Lạng Sơn là một trong những cửa ngõ giao thương hàng hóa lớn giữa Việt Nam và Trung Quốc nên công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vô cùng quan trọng.
Cán bộ Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Lạng Sơn lấy mẫu kiểm dịch thủy sản tại hiện trường. Ảnh: Tùng Đinh.
Kiểm soát từ biên giới
Trong những năm qua, Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Lạng Sơn (Cục Thú y) đã góp phần tích cực vào việc kiểm soát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và thủy sản lây truyền qua biên giới, góp phần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất, nhập khẩu.
Hiện Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Lạng Sơn có 27 nhân sự, công tác tại 12 cửa khẩu, lối mở và khu cách ly kiểm dịch nằm dọc biên giới tỉnh Lạng Sơn với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) với chiều dài trên 231km.
Nhiệm vụ chính của đơn vị là thực hiện chức năng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh Việt Nam qua các cửa khẩu, ga, điểm thông quan hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Bên cạnh đó, Chi cục cũng hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tại các cửa khẩu đóng tại các tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng.
Hiện công tác kiểm dịch động vật tại các cửa khẩu là nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị, thường xuyên được lãnh đạo quan tâm, chỉ đạo thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, của Ngành, áp dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính, triển khai các thủ tục kiểm dịch trên cổng thông tin Một cửa Quốc gia tại tất cả các cửa khẩu, thực hiện xây dựng và áp dụng quy trình ISO 9001:2015.
Cán bộ Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Lạng Sơn phối hợp với bộ đội biên phòng lấy mẫu xét nghiệm cúm gia cầm. Ảnh: Tùng Đinh.
Các thủ tục hành chính được đơn giản hoá nhưng vẫn đảm bảo các quy định pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, rút ngắn thời gian thông quan, giảm chi phí, tạo sự hài lòng cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Lạng Sơn thường xuyên phối hợp với các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, các lực lượng tại cửa khẩu trong công tác kiểm dịch, kiểm soát hàng hóa thuộc đối tượng kiểm dịch động vật xuất, nhập khẩu, thu đúng, thu đủ các loại phí, lệ phí kiểm dịch động vật.
Phối hợp thường xuyên với các thành viên Ban chỉ đạo 389 tỉnh Lạng Sơn, các cơ quan, ban, ngành trên địa bàn, các lực lượng tại cửa khẩu trong công tác phòng, chống động vật, sản phẩm động vật xuất, nhập lậu, thực hiện công tác nhận bàn giao các loại động vật, sản phẩm động vật, lấy mẫu, xét nghiệm giám sát cúm gia cầm và xử lý tiêu hủy.
Bên cạnh đó, Chi cục cũng thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền bà con không vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc qua biên giới. Tăng cường công tác tuyên truyền cho khách xuất nhập cảnh, cư dân biên giới về các loại bệnh như: bệnh dịch tả lợn Châu Phi, bệnh viêm da nổi cục, cúm gia cầm,…
Tới thị trường nội địa
Nếu như Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Lạng Sơn (Cục Thú y) chịu trách nhiệm quản lý, kiểm soát dịch bệnh trên động vật ở khu vực biên giới thì Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn cùng nhiều đơn vị sẽ phối hợp thực hiện nhiệm vụ quản lí lĩnh vực này trong nội địa. Tại Lạng Sơn, đơn vị này được gọi là Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) tỉnh Lạng Sơn.
Hiện Ban Chỉ đạo 389 đang thực hiện một số nhiệm vụ như phòng, chống buôn lậu gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm. Cụ thể là tăng cường chống nhập lậu, vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu. Kiểm soát, xử lý vận chuyển lợn trên địa bàn. Kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn vận chuyển trái phép lợn và các sản phẩm từ lợn qua biên giới và kiểm soát vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn qua biên giới.
Công tác xét nghiệm mẫu vật được thực hiện tại phòng thí nghiệm. Ảnh: Tùng Đinh.
Về thủy sản, Ban Chỉ đạo 389 Lạng Sơn đã có hàng loạt công văn thực hiện nhiệm vụ như tăng cường quản lý hoạt động sản xuất và nhập khẩu cá tầm. Kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật thủy sản và các sản phẩm động vật thủy sản từ nước ngoài vào Việt Nam.
Liên quan đến trâu, bò, Ban Chỉ đạo 389 có Công văn số 102/BCĐ-CQTT ngày 15/6/2021 về việc tăng cường kiểm soát, xử lý hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép trâu bò, sản phẩm từ trâu bò từ nước ngoài vào Việt Nam.
Kết quả đạt được, từ năm 2020 đến nay, các lực lượng chức năng đã kiểm tra 165 vụ; xử phạt 38 vụ. Tổng số tiền xử lý vi phạm hành chính trên 15 tỷ đồng. Trong đó, tiền phạt vi phạm hành chính 507 triệu đồng, trị giá hàng hóa vi phạm trên 14,7 tỷ đồng.
Trong những vụ việc này, hàng hóa vi phạm chủ yếu bao gồm gia cầm giống 422.580 con, sản phẩm gia súc, gia cầm (xúc xích, móng giò, thịt lợn, nầm lợn, lưỡi bò đông lạnh,…) 105.137kg. Sau khi bị phát hiện, toàn bộ hàng hóa đã được xử lý, tiêu hủy theo quy định.
Tùng Đinh – Văn Việt
Nguồn: nongnghiep.vn
- kiểm dịch động vật li> ul>
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất