cấp thức ăn cho heo, vắc xin và có bác sĩ thú y đến kiểm tra bệnh tật định kỳ, hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi… nên rất yên tâm. Gia đình chỉ bỏ công sức lao động. Sau khi thả con giống được khoảng 5 tháng, tức là cân nặng heo đạt từ 1-1,2 tạ/con, doanh nghiệp sẽ đến cân, thu mua hết số heo được nuôi.”, chị Chúc cho biết.
Được biết, với 1.300 con heo/lứa, mỗi năm trung bình gia đình chị Chúc được doanh nghiệp trả 400 triệu đồng, trừ mọi chi phí, chị thu về hơn 300 triệu đồng/ năm. Cuộc sống gia đình ổn định, khấm khá hơn nhiều.
“Nếu chăn nuôi theo kiểu nhỏ lẻ như trước đây, mỗi khi heo đến kỳ được bán thì hay bị thương lái ép giá, trong khi cám bã không ngừng tăng giá. Vậy nên nhiều rủi ro lắm, may ra thì lời được ít tiền công, còn không thì hòa vốn, hoặc lỗ. Cuộc sống vì vậy cũng rất bấp bênh, lúc nào cũng lo nơm nớp về giá cả, thị trường. Nhiều hộ chăn nuôi khác ở đây vì thế đã bỏ quê, bỏ nghề, đi làm phụ hồ hoặc đi làm thuê ở nơi khác”, chị Chúc chia sẻ.
Cuộc sống gia đình bà Lê Thị Tịch đã khấm khá hơn nhờ nuôi heo gia công do doanh nghiệp
Yên tâm làm ăn, không lo thương lái ép giá hay giá cả thị trường lên xuống, bà Lê Thị Tịch (thôn Lệ Sơn, xã Hòa Tiến) cho biết, đã thoát nghèo từ mô hình chăn nuôi heo gia công này.
“Gia đình tôi hiện đang nuôi 350 con heo, hiện mỗi con gần 50 kg. Khoảng 3 tháng nữa, khi heo đạt trên 100kg/con, doanh nghiệp sẽ về thu mua hết, sau đó tiếp tục thả con giống đợt tiếp theo”, bà Tịch cho biết.
Từ chỗ là gia đình khó khăn, chồng là bệnh binh bị cụt hai chân, được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, đặc biệt là từ khi ký hợp đồng chăn nuôi với Công ty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam, gia đình bà Tịch đã có cuộc sống khá giả, ổn định.
Ông Đặng Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Tiến (Hòa Vang, Đà Nẵng) cho biết, mô hình nuôi heo gia công mà Công ty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam đang ký kết hợp đồng với người dân cho thấy hiệu quả kinh tế rõ rệt. Hầu hết các hộ chăn nuôi theo mô hình này ở xã đều rất yên tâm làm ăn vì được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm đầu vào, đầu ra. Nhiều hộ đã có cuộc sống khá giả nhờ mô hình chăn nuôi này. Đặc biệt, một số hộ còn được hỗ trợ chăn nuôi theo công nghệ lạnh để đạt năng suất, cũng như chất lượng nuôi dưỡng tốt hơn.
Chăn nuôi nhưng phải đảm bảo về vấn đề môi trường, được biết các hộ chăn nuôi heo cho doanh nghiệp ở xã Hòa Tiến đã được hỗ trợ đầu tư hầm biogas xử lý chất thải. UBND xã Hòa Tiến cũng cho biết, mới đây xã đã phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố hỗ trợ công nghệ xử lý nước thải cho 02 hộ chăn nuôi trên địa bàn theo công nghệ Dewats, nhằm đảm bảo môi trường cho các hộ chăn nuôi heo với số lượng lớn.
Bùi Minh
Nguồn: Báo Dân Sinh
- nuôi lợn li>
- mô hình chăn nuôi li>
- nuôi lợn gia công li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi lợn li> ul>
6 Comments
Để lại comment của bạn
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Xin chào cả nhà, mình cũng nuôi gia công.sẵng hôm nay có bài viết về nuôi heo gia công cho công ty (X) thì mh cũng chia sẽ thẳng với mọi người vì mh cũng nuôi gia công. chỉ là chia sẽ thôi chứ ko có ý gì hết, bức xúc quá nên nói.
Đúng là cơ chế nuôi gia công của công ty X là rất rất có lợi đối với người dân nuôi gia công, nhưng đằng sau đó là các cán bộ quản lý thì thôi ôi. ép nông dân ko chịu nổi.
nhất là cấp quản lý bác sỹ, ko lo tiền cho họ hoặc ko chịu chung chi ăn nhậu với họ sau mỗi đợt sắp thả heo , họ ko thả heo, họ ko cấp thuốc chích heo hoặc chậm thả heo hoặc báo cáo xấu về công ty rồi treo trại,đó là chưa kể đến việc chi tiền ít thì thả heo xấu, lối sống như ông nội người ta vậy, hóng hách cao ngạo, ta đây.
Thứ hai là bác sỹ nuôi heo: ko tốt với họ,ko cho tiền họ, họ ko vào coi heo bệnh thế nào,ko cấp thuốc chích heo, mặc dù heo bệnh kêu họ vào coi rồi cấp thuốc thì chờ mỏi mòn con mắt,đợi đến lúc có thuốc khi ấy chết hơn chục con rồi mới cấp thuốc chích heo, trong khi đó heo chết thì nông dân phải chịu chứ bác sỹ có chịu giúp mh đâu.
thứ ba là nhân viên đi thu vỏ chai thuốc chích heo và bao cám: cũng phải cho họ tiền nếu ko họ cũng làm khó khăn với mh, đòi lập biên bản rồi phạt này phạt nọ kiếm đủ mọi lý do để làm khó, nói chung là ăn tiền nông dân từ trên xuống dưới. nông dân làm cực khổ suốt cả ngày ở trại heo, người lúc nào cũng hôi mùi phân heo, họ ôm từng con heo để chích mà đa phần bác sỹ coi heo có phụ đc gì đâu, ăn mặc áo sơ mi trắng đóng thùng ngồi đó chỉ đạo mà còn phải chi tiền cho họ và cũng ko dám nói nặng họ 1 lời,
Da số bác sỹ họ còn rất trẻ, mà nông dân cũng đáng tuổi cha chú của họ, họ sẳng sàn nạt nộ mỗi khi người dân sơ suất làm sai 1 điều gì đó ko đúng theo ý họ về cách nuôi heo. nông dân đành nhịn vì miếng cơm manh áo, vì trại đã xây, cãi lại họ họ ko thả heo thì phải làm sao, trong khi đó còn tiền nợ ngân hàng xây trại, công sức bỏ ra lớn quá lớn sao bỏ đc đây, nên đành nín thinh chịu vậy
với hiện trạng này thì cả công ty và người dân đều chịu thiệt thòi, mà người hưởng lợi nhất là các nhân viên của công ty. đó là cách mà công ty nuôi gia công đang đối xử với người dân.nhận được ít ỏi tiền lương nuôi gia công đó phải chia 5 sẽ 7 cho các nhân viên của công ty mà trong khi đó đó là mồ hôi công sức của mh trong 5 tháng nuôi heo từ 5kg đến gần 120kg
mh nói tới đây thôi.thấy sao nói vậy, trong bài còn có nhiều chỗ chưa đúng mong các bạn thông cảm.
Bạn đã bao giờ bí mật gửi mail cho Tổng giám đốc công ty này chưa?
chưa chị ạ, mình là nông dân , suốt ngày trong trại heo, làm sao tiếp xúc đc với họ, mà vì miếng cơm manh áo làm sao dám nói, nói xong treo trại ko thả heo luôn, lúc đó phải mang nợ cả tỷ bạc, rồi làm gì để trả hết số nợ đó.khổ đủ bề
Mình thấy nhiều trại cũng gia công như bạn đó, họ “cứng” lắm để không bị bắt nạt bạn ạ. Với đừng nghĩ là mình là nông dân mà không thể đề đạt ý kiến, cũng nên mạnh dạn chứ. Nếu cứ chịu đựng thế này, e rằng bạn sẽ gặp nhiều khó khăn. Chúc bạn mọi sự tốt lành!
Nếu có những thật sự vấn đề này, nếu bạn là 1 chủ trại gia công của công ty X, tôi cam đoan với bạn là, giám đốc chi nhánh sẽ cho nhân viên phụ trách ở trại đó nghĩ việc ngay lập tức, tôi cam đoan với bạn nếu bạn báo với người kí hợp đồng chăn nuôi với bạn,
Bên chăn nuôi tại đà nẵng ai có mối cơm thừa giới thiệu mình đc k