[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong xu thế hội nhập quốc tế, nhằm hỗ trợ tốt cho các đề tài nghiên cứu có sử dụng động vật về khía cạnh đạo đức, việc thành lập Hội đồng tư vấn về đạo đức với động vật tại các cơ sở nghiên cứu là hết sức cần thiết. Ngày 22/4/2021, Đại học Huế đã có Quyết định số 451/QĐ-ĐHH thành lập Hội đồng tư vấn về đạo đức với động vật trong nghiên cứu nhiệm kỳ 2021-2026, cùng với đó là Quyết đinh số 499/QĐ-ĐHH ngày 22 tháng 4 năm 2021 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng.
PGS.TS. Nguyễn Quang Linh, Giám đốc Đại học Huế trao quyết định thành lập Hội đồng tư vấn về đạo đức với động vật trong nghiên cứu
Sau 3 tháng kể từ ngày thành lập, Hội đồng tư vấn về đạo đức với động vật trong nghiên cứu đã đi vào hoạt động hiệu quả. Ngày 24 tháng 8 năm 2021, lần đầu tiên, 6 hồ sơ của 3 nhà khoa học thuộc Trường Đại học Nông Lâm và Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế đã được Hội đồng xét đăng ký phê duyệt về đạo đức với động vật nghiên cứu.
GS.TS. Lê Đình Phùng, Chủ tịch Hội đồng chủ trì Họp xét hồ sơ đăng ký phê duyệt về đạo đức với động vật nghiên cứu đợt 1 năm 2021
Các nội dung chính được Hội đồng tập trung tư vấn xét duyệt gồm: (i) Hoạt động, hành vi sử dụng động vật làm thí nghiệm liên quan đến đạo đức và vật quyền (gây ra đau đớn, stress, thay đổi hành vi do vật lý hoặc hóa chất tác động…); (ii) Các trường hợp điều trị cấp cứu, trợ tử, giết động vật theo cách nhân đạo nhất; (iii) Đánh giá mức độ rủi ro, lợi ích và nguy cơ dự kiến cho động vật sử dụng trong nghiên cứu, cân nhắc lợi ích – nguy cơ; (iv) Sự phù hợp của các phương pháp, biện pháp sử dụng trong nghiên cứu với các nguyên tắc đối xử nhân đạo với động vật; (v) Sự phù hợp số lượng loài động vật, số con trong từng loài động vật sử dụng trong nghiên cứu, và (vi) Sự phù hợp về năng lực của nghiên cứu viên đối với nghiên cứu.
Nguyên tắc chung bảo đảm đạo đức là sau khi đề cương, thuyết minh nghiên cứu được Hội đồng khoa học phê duyệt và trước khi triển khai, nghiên cứu liên quan đến sử dụng động vật phải được Hội đồng tư vấn về đạo đức với động vật trong nghiên cứu xem xét, hướng dẫn và chấp thuận về khía cạnh đạo đức. Các thí nghiệm sử dụng động vật đều chịu sự giám sát của Hội đồng trong quá trình triển khai. Đây là bước tiên phong của Đại học Huế về đối xử nhân đạo với động vật, thể hiện một bước tiến lớn, tiệm cận với xu hướng chung về vấn đề này trên thế giới.
Để hoạt động hiệu quả, kể từ khi thành lập đến nay, Hội đồng đã lập kế hoạch, tiến trình cụ thể, xây dựng các quy chế về xét duyệt và quản lý đề tài nghiên cứu khoa học. Ngoài ra Hội đồng sẽ xây dựng các khóa tập huấn do các chuyên gia nước ngoài phụ trách, tư vấn xuất bản quốc tế; vận động chính sách để có các quy định ở tầm quốc gia.
Chi tiết về quy trình nộp hồ sơ xem tại: https://huaf.edu.vn/animalethics/
PGS.TS. Đinh Văn Dũng, Thư ký Hội đồng
ĐT: 0986.939.906; E-mail: [email protected]
- Đại học Huế li>
- đạo đức động vật trong nghiên cứu li> ul>
- Hưng Gia Nam Group: Động thổ và khởi công xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi số 2, công suất 300.000 tấn/năm
- Lâm Đồng: Tổng đàn bò sữa giảm 1,1% so với cùng kỳ
- Giá trị ngành chăn nuôi chiếm trên 26% GDP
- Nuôi vịt biển trên cù lao Tân Phú Đông
- Ngành chăn nuôi có động lực tăng trưởng dài hạn nhưng vẫn lo ‘nút thắt’ chi phí
- 8.000 cơ sở giết mổ không giấy phép: Kiểm soát an toàn thực phẩm Tết ra sao?
- Năm 2024, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt hơn 533 triệu USD
- Không tiếp cận được thuế suất thuế NK 1% cho khô dầu đậu tương, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai gửi công văn lên Chính phủ
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
Tin mới nhất
T4,08/01/2025
- Hưng Gia Nam Group: Động thổ và khởi công xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi số 2, công suất 300.000 tấn/năm
- Lâm Đồng: Tổng đàn bò sữa giảm 1,1% so với cùng kỳ
- Giá trị ngành chăn nuôi chiếm trên 26% GDP
- Nuôi vịt biển trên cù lao Tân Phú Đông
- Ngành chăn nuôi có động lực tăng trưởng dài hạn nhưng vẫn lo ‘nút thắt’ chi phí
- 8.000 cơ sở giết mổ không giấy phép: Kiểm soát an toàn thực phẩm Tết ra sao?
- Năm 2024, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt hơn 533 triệu USD
- Năm 2024, giá trị sản xuất chăn nuôi tăng 5,4%
- Không tiếp cận được thuế suất thuế NK 1% cho khô dầu đậu tương, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai gửi công văn lên Chính phủ
- VUSTA kiến nghị sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất