[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Làm thế nào để đào tạo nguồn nhân lực chăn nuôi thú y tiệm cận gần nhất với thực tiễn của sản xuất, theo xu thế phát triển của thế giới và tăng cường năng lực thực tập cho sinh viên là nội dung chủ yếu của Hội thảo ”Lấy ý kiến các bên liên quan về học phần thực tập nghề nghiệp” và Thảo luận “Nhu cầu nguồn nhân lực Chăn nuôi – Thú y” do Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức ngày 24/9/2020. Tham gia Hội thảo và Thảo luận là đại diện của các Viện, Trường, doanh nghiệp và nhiều sinh viên.
Các đại biểu tham dự hội thảo
Tham gia thảo luận và hội thảo có sự tham gia của đại diện: Lãnh đạo Viện Chăn nuôi; Lãnh đạo Khoa Chăn nuôi Thú y của của các trường Đại học đào tạo chuyên ngành Chăn nuôi Thú y trên toàn quốc: Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, Đại học Hùng Vương, Đại học Nông Lâm Bắc Giang, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Đại học Nông Lâm Huế, Đại học Cần Thơ, Đại học Hồng Đức, Đại học Tây Nguyên; các doanh nghiệp ngành chăn nuôi thú y như Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam, Tập đoàn Dabaco, Công ty DNA Việt Nam, Công ty Cổ phần phát triển Chăn nuôi Hòa Phát, Công ty Biofarm, Công ty COEN BIO, Tập đoàn Mavin, Công ty Hưng Thịnh…
Tăng cường chất lượng và thời lượng thực tập cho sinh viên
PGS. TS Đỗ Đức Lực – Phó Trưởng Khoa Chăn nuôi (Học viện Nông nghiệp Việt Nam)
PGS. TS Đỗ Đức Lực – Phó Trưởng Khoa Chăn nuôi (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) cho biết, trên cả nước, hiện nay có khoảng 20 trường đang đào tạo chuyên ngành ngành chăn nuôi, thú y. Về chương trình đào tạo nói chung, theo PGS. TS Đỗ Đức Lực, các trường có từ 125-168 tín chỉ cho toàn chương trình học tùy theo ngành và chuyên ngành đào tạo, tuy nhiên phần thực tập nghề nghiệp chỉ chiếm từ 8,4-32,2 % số tín chỉ. Số tín chỉ các học phần đại cương chiếm khoảng 30% số tín chỉ của chương trình đào tạo. Vì vậy cần rà soát tăng cường thời lượng thực tập nghề nghiệp là điều cần thiết.
Còn TS. Nguyễn Hùng Sơn (Giảng viên Khoa Chăn nuôi – Học viện Nông nghiệp Việt Nam) chia sẻ, mục tiêu và yêu cầu của Khoa Chăn nuôi đối với sinh viên khi đi thực tập nghề nghiệp là nắm bắt được quy trình kỹ thuật, quản lý trang trại; phòng và trị bệnh; nguyên liệu và chất lượng thức ăn; sản xuất, chế biến, dự trữ thức ăn.
TS. Nguyễn Hùng Sơn (Giảng viên Khoa Chăn nuôi – Học viện Nông nghiệp Việt Nam)
Về kỹ năng, sinh sinh viên phối hợp làm việc nhóm hiệu quả; giao tiếp, truyền đạt quy trình, kỹ thuật. Cùng với đó, tăng cường năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm đó là tuân thủ pháp luật, quy định nội bộ, đạo đức nghề; trách nhiệm bảo vệ môi trường và tôn trọng phúc lợi động vật.
Trước khi đi thực tập nghề nghiệp, theo TS Nguyễn Hùng Sơn, Khoa Chăn nuôi đã lên kế hoạch thực tập nghề nghiệp và rèn nghề, kết nối với sinh viên qua mạng xã hội và gửi tài liệu cho sinh viên. Khoa tổ chức tập huấn cho sinh viên trước khi đi thực tập và doanh nghiệp trao đổi trực tiếp với sinh viên trong các buổi tập huấn này. Giảng viên của Khoa phối hợp với cán bộ kỹ thuật tại các cơ sở thực tập để quản lý và truyền đạt các kỹ năng chuyên môn cho các em. Sau khi thực tập, Khoa tiến hành đánh giá sinh viên thông qua việc chấm báo cáo và chấm thi vấn đáp.
Tuy nhiên, theo TS Sơn khi đi thực tập ở doanh nghiệp, sinh viên vẫn có cú sốc từ thực tế đến lý thuyết. Vì vậy, sinh viên cần được trang bị kỹ năng ứng xử với những người công nhân, quản lý trang trại trong đó. Nếu ở doanh nghiệp coi trọng công tác đào tạo, tập huấn sinh viên tyhì sinh viên cảm thấy vui vẻ, yêu nghề, yêu công ty và sau khi ra trường họ muốn gắn bó với công ty và gắn bó với ngành chăn nuôi.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, việc thực tập cho sinh viên đã gặp những khó khăn như: Bố trí địa điểm và quản lý sinh viên thực tập; Tình hình dịch bệnh phức tạp gây nên khó khăn trong việc liên hệ địa điểm thực tập nghề nghiệp vì liên quan đến an toàn sinh học.
Bà Nguyễn Thị Thanh Vân, Giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp Hòa Phát
Chia sẻ ý kiến về việc thực tập của sinh viên tại doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Thanh Vân, Giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp Hòa Phát cho rằng, còn không ít các em chưa xác định được tâm thế học hỏi tại trang trại; có em còn bảo sinh viên đại học mà phải làm những công việc của công nhân như cho ăn, chăm sóc vật nuôi, quét dọn? Các em chưa hiểu được, muốn quản lí được một khu chuồng, một trại lớn, thì phải nắm bắt được ở những vị trí nhỏ nhất phải làm những gì. Chỉ khi mình nắm chắc, làm tốt hơn người công nhân thì khi mình quản lý, công nhân họ mới phục mình và cấp trên mới giao cho mình. Sinh viên chưa thấy cơ hội thăng tiến đi từ thấp rồi lên cao ở doanh nghiệp.
“Vì vậy, rất mong nhà trường cho các em cần nhận thức ngay từ đầu và chuẩn bị tâm lí cho các em sinh viên khi đi thực tập tại doanh nghiệp”, bà Vân nhấn mạnh.
Còn PGS.TS Nguyễn Xuân Bả (Nguyên Trưởng Khoa Chăn nuôi Thú y – Trường Đại học Nông Lâm Huế) chia sẻ, tại Đại học Nông Lâm Huế, nhờ các mô hình chuồng trại chăn nuôi nhỏ (heo, gà, bò..) do doanh nghiệp tặng, các em sinh viên của Khoa đã có điều kiện tiếp xúc dần dần với nghề chăn nuôi thú y, làm cho các em yêu nghề, giỏi nghề và gắn bó với nghề hơn. Từ đó, khi đi thực tập sinh viên cũng có thể giảm được những cú sốc.
Khi được hỏi về việc thực tập tại doanh nghiệp, sinh viên Ngô Văn Tú, Khoa Chăn nuôi- Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, gia đình đã từng chăn nuôi lợn, bò. Bản thân em từ năm thứ nhất đã từng đi làm thêm. Vì vậy khi vào thực tập tại trại bò ở Vĩnh Phúc, công việc cũng rất bận rộn và áp lực từ cho bò ăn, dọn chuồng bò, làm thức ăn cho bò, em nắm bắtnhanh và dần quen với áp lực công việc và đặc thù trang trại.
Theo Tú, trước khi thực tập, rèn nghề, các bạn nên tranh thủ đi thăm trang trại từ trước để biết sơ bộ các công việc; nên đi làm thêm công việc gì đó để rèn luyện khả năng giao tiếp. Có như vậy kỳ thực tập các bạn sẽ có nhiều trải nghiệm, học hỏi được nhiều điều và không quá áp lực.
Đào tại lại hay đào tạo thêm?
PGS. TS. Lại Thị Lan Hương, Phó Khoa Thú y – Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Chia sẻ quan điểm của mình, PGS. TS. Lại Thị Lan Hương, Phó Khoa Thú y – Học viện Nông nghiệp Việt Nam không đồng tình với việc doanh nghiệp nói là đào tạo lại nguồn nhân lực mới tuyển dụng, thay vào đó là đào tạo thêm như việc học tập suốt đời.
TS Hương cũng chia sẻ thêm, bắt đầu từ 2020, sinh viên học ngành Thú y được cấp lại bằng tốt nghiệp Bác sĩ Thú y sau 10 năm không được cấp. Việc này khẳng định vai trò của Bác sĩ Thú y trong công tác phòng chống dịch bệnh.. 10 năm không được cấp bằng Bác sĩ Thú y đã gây hệ lụy không nhỏ cho ngành.
PGS. TS Phạm Kim Đăng,Trưởng Khoa Chăn nuôi – Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Còn PGS. TS Phạm Kim Đăng,Trưởng Khoa Chăn nuôi – Học viện Nông nghiệp Việt Nam khẳng định: Không có một trường nào có thể đào tạo ra một nhân sự đúng như yêu cầu của doanh nghiệp, mà chỉ đào tạo nhân sự với những kiến thức cơ bản về ngành, mục đích là sinh viên có thể thích ứng với các môi trường nghề nghiệp khác nhau. Còn doanh nghiệp muốn có nhân sự phù hợp với một vị trí nghề nghiệp trong doanh nghiệp, thì buộc phải đầu tư đào tạo thêm dựa trên các kiến thức cơ bản của nhân sự.
