[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Nuôi côn trùng làm thức ăn chăn nuôi đã có sự phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây và sẵn sàng mở rộng quy mô sản xuất gấp nhiều lần hiện tại. Sản xuất côn trùng có thể đóng góp cho một chuỗi thực phẩm bền vững hơn. Côn trùng, vốn được nuôi bằng chính các protein dư thừa, được sử dụng trong thức ăn như một nguồn protein thay thế rất hiệu quả hiện nay. Mặc dù có nhiều lợi ích, lĩnh vực này dường như bị đình trệ do những hạn chế trong pháp luật.
Kể ể từ tháng 7 năm 2017, khi sử dụng protein côn trùng trong thức ăn thủy sản được chấp thuận tại châu Âu, hơn 5.000 tấn côn trùng đã được sản xuất tại EU nhằm cung cấp cho ngành nuôi trồng thủy sản, theo khảo sát của Tổ chức Sử dụng Côn trùng cho Thực phẩm và Thức ăn (IPIFF). IPIFF dự báo đến năm 2030, 3 triệu tấn protein côn trùng sẽ được sản xuất hàng năm. Để đạt được khối lượng sản xuất này sẽ cần phải được tăng quy mô lên nhiều so với hiện tại. Đến tháng 9 năm 2019, các nhà sản xuất côn trùng ở EU đã đầu tư hơn 600 triệu euro để tăng quy mô sản xuất và theo IPIFF, hơn 2,5 tỷ euro sẽ được đầu tư vào giữa năm 2020. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này phụ thuộc vào những vấn đề về luật pháp vốn khá phức tạp tại châu Âu.
Pháp lý về côn trùng
Ruồi lính đen – nguồn protein côn trùng
Ở một số khu vực bên ngoài EU, như Châu Phi, Châu Á và Mexico, sản xuất và tiêu thụ côn trùng là phổ biến. Các nhà sản xuất ở những khu vực này – nơi luật pháp không chặt chẽ hoặc bỏ qua vấn đề này – có ít hạn chế hơn.
Ở châu Âu, sản xuất côn trùng là một ngành tương đối mới và đang nổi lên nhanh chóng, nhưng luật pháp vẫn chưa bắt kịp. Côn trùng được phân loại là động vật nuôi và chỉ có thể được nuôi bằng các thành phần thức ăn được phép cho động vật nuôi, chẳng hạn như nguyên liệu có nguồn gốc thực vật, trứng, sữa và các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng.
Điều này đang tạo ra một số vấn đề thách thức, ví dụ côn trùng không thể được cho ăn bằng thực phẩm trước đây có chứa thành phần có nguồn gốc động vật – mặt khác, protein côn trùng có thể không được cho động vật nuôi, ngoại trừ các loài thủy sản.
Để nâng cao sản lượng côn trùng, điều cần thiết là hợp pháp hóa việc sử dụng các loại nguyên liệu làm thức ăn như trước đây. Ngoài ra, việc cho côn trùng ăn thức ăn như vậy có thể đóng vai trò chính trong việc giảm chất thải thực phẩm và do đó phù hợp với chiến lược mới của Ủy ban Châu Âu có tên là “Từ trang trại đến bàn ăn”. “Cho phép thực phẩm trước đây có chứa thịt và cá làm thức ăn côn trùng là một trong những ưu tiên chính của chúng tôi”, theo Constantin Muraru, Giám đốc truyền thông của IPIFF.
Côn trùng là một phần của chuỗi thức ăn bền vững
Trong chiến lược ‘Từ trang trại đến bàn ăn”, Ủy ban Châu Âu đặt racác mục tiêu phát triển cho chuỗi thực phẩm bền vững. Theo Chủ tịch IPIFF, ông Antoine Hubert, sản xuất côn trùng để sử dụng trong thức ăn và thực phẩm phù hợp với việc hướng tới một hệ thống thực phẩm bền vững và lâu dài hơn. “Côn trùng có thể mang lại giá trị bằng cách nâng cao giá trị các sản phẩm hiện có, đồng thời các sản phẩm phụ của ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi và sản xuất côn trùng sẽ góp phần vào sự tự túc của EU về mặt nguyên liệu thức ăn giàu protein.
Bên cạnh đó, côn trùng hoặc sản phẩm phụ từ sản xuất côn trùng – chẳng hạn như phân côn trùng – có thể cung cấp các giải pháp sinh học bền vững”, theo ông Antoine Hubert giải thích. Để đóng góp đầy đủ cho các mục tiêu của chiến lược, IPIFF tuyên bố rằng việc mở khóa một số vấn đề về pháp lý là cần thiết và do đó, hiệp hội cho rằng Ủy ban châu Âu cần phải xây dựng lộ trình sửa đổi luật pháp về sản phẩm phụ của động vật trong khối EU. “Tổ chức IPIFF và các thành viên cam kết sẽ đóng vai trò chủ động trong sự hợp tác với các tổ chức EU và chính quyền quốc gia”, theo Tổng thư ký IPIFF, ông Oliverhe Derrien.
Tự động hóa trong nuôi côn trùng công nghiệp
Dường như vẫn còn nhiều rào cản phải vượt qua để đưa protein nguồn gốc côn trùng ra ánh sáng. Tuy nhiên, các công ty vẫn tiếp tục đầu tư vào kinh doanh côn trùng. Kể từ khi protein côn trùng được hợp pháp hóa để sử dụng trong thức ăn thủy sản, khối lượng sản xuất đã tăng lên đáng kể. Các nhà sản xuất côn trùng từ các khu vực khác đang chuyển đến châu Âu, nơi mà các công ty thức ăn chăn nuôi và thủy sản có vẻ cởi mở hơn trong việc áp dụng nguồn protein côn trùng.
VDL Agrotech, nhà sản xuất chuyên về máy cho heo và gia cầm, đang phát triển một máy cho ăn cho thị trường côn trùng. “Nuôi côn trùng cần rất nhiều lao động, vì phần lớn các công đoạn đều phải làm bằng tay. Côn trùng được giữ trong các thùng và chúng cần được cho ăn bằng tay mỗi ngày. Chúng tôi đang phát triển một hệ thống đảm bảo việc cho côn trùng ăn tự động. Cơ giới hóa và tự động hóa là cần thiết để đạt được khối lượng sản xuất cao hơn và để giữ cho chi phí hấp dẫn”, theo Tim van Heertum, kỹ sư dự án tại VDL Agrotech, giải thích.
Máy cho ăn mà công ty trên đang thử nghiệm sẽ vận chuyển một cách cơ học các thùng chứa côn trùng được đặt đến một trạm cho ăn trung tâm. Mỗi nhà sản xuất côn trùng có công thức thức ăn riêng, vì vậy, ý tưởng là máy cho ăn sẽ định lượng các loại thức ăn khác nhau, chẳng hạn như các loại ngũ cốc, chất lỏng và thậm chí cả cà rốt.
Loại thức ăn cũng thay đổi theo các giai đoạn khác nhau trong vòng đời của côn trùng. “Đây là lý do tại sao chúng tôi đặt mục tiêu bao gồm một hệ thống nhận dạng và đăng ký. Phát triển hệ thống cho ăn mới hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm. Nguyên mẫu đầu tiên của máy sẽ có sẵn vào cuối năm nay”, theo Tim van Heertum.
Ngóng chờ “đèn xanh”
Theo luật hiện tại, thức ăn để nuôi cấy côn trùng phải có nguồn gốc thực vật, không được sử dụng từ động vật và thủy sản
Ngành côn trùng đang phát triển nhanh chóng và các công ty đã sẵn sàng đưa hoạt động kinh doanh côn trùng lên một tầm cao mới. Thật không may, pháp luật không đứng về phía họ và do đó, lĩnh vực này dường như bị đình trệ. Cho đến khi các thực phẩm trước đây, có chứa thịt và cá, được cho phép làm chất nền và protein côn trùng có thể được sử dụng làm thành phần trong thức ăn cho heo và gia cầm, việc tăng quy mô sẽ tiến hành chậm.
Trong khi đó, các công ty đang đầu tư vào việc tự động hóa sản xuất, cung cấp nguyên liệu thức ăn mới cho thị trường nuôi trồng thủy sản. Ngay khi luật pháp cho phép, lĩnh vực sáng tạo này sẽ phát triển nhanh chóng.
Ý Cẩm dịch từ
https://www.allaboutfeed.net/New-Proteins/
Articles/2020/6/Insects-in-feed-Sector-ready-to-upscale-597692E/
- Làm thế nào để tối ưu hóa quy trình biến phân bò thành khí tổng hợp
- Chẩn đoán và xử lý các bệnh do prion trong thú y
- Sinh bệnh học của các bệnh do prion trong thú y
- Cơ chế tích lũy nạc ở lợn và gà thịt: Vai trò của dinh dưỡng và chiến lược phối trộn thức ăn
- Quản lý 6 cặp khoáng đối kháng trong thức ăn chăn nuôi
- Tỷ lệ canxi : Phốt pho trong dinh dưỡng động vật quan trọng thế nào? Các yếu tố ảnh hưởng.
- Chất xơ trong thức ăn gia cầm: Lợi ích và những rủi ro cần lưu ý
- Quản lý giống heo và chiến lược chọn lọc heo giống (Kỳ I)
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu năm 2025
- Cúm gia cầm: Các phương pháp phòng ngừa và kiểm soát tại các trang trại gia cầm
Tin mới nhất
T3,22/04/2025
- Làm thế nào để tối ưu hóa quy trình biến phân bò thành khí tổng hợp
- Kiểm soát và minh bạch thông tin xét nghiệm của các đơn vị tư nhân
- Xuất khẩu thức ăn gia súc 3 tháng đầu năm 2025 tăng 20,1%
- Quảng Trị: Dabaco đầu tư dự án khu chăn nuôi lợn giống và thương phẩm gần 948 tỉ đồng
- Lumigard Most: Giải pháp sức khỏe đường ruột cho động vật dạ dày đơn
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 4 năm 2025
- Nuôi thỏ lai, thu lợi nhanh
- Tản mạn ngành heo từ trang trại đến bàn ăn
- Bình Phước: Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh động vật để mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu
- 5 thách thức lớn trong năm 2025 với ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Lumigard Most: Giải pháp sức khỏe đường ruột cho động vật dạ dày đơn
- Olmix Asialand Việt Nam và Gia cầm Hòa Phát: Ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược về chăm sóc sức khỏe vật nuôi
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
Bình luận mới nhất