Đại sứ Australia thăm các dự án tại vùng Tây Bắc Việt Nam - Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Đại sứ Australia thăm các dự án tại vùng Tây Bắc Việt Nam

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 4 năm 2022, đoàn công tác của Đại sứ quán Australia tại Việt Nam đã đến các tỉnh Sơn La và Điện Biên gặp mặt lãnh đạo chính quyền địa phương và nông dân, doanh nghiệp đang hưởng lợi từ các dự án do Australia tài trợ.

     

    Trong chuyến công tác này, Bà Robyn Mudie, Đại sứ Australia tại Việt Nam đã thăm các doanh nghiệp nhỏ của tỉnh, bao gồm những doanh nghiệp do phụ nữ dân tộc thiểu số điều hành, để tìm hiểu về hiệu quả hỗ trợ của Australia trong việc cải thiện sinh kế và mang lại cơ hội kinh tế cho tỉnh.

    Bà Robyn Mudie, Đại sứ Australia tại Việt Nam tới thăm Hợp tác xã măng sạch Xuân Nha ở xã Xuân Nha, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La

     

    Chuyến thăm này tái khẳng định cam kết của Australia trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội ở các tỉnh Tây Bắc là một phần trong quan hệ đối tác lâu dài với Việt Nam, thông qua chương trình “Thúc đẩy bình đẳng giới thông qua nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất Nông nghiệp và phát triển Du lịch” (GREAT), một dự án thuộc Chương trình Hợp tác Phi chính phủ Australia (ANCP) do tổ chức CARE Quốc tế thực hiện tại Việt Nam, và Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR).

     

    GREAT là chương trình hỗ trợ về giới quan trọng nhất của Australia tại Việt Nam, với tổng trị giá 33,7 triệu đô-la Úc. Chương trình hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và các cơ quan nhà nước của Việt Nam xây dựng hệ thống thị trường và kinh doanh bao trùm trong lĩnh vực nông nghiệp và du lịch tại hai tỉnh Sơn La và Lào Cai, nhằm đảm bảo phụ nữ địa phương và người dân tộc thiểu số tham gia tích cực và được hưởng lợi từ sự tăng trưởng này cũng như các hoạt động kinh tế liên quan.

     

    Đoàn đã tới thăm các đối tác của chương trình GREAT bao gồm Hợp tác xã măng sạch Xuân Nha ở xã Xuân Nha, huyện Vân Hồ, và ăn tối cùng chủ homestay là các phụ nữ địa phương ở Bản Vặt, huyện Mộc Châu. Đoàn được nghe chia sẻ về sự kết nối giữa các doanh nghiệp và nhóm du lịch dựa vào cộng đồng với các thị trường có giá trị cao. Bất chấp tác động của COVID-19, chương trình GREAT vẫn hỗ trợ Bản Vặt phát triển từ 2 lên 17 cơ sở kinh doanh homestay và trở thành một điểm đến du lịch phát triển mạnh. Chương trình còn giúp tăng thu nhập cho hơn 6.500 phụ nữ và thu hút gần 4 triệu đô-la Úc đầu tư từ các doanh nghiệp tư nhân tại tỉnh Sơn La.

     

    Đoàn cũng đến thăm Dự án Sinh kế Nông nghiệp Công Nghệ Cao (TEAL) tại huyện Mai Sơn, do tổ chức CARE Quốc tế thực hiện nhằm hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số sản xuất đặc sản cà phê, kết nối họ với các thị trường cao cấp và đã giúp nâng cao vị thế kinh tế cho phụ nữ một cách rộng rãi.

     

    Kể từ năm 1993, ACIAR đã đầu tư hơn 32 triệu đô-la Úc thông qua 20 dự án hợp tác nghiên cứu quốc tế ở khu vực Tây Bắc để phát triển các hệ thống canh tác bền vững trên đất dốc, đa dạng hóa các mặt hàng nông sản, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và nâng cao thu nhập cho nông dân.

    Bà Robyn Mudie và gặp gỡ nông dân tỉnh Điện Biên, những người tham gia vào dự án chăn nuôi của ACIAR do Viện Chăn nuôi điều phối nhằm phát triển ngành sản xuất bò thịt.

     

    Trong chuyến thăm lần này, Bà Robyn Mudie và phái đoàn đã gặp gỡ nông dân và đại diện chính quyền tỉnh Điện Biên, những người đã hỗ trợ và tham gia vào dự án chăn nuôi của ACIAR do Viện Chăn nuôi điều phối nhằm phát triển ngành sản xuất bò thịt. Nhờ sự hỗ trợ của dự án, nông dân địa phương đã áp dụng các phương pháp chăn nuôi thâm canh mới và hiệu quả giúp nâng cao thu nhập, đồng thời thành lập các hợp tác xã thúc đẩy tham gia hiệu quả hơn vào chuỗi giá trị. Đến nay, đã có gần 400 hộ nông dân được hưởng lợi từ các hoạt động nghiên cứu và nâng cao năng lực của dự án, giúp tăng cường sản xuất thâm canh và liên kết với thị trường.

     

    Trong quá trình tham gia vào các dự án hợp tác do ACIAR tài trợ, các lãnh đạo và cán bộ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Điện Biên đã nâng cao năng lực nghiên cứu, quản lý và lãnh đạo, và mới đây bảo vệ thành công đề án trị giá 29 tỷ đồng (1,7 triệu đô-la Úc) về chiến lược 5 năm phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Điện Biên.

     

    Trong 10 năm qua, ACIAR đã đầu tư hơn 10,5 triệu đô-la Úc cho các dự án nghiên cứu nông nghiệp tại tỉnh Điện Biên nhằm phát triển các hệ thống chăn nuôi bò thịt và nông lâm kết hợp, nhằm nâng cao sinh kế và bình đẳng cho các nông hộ nhỏ, đặc biệt là các hộ gia đình thuộc các cộng đồng người dân tộc thiểu số.

    Bà Robyn Mudie gặp Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên 

     

    Trong các cuộc gặp với Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La và Điện Biên, Đại sứ Australia ghi nhận mối quan hệ đối tác nhiều mặt giữa Australia và khu vực Tây Bắc, đồng thời thảo luận về các chương trình hỗ trợ của Australia và tìm kiếm cơ hội để thắt chặt mối quan hệ hơn nữa với hai tỉnh.

     

    “Australia và các tỉnh Tây Bắc của Việt Nam có mối quan hệ đối tác sâu sắc và lâu dài. Chúng ta cùng chia sẻ các mục tiêu phát triển dài hạn và kết nối người dân hai nước một cách mạnh mẽ”, Đại sứ Mudie nói. “Australia cam kết hợp tác, chia sẻ kiến ​​thức chuyên môn với khu vực nhằm thúc đẩy tăng trưởng bao trùm và bền vững.

     

    P.V

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.