Ông Ngô Văn Đông, Trưởng bộ phận tuyển dụng trung tâm C.P. Việt Nam – phụ trách khu vực miền Bắc
Còn theo ông Ngô Văn Đông, Trưởng bộ phận tuyển dụng trung tâm C.P. Việt Nam – phụ trách khu vực miền Bắc, sinh viên nhất thiết phải định hướng nghề nghiệp khi bước vào chọn ngành chọn nghề. Vẫn còn nhiều sinh viên không biết sau này mình ra làm nghề gì, vị trí nào, không biết giá trị của mình. Nhiều sinh viên chia sẻ ngành chăn nuôi thú y hiện nay nhu cầu về nhân lực rất lớn, nhiều doanh nghiệp săn đón, mời về nhưng các bạn nhất định phải có giá trị gì thì mới được săn đón.
“Chúng ta không cứng nhắc đào tạo lại hay đào tạo thêm, mà vấn đề là cốt của sinh viên ra trường có kiến thức, kỹ năng gì, có đáp ứng được yêu cầu công việc hay không”, ông Nguyễn Văn Đông khẳng định.
Doanh nghiệp cần phối hợp với nhà trường để đào tạo nhân sự chất lượng cao
PGS.TS Nguyễn Xuân Bả (Nguyên Trưởng Khoa CHăn nuôi Thú y – Đại học Nông Lâm Huế)
Còn theo PGS.TS Nguyễn Xuân Bả (Nguyên Trưởng Khoa CHăn nuôi Thú y – Đại học Nông Lâm Huế), hiện nay, 90% sinh viên ra trường chủ yếu làm cho các doanh nghiệp. Vì vậy, Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Huế đã mời doanh nghiệp đến tham gia góp ý chương trình đào và tham gia vào quá trình đào tạo. “Doanh nghiệp muốn có nhân sự chất lượng cao thì chuyện đầu tư sinh viên từ lúc mới vào trường là đương nhiên”, PGS TS Nguyễn Xuân Bả khẳng định.
Cụ thể, hiện nay Khoa đã và đang đào tạo theo nhu cầu của GreenFeed và CJ Vina Agri. Với GreenFeed, Khoa đã đào tạo 150 sinh viên theo yêu cầu của công ty. Các lớp này cóđặc điểm chính như: (1) Điểm đầu vào của sinh viên tương đối cao, tự nguyện, không nợ môn và trực tiếp công ty sẽ tham gia phỏng vấn; (2) Công ty đưa chuyên gia giỏi về đào tạo cho sinh viên thêm về kỹ năng mềm, mổ khám, Tiếng Anh… (3) Sau khi ra trường, doanh nghiệp đánh giá đầu ra của sinh viên. Sinh viên cũng phải cam kết làm cho doanh nghiệp một số năm.
Cùng với đó, Khoa cũng đang phối hợp với một số doanh nghiệp đào tạo 13-14 sinh viên “gà nòi”, cụ thể tuyển chọn các em có điểm đầu vào cao, doanh nghiệp hỗ trợ học phí năm thứ 3 và thứ 4, bồi dưỡng các kỹ năng cho các em. Sau khi ra trường, các em cam kết làm việc cho doanh nghiệp ít nhất là 5 năm.
TS Lê Quang Thông – Quyền trưởng Khoa cho biết, mỗi năm, Khoa Chăn nuôi Thú y – Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh
Nói thêm về kinh nghiệm đào tạo nhân sự chất lượng cao của Khoa Chăn nuôi Thú y Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh, TS Lê Quang Thông – Quyền trưởng Khoa cho biết, mỗi năm, Khoa Chăn nuôi Thú y – Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh tuyển sinh 150 sinh viên, điểm trúng tuyển là 21 điểm, có năm lên tới 24 điểm. Ngoài ra, để có chất lượng sinh viên tốt thì chất lượng đội ngũ giảng viên của Khoa được gửi đi đào tạo từ nhiều trường Đại học nổi tiếng về chăn nuôi Thú y trên thế giới ở Mỹ, Úc, châu Âu… Cùng với đó, chương trình đào tạo là cốt lõi giúp nâng cao chất lượng, cần thực tiễn sản xuất của ngành và theo xu thế của thế giới. Khoa có thay đổi chương trình vào các năm 2008 và 2011, có mời các doanh nghiệp, cơ quan chức năng, viện… tới tham vấn ý kiến, rà soát.
“Khoa có Chương trình Thú y tiên tiến được đánh giá cao vì ngoài đào tạo 100% bằng tiếng Anh và thường xuyên mời GS từ các trường Đại học trong nước và quốc tế, các giám đốc kỹ thuật của các doanh có tay nghề vững để giảng dạy. Từ đó, chất lượng sinh viên Thú y tiên tiến cao hơn hẳn so với sinh viên học chương trình Thú y bình thường”, PGS TS Lê Quang Thông nhấn mạnh.
Các đại biểu và các em sinh viên tham gia hội thảo chụp ảnh lưu niệm
Hà Ngân
- nhân lực chăn nuôi thú y li> ul>
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất