Đậu nành đang nổi lên như một trong những vũ khí mạnh nhất trong cuộc chiến thương mại tiềm năng giữa hai siêu cường kinh tế.
Trung