Huyện Lạc Sơn của tỉnh Hòa Bình nổi tiếng về sản phẩm gà ri Mường bản địa (còn gọi là gà Mò). Mới đây, xã Yên Nghiệp đã ra mắt 2 tổ hợp tác (THT) chăn nuôi gà đặc sản ri Mường hàng hóa theo quy trình sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm.
Nuôi gà Mường cho lợi nhuận cao
Hai mô hình liên kết chăn nuôi vừa ra đời tại Lạc Sơn là những THT chăn nuôi gà của xóm Mường Mu và xóm Mường Đam (xã Yên Nghiệp). Đây là một trong những kết quả của dự án “Hỗ trợ doanh nghiệp xã hội vì sự phát triển nông thôn sáng tạo và bền vững”, gọi tắt là SERD.
Chăn nuôi gà tại Trang trại của anh Bùi Văn Linh ở xóm Mường Đam, xã Yên Nghiệp, huyện Lạc Sơn, Hòa Bình. C.K
Tại lễ ra mắt có sự tham gia của những doanh nghiệp (DN) chuyên phân phối bán lẻ các sản phẩm nông sản tại Hà Nội như: Chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch Big Green, Chuỗi cửa hàng Green Lite, chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch Ecotirst…
Ông Bùi Văn Khánh – Trưởng phòng NNPTNT huyện Lạc Sơn cho biết: Gà ri Lạc Sơn còn gọi là gà Mò, là giống gà đặc sản của người Mường ở Hòa Bình. Giống gà này sống trên núi đá vôi, tự kiếm ăn, uống nước sông nên da mỏng ít mỡ, thịt chắc giòn, thơm. Tuy vậy, từ cách đây 6 năm, thương hiệu gà thả đồi Lạc Sơn mới được được người tiêu dùng nơi khác biết đến.
Chúng tôi đến tham quan trại chăn nuôi gà của anh Bùi Văn Linh – Tổ trưởng THT chăn nuôi gà xóm Mường Đam. Gia đình anh có 3 dãy chuồng, hiện đang nuôi 6.000 con gà ri. Anh Linh cho biết, gà nuôi mỗi lứa 5 tháng thì xuất chuồng. Chi phí giá thành 1kg thịt gà 60.000 đồng/kg. Với giá xuất bán ổn định suốt từ giữa năm ngoái đến nay ở mức 85.000 – 86.000 đồng/kg gà thịt, bình quân mỗi con gà cho lợi nhuận 35.000 – 40.000 đồng.
Theo anh Linh, nuôi gà không khó, nhưng để cho gà không bị dịch bệnh là rất khó. Để đàn gà khỏe mạnh, cần xây chuồng trại thoáng về mùa hè, ấm về mùa đông. Sàn chuồng gà ở cao hơn mặt đất chừng 20cm và trải trấu. Khi có mùi hôi thì thay trấu ngay và thường xuyên khử trùng chuồng trại 1 tháng 2 lần. Yếu tố quan trọng nữa là phải tiêm vaccine phòng bệnh định kỳ.
“Năm ngoái, gia đình tôi tham gia vào nhóm sản xuất gà sạch, gồm nhiều hộ trong xóm. Từ ngày vào nhóm, nhà tôi không có đủ gà cung cấp cho thương lái đến mua. Nay nhóm chúng tôi thành lập tổ hợp tác với mục đích liên kết các thành viên cùng hợp tác chăn nuôi đúng quy trình, được giám sát chặt chẽ để không bị dịch bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, cùng bảo tồn và xây dựng thương hiệu cho gà ri Mường Lạc Sơn. Hiện tổ hợp tác có 6ha chuồng trại, mỗi lứa nuôi 2 vạn con, không chỉ cung cấp gà cho thị trường Hòa Bình mà còn xuất bán cho thị trường Hà Nội” – anh Linh nói.
Tăng giá trị sản phẩm
Ông Hoàng Xuân Trường – tư vấn kỹ thuật của Dự án SERD cho hay, việc phát triển tổ chức từ nhóm đồng sở thích thành THT chăn nuôi sẽ giúp tăng giá trị sản phẩm, điều tiết sản xuất. Từ tổ hợp tác tốt rồi, có khả năng quản trị và quản lý tốt thì sẽ tiến lên xây dựng các HTX chuyên về chăn nuôi gà. Do đó, ông Trường cũng khuyến cáo các thành viên THT phải cam kết 100% con gà xuất ra thị trường phải đạt chất lượng thơm ngon, như vậy mới có thể xây dựng được thương hiệu “Gà ri Mường Lạc Sơn”.
“Nếu chúng ta đánh mất chất lượng sản phẩm thì sẽ thất bại. Các hộ phải tuân thủ triệt để quy trình chăn nuôi đã được soạn thảo trong nội quy của THT. Phải hành động tập thể, mua chung vật tư, và bán chung sản phẩm để đảm bảo gà giống, thức ăn chất lượng tốt nhất, gà thịt xuất chuồng ngon nhất. Nếu một nhà có gà bị bệnh, phải thông báo ngay cho các thành viên khác trong THT biết để có biện pháp phòng trừ. Nếu giấu dịch, tự ý đem gà bị bệnh đi bán mà không có ai biết, nguy cơ sẽ xóa sổ cả đàn gà”- ông Trường nói.
Ông Đặng Hồng Mạnh – điều phối viên của dự án SERD cho hay, Dự án hướng đến trao quyền cho những cá nhân, tập thể năng động và những doanh nghiệp xã hội bản địa, góp phần thay đổi tích cực kinh tế và xã hội tại cộng đồng địa phương, vùng sâu vùng xa. Dự án này triển khai tại những khu vực có tỷ lệ hộ nghèo đói cao tại các tỉnh Hòa Bình và Lào Cai. Đối tượng được Dự án hỗ trợ gồm các doanh nghiệp xã hội cộng đồng; hộ kinh doanh cá thể; hợp tác xã; nhóm kinh doanh tại địa phương.
“Các đối tượng được tham gia các khóa đào tạo nâng cao năng lực liên quan tới kế toán, tài chính, nhân sự, kinh doanh, tăng cường tác động xã hội… Đồng thời các mô hình cũng được hỗ trợ từ 30 – 50 triệu đồng/mô hình và có cơ hội tiếp cận với các quỹ đầu tư khác” – ông Mạnh chia sẻ.
Chu Khôi
Nguồn: Dân Việt
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 11 năm 2024
- Anh xác nhận cúm gia cầm H5N1 ở một trại nuôi gia cầm thương mại
- Nuôi chim có lông 7 màu được cấp mã nuôi động vật quý hiếm
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Theo mùa vịt chạy đồng
- JBS – Tập đoàn sản xuất thịt hàng đầu thế giới muốn lựa chọn Việt Nam trở thành địa bàn chiến lược
- Tuyên Quang: Ra mắt Chi hội Nông dân nghề nghiệp chăn nuôi lợn đen sinh sản xã Hùng Lợi
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- 13.624 khách tham quan triển lãm Vietstock 2024 và Aquaculture Vietnam 2024
- An Giang: Nuôi bò thịt theo hướng tuần hoàn, lợi nhuận tăng 29%
Tin mới nhất
T4,20/11/2024
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 11 năm 2024
- Anh xác nhận cúm gia cầm H5N1 ở một trại nuôi gia cầm thương mại
- Nuôi chim có lông 7 màu được cấp mã nuôi động vật quý hiếm
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Theo mùa vịt chạy đồng
- JBS – Tập đoàn sản xuất thịt hàng đầu thế giới muốn lựa chọn Việt Nam trở thành địa bàn chiến lược
- Tuyên Quang: Ra mắt Chi hội Nông dân nghề nghiệp chăn nuôi lợn đen sinh sản xã Hùng Lợi
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- 13.624 khách tham quan triển lãm Vietstock 2024 và Aquaculture Vietnam 2024
- An Giang: Nuôi bò thịt theo hướng tuần hoàn, lợi nhuận tăng 29%
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất