Trong những năm qua, nuôi vịt đồng được xem là hướng phát triển kinh tế của không ít hộ dân thôn 2, xã Hòa Lễ (huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk). Thế nhưng, thời gian gần đây, dịch cúm gia cầm (cúm A/H5N6) lây lan nhanh chóng khiến cho hàng nghìn con gia cầm bị chết, nhiều hộ chăn nuôi rơi vào cảnh trắng tay, nợ nần chồng chất.
Chị Lê Thị Sáu ở thôn 2 nói trong nước mắt: “Chỉ còn 2 ngày nữa thôi gia đình sẽ xuất bán 2.000 con vịt để thu tiền trả nợ. Không ngờ dịch cúm bất ngờ tràn về khiến đàn vịt gần 3.500 con của gia đình bị tiêu hủy sạch. Nguồn thu duy nhất để trang trải cuộc sống và nuôi các con ăn học chỉ chờ đàn vịt. Nay không biết phải lấy gì để sống”. Để đầu tư chăn nuôi vịt, gia đình chị Sáu đã vay nợ gần 160 triệu đồng. Theo tính toán, nếu với giá hiện tại là 64.000 đồng/con thì sau khi xuất bán 2.000 con vịt, gia đình chị sẽ thu được gần 130 triệu để trả bớt nợ và tiếp tục đầu tư. Tuy nhiên do dịch cúm, mới đây, đàn vịt 3.500 con của gia đình chị đã bị tiêu hủy hết.
Một đàn vịt chưa nhiễm cúm A/H5N6 trên cánh đồng thôn 2, xã Hòa Lễ, huyện Krông Bông.
Hiện nay, nhiều nông dân trên địa bàn xã Hòa Lễ sống chủ yếu nhờ vào chăn nuôi nhỏ lẻ gia súc, gia cầm. Chi phí thức ăn tăng cao, rủi ro về đầu ra, dịch bệnh luôn thường trực, khiến cho đời sống nhiều hộ dân gặp không ít khó khăn. Vì vậy, họ rất cần sự quan tâm hỗ trợ của các cấp, ngành để có thể vượt qua giai đoạn khó khăn.
Cùng chung cảnh ngộ với chị Sáu, gia đình ông Đoàn Ngọc Phúc cũng bị tiêu hủy hoàn toàn đàn vịt 3.000 con do phát hiện nhiễm bệnh vào ngày 26-10 vừa qua. Ông Phúc buồn rầu kể: “Gia đình tôi chỉ có hơn 1 sào ruộng, lúa thu hoạch hằng năm không đủ gạo ăn, mọi chi phí sinh hoạt đều dựa vào đàn vịt. Nay vịt bị tiêu hủy hết, chúng tôi chỉ còn cách đi làm thuê để gồng gánh khoản nợ 135 triệu đồng tiền vay đầu tư nuôi vịt”. Hai vợ chồng ông Phúc mấy tuần qua cứ sống trong tâm trạng buồn bã, tiếc nuối và chờ đợi hỗ trợ của Nhà nước, với hy vọng dịch qua đi có thể tiếp tục chăn nuôi vào vụ sau.
Cán bộ Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Krông Bông tuyên truyền cho người dân cách phòng, chống bệnh cúm gia cầm.
Không chỉ các hộ có gia cầm chết và tiêu hủy phải lao đao mà những hộ chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ không bị nhiễm bệnh trên địa bàn xã Hòa Lễ cũng đang vấp phải nhiều khó khăn vì không ai dám mua.
Ông Nguyễn Minh Sơn, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Lễ cho biết: Trên địa bàn xã hiện có 26.000 con gia cầm các loại, trong đó có 15.000 con vịt thả đồng tập trung, nhiều nhất ở thôn 2 với hơn 10.000 con. Thời gian qua dịch cúm gia cầm mới chỉ xuất hiện trên địa bàn thôn 2. Tính đến ngày 26 -10-2018, số gia cầm bị tiêu hủy là 7.450 con. Xã cũng đã rà soát và tiến hành tiêm vắc xin phòng cúm A/H5N6 cho các đàn gia cầm còn lại trên địa bàn, đồng thời có tờ trình gửi lên UBND huyện và các ngành chức năng đề nghị hỗ trợ cho người chăn nuôi có gia cầm bị tiêu hủy.
Theo Chủ tịch UBND huyện Krông Bông Lê Văn Long, nhằm đối phó với dịch cúm gia cầm, huyện đã tiến hành công bố dịch bệnh trên địa bàn và thành lập 2 tổ chốt chặn 24/24 giờ tại thôn 1, xã Hòa Lễ và thôn 4, xã Hòa Phong để kiểm tra, ngăn chặn việc lưu thông, vận chuyển, mua bán gia cầm và các sản phẩm gia cầm mẫn cảm với mầm bệnh tại khu vực có dịch và phun thuốc tiêu độc, khử trùng tất cả các phương tiện giao thông ra, vào vùng dịch… Đối với việc hỗ trợ cho người chăn nuôi có gia cầm bị tiêu hủy, huyện đang tiến hành xem xét theo quy định của Nhà nước và dự kiến hoàn thành trong tuần này.
Khả Lê
Nguồn: Báo Đắk Lắk
- dịch cúm gia cầm li>
- bệnh cúm gia cầm li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất