Chính phủ Đan Mạch vừa đạt được thỏa thuận quy mô lớn với giới nông dân, đề xuất đánh thuế nông dân 300 crown Đan Mạch (43,16 USD) cho mỗi tấn CO2 vào năm 2030 và sẽ tăng lên 750 crown vào năm 2035.
Ngày 25/6, Chính phủ Đan Mạch cho biết quốc gia hàng đầu thế giới về xuất khẩu thịt lợn và sữa này sẽ áp thuế khí thải CO2 đối với ngành chăn nuôi từ năm 2030.
Đây là quốc gia đầu tiên áp dụng loại thuế này và được kỳ vọng sẽ thúc đẩy những nước khác có động thái tương tự.
Chính phủ Đan Mạch vừa đạt được thỏa thuận trên quy mô lớn với giới nông dân, đại diện ngành, nghiệp đoàn lao động và các tổ chức bảo vệ môi trường về chính sách nông nghiệp – nguồn phát thải CO2 lớn nhất cả nước.
Thỏa thuận này đề xuất đánh thuế nông dân 300 crown Đan Mạch (43,16 USD) cho mỗi tấn CO2 vào năm 2030 và sẽ tăng lên 750 crown vào năm 2035.
Tuy nhiên, nông dân sẽ được giảm 60% thuế thu nhập, nghĩa là giá thực tế mỗi tấn CO2 sẽ ở mức 120 crown vào năm 2030 và 300 crown từ năm 2035.
Ngoài ra, Chính phủ sẽ triển khai nhiều khoản trợ cấp để hỗ trợ việc điều chỉnh hoạt động của các trang trại.
Dự luật áp thuế trên được đề xuất lần đầu tiên vào tháng Hai năm nay nhằm giúp Đan Mạch đạt được mục tiêu đến năm 2030 cắt giảm được 70% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính so với năm 1990.
Giới nông dân Đan Mạch trước đây lo ngại về việc các mục tiêu về khí hậu của đất nước có thể buộc họ phải giảm sản lượng và cắt giảm việc làm, nhưng nay cho biết thỏa thuận này có thể duy trì hoạt động kinh doanh của họ.
Trên thực tế, thỏa thuận vẫn phải chờ Quốc hội Đan Mạch phê chuẩn. Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng văn bản này sẽ sớm được thông qua sau khi đã đạt được sự đồng thuận rộng rãi.
Trong tháng Sáu này, New Zealand bãi bỏ kế hoạch áp thuế tương tự, sau khi bị nông dân nước này phản đối.
Nguồn: TTXVN
- Hệ thống công ty Avet – Apharma – Abio: Ghi dấu chặng đường đồng hành và hợp tác
- Cơ chế tích lũy nạc ở lợn và gà thịt: Vai trò của dinh dưỡng và chiến lược phối trộn thức ăn
- Việt Nam chi hơn 1 tỉ USD nhập khẩu thịt, sữa ngoại trong 3 tháng
- Thanh Hóa: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án chăn nuôi quy mô lớn
- Tiêu hủy hàng nghìn con vịt dương tính virus cúm gia cầm
- Bảo đảm chăn nuôi ổn định sản xuất, bình ổn giá thịt lợn
- Kinh phí cho nghiên cứu thú y còn ‘nhỏ giọt’
- Nhập khẩu thịt bò của Nhật Bản tháng 2/2025 giảm xuống mức thấp nhất trong 9 năm
- Tổng Thống Trump áp thuế Trung Quốc 125%, hoãn áp thuế 90 ngày hơn 75 nước
- Tân Sao Á: 20 năm chinh phục thị trường
Tin mới nhất
CN,13/04/2025
- Hệ thống công ty Avet – Apharma – Abio: Ghi dấu chặng đường đồng hành và hợp tác
- Cơ chế tích lũy nạc ở lợn và gà thịt: Vai trò của dinh dưỡng và chiến lược phối trộn thức ăn
- Việt Nam chi hơn 1 tỉ USD nhập khẩu thịt, sữa ngoại trong 3 tháng
- Thanh Hóa: Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án chăn nuôi quy mô lớn
- Tiêu hủy hàng nghìn con vịt dương tính virus cúm gia cầm
- Bảo đảm chăn nuôi ổn định sản xuất, bình ổn giá thịt lợn
- Kinh phí cho nghiên cứu thú y còn ‘nhỏ giọt’
- Nhập khẩu thịt bò của Nhật Bản tháng 2/2025 giảm xuống mức thấp nhất trong 9 năm
- Tổng Thống Trump áp thuế Trung Quốc 125%, hoãn áp thuế 90 ngày hơn 75 nước
- Tân Sao Á: 20 năm chinh phục thị trường
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
Bình luận mới nhất