Somatotropin bò, một loại hormone sinh trưởng, có khả năng kích thích làm tăng khả năng tiết sữa ở bò sữa. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá tác động của chế phẩm rbST từ E. coli lên khả năng sản xuất sữa và thành phần sữa ở 20 bò giống Holstein Friesian lai Zebu đang trong chu kỳ sữa với điều kiện nuôi dưỡng ở Việt Nam. Chế phẩm rbST được tiêm bổ sung bắt đầu vào tháng thứ hai hoặc tháng thứ ba sau đẻ. Với liều tiêm 30 mg rbST/bò/10 ngày, chế phẩm làm tăng năng suất sữa ở bò trung bình lên 16,2% trong thời kỳ tiêm bổ sung chế phẩm. Mặc dù vậy chất lượng sữa vẫn đảm bảo, không có sự khác biệt về một số thành phần chính trong sữa như protein, khoáng tổng số, lipid và lactose. Hàm lượng bST trong sữa trong thời kỳ thí nghiệm của nhóm bổ sung rbST giống với nhóm đối chứng.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Somatotropin bò (bST) là một hormone sinh trưởng dạng protein gồm 190 amino acid được tổng hợp và tiết ra bởi các tế bào gọi là somatotropin của tuyến yên để đáp ứng lại peptide dưới đồi (yếu tố giải phóng hormone sinh trưởng GH). Somatotropin là yếu tố tham gia chính trong phức hợp 7 yếu tố điều khiển quá trình sinh lý gồm sự sinh trưởng, chuyển hóa, tổng hợp protein và sự nhân lên của tế bào. Trong thời kỳ cho sữa ở bò, somatotropin giúp huy động mỡ cơ thể, tăng năng lượng thu nhận từ thức ăn theo hướng sản xuất nhiều sữa hơn so với tổng hợp các mô.
Từ những năm 80 của thế kỉ 20 nhờ ứng dụng công nghệ DNA tái tổ hợp, bST tái tổ hợp (rbST) đã được nghiên cứu và sau đó thử nghiệm khả năng làm tăng sản xuất sữa ở bò. Khi nghiên cứu trên các giống bò khác nhau, kết quả cho thấy rbST làm tăng sản lượng sữa ở tất cả các giống bò sữa thử nghiệm bao gồm bò Zebu (Bos indicus) giống Mashona/Nkone (giống bò có nguồn gốc ở khu vực Nam Á), bò Friesian, bò lai Mashona/Nkone và Friesian, bò Holstein và bò Jersey (Phipps & cs, 1991). Soderholm & cs (1988) đã khảo sát rbST với nhóm bò Holstein gồm 28 con trong 38 tuần với các liều 10,3; 20,6; 41,2 mg/ngày đã cho thấy năng suất sữa tăng 12% đến 25% so với nhóm đối chứng không tiêm rbST. Hàm lượng protein, khoáng chất, một số thành phần máu chủ yếu, tốc độ hô hấp và nhiệt độ cơ thể không ảnh hưởng bởi lượng rbST bổ sung vào cơ thể bò. Bauman & cs (1999) cũng cho thấy năng suất sữa tăng 23-40% ở bò bổ sung 13,5-40,5 mg rbST/ngày và 16% ở bò bổ sung bST. Khảo sát tác động của rbST lên khả năng sản xuất sữa ở hai dòng di truyền khác nhau của bò Holstein, một dòng có năng suất sữa cao và một dòng có năng suất sữa thấp hơn, với các liều rbST khác nhau (0; 10,3; 20,6 và 30,9 mg/ngày). Kết quả cho thấy năng suất sữa, hàm lượng protein và chất béo ở hai dòng là không khác nhau và năng suất sữa tăng tỉ lệ thuận với hàm lượng rbST tiêm vào bò (Nytes & cs, 1990). Như vậy rbST có tác động tích cực đến sản lượng sữa ở bò.
Từ những kết quả thử nghiệm thu được và những tính toán của các tài liệu về độc học, cơ quan quản lý về thực phẩm và thuốc của Mỹ (U.S. Food and Drug Aministration, FDA) đã công nhận sữa và thịt từ các con bò được tiêm bST đều an toàn đối với người. Do vậy, sữa từ bò được bổ sung bST/rbST đã được phép sử dụng trong cung cấp thương mại. Hiện nay, trên thị trường hai sản phẩm thương mại là Posilac (Mosanto, Mỹ) và Boostin-S(Hilac) (LG Life Science, Hàn Quốc) vẫn đang được phép lưu hành rộng rãi ở Mỹ, Costa Rica, Mexico, Bzazil, Nga, Bulgaria, Nam phi và một số quốc gia khác (http://www.ansc.purdue.edu/anissue/AI7.pdf). Việc sử dụng rbST không những làm giảm giá thành chăn nuôi mà còn làm giảm các chất thải trong chăn nuôi, tác động tích cực với môi trường.
Xuất phát từ thực tế trên và lợi ích mà bST mang lại trong chăn nuôi bò sữa, chúng tôi sử dụng chế phẩm rbST được tạo ra từ nghiên cứu trước đây để tiếp tục thử nghiệm tiêm trên bò sữa nhằm đánh giá tác động của chế phẩm đến năng suất sữa ở bò sữa trong điều kiện chăn nuôi tại Việt Nam.
Lê Thị Huệ1, Nguyễn Thị Hiền Trang1, Đỗ Văn Thu1, Đoàn Việt Bình1,Trần Xuân Khôi1, Tăng Xuân Lưu2, Đỗ Thị Tuyên1, Nguyễn Thị Thảo*1
1, Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ VN.
2 Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì, Viện Chăn nuôi
- tác động của somatotropin li>
- tái tổ hợp từ E.coli li> ul>
- Vắc xin viêm gan vịt và kháng thể Hanvet-KTV
- Thị trường thịt lợn thế giới tuần giữa tháng 12/2024
- Khoảng 80 triệu con gà được xuất bán ra thị trường dịp Tết
- Tỷ trọng chăn nuôi chiếm hơn 53% giá trị GDP sản xuất nông nghiệp của Hà Nội
- Loại bỏ mối lo về độc tố nấm mốc: giải pháp toàn diện cho ngành TĂCN đến từ Sistar Việt Nam
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
Tin mới nhất
T7,28/12/2024
- Vắc xin viêm gan vịt và kháng thể Hanvet-KTV
- Thị trường thịt lợn thế giới tuần giữa tháng 12/2024
- Khoảng 80 triệu con gà được xuất bán ra thị trường dịp Tết
- Tỷ trọng chăn nuôi chiếm hơn 53% giá trị GDP sản xuất nông nghiệp của Hà Nội
- Loại bỏ mối lo về độc tố nấm mốc: giải pháp toàn diện cho ngành TĂCN đến từ Sistar Việt Nam
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất