Để việc tiêu hủy lợn mắc dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) theo đúng hướng dẫn của cơ quan thú y nhưng vẫn đảm bảo về phúc lợi động vật, ngày 25/6, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với tổ chức quốc tế về phúc lợi động vật (HSI) và Sở NN&PTNT tổ chức chương trình Tập huấn phúc lợi động vật trong chăn nuôi và kỹ thuật xử lý/tiêu hủy nhân đạo.
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Huy Đăng phát biểu tại buổi tập huấn
Hiện nay, tình hình DTLCP vẫn diễn biến hết sức phức tạp. Dịch đã xuất hiện dịch tại 60/63 tỉnh, TP. Số lợn tiêu hủy gần 3 triệu con, thiệt hại ước tính khoảng 3,6 nghìn tỷ đồng, gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi lợn. Ngoài việc thiệt hại về kinh tế, việc tiêu hủy lợn không đúng cách đã và đang ảnh hưởng lớn đến môi trường và làm dịch bệnh ngày càng khó kiểm soát. Do đó, vấn đề tiêu hủy lợn mắc DTLCP theo đúng hướng dẫn của cơ quan thú y nhưng vẫn đảm bảo về phúc lợi động vật là rất cần thiết.
Phó giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Huy Đăng cho biết: DTLCP đã làm mắc và tiêu hủy 429.029 con, chiếm 22,9% tổng đàn. Về việc tiêu hủy lợn ngay từ đầu, Hà Nội đã dùng ngay máy chích ngất bằng điện, đảm bảo tính nhân đạo đối với lợn phải tiêu hủy. Trong quá trình triển khai thực hiện tại cơ sở nhiều phương pháp đã được cán bộ cơ sở nghiên cứu áp dụng thực tế phù hợp. Một số nơi nghiên cứu máy chích ngất rất hiệu quả như huyện Đông Anh sử dụng máy bằng bình ắc quy gọn nhẹ và tính hiệu quả cao, tuy nhiên cần nghiên cứu cụ thể để đảm bảo tính ưu việt nhất. Ông Đăng mong muốn, qua lớp tập huấn các đơn vị, địa phương sẽ học hỏi được kinh nghiệm trong việc bảo vệ phúc lợi động vật; kỹ thuật sử dụng máy chích ngất hiện đại và thử máy của huyện để đánh giá tính hiệu quả từ thực tế. Đồng thời trong thời gian tới Sở NN&PTNT sẽ tiếp tục được hợp tác các chương trình, đặc biệt liên quan đến phúc lợi động vật và chích ngất nhân đạo.
Hà Nội thực hiện phương pháp chích ngất lợn mắc dịch tả châu Phi, đảm bảo tính nhân đạo
Theo kế hoạch, chương trình tập huấn sẽ diễn ra trong hai ngày 25 và 26/6 dưới sự giảng dạy và hướng dẫn của các chuyên gia giàu kinh nghiệm trên thế giới. Trong đó các chuyên gia sẽ hướng dẫn cách xử lý, tiêu hủy nhân đạo đối với lợn mắc bệnh; giới thiệu thực hiện máy sốc điện gây chết trong xử lý/tiêu hủy và hướng dẫn các bước chuẩn bị thực hiện tiêu hủy tại hiện trường; thực hành thực địa.
Nguồn: Kinh tế Đô thị
- Xuất khẩu thịt bò của New Zealand tháng 2/2025 tăng 18,2%
- Diễn biến giá thịt lợn quý I/2025 tăng sớm và tăng nhanh
- Năm 2025 gạo, thịt gia cầm, trứng gia cầm bình ổn thị trường giảm 1.000-2.000 đồng
- Mỹ trở thành thị trường nhập khẩu lớn thứ 4 của Đồng Nai
- Ông Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng với hàng chục nền kinh tế
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- Việt Nam sắp nhập thịt bò từ Belarus
- Lợn ăn bột chè xanh giúp tăng đề kháng, thịt thơm ngon
- Xuất khẩu thịt lợn của Brazil tháng 2/2025 đạt mức cao kỷ lục
- ‘Bão’ giá lợn càn quét: Kinh nghiệm bình ổn giá của Trung Quốc
Tin mới nhất
T5,03/04/2025
- Xuất khẩu thịt bò của New Zealand tháng 2/2025 tăng 18,2%
- Diễn biến giá thịt lợn quý I/2025 tăng sớm và tăng nhanh
- Năm 2025 gạo, thịt gia cầm, trứng gia cầm bình ổn thị trường giảm 1.000-2.000 đồng
- Mỹ trở thành thị trường nhập khẩu lớn thứ 4 của Đồng Nai
- Ông Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng với hàng chục nền kinh tế
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- Việt Nam sắp nhập thịt bò từ Belarus
- Lợn ăn bột chè xanh giúp tăng đề kháng, thịt thơm ngon
- Xuất khẩu thịt lợn của Brazil tháng 2/2025 đạt mức cao kỷ lục
- ‘Bão’ giá lợn càn quét: Kinh nghiệm bình ổn giá của Trung Quốc
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
Bình luận mới nhất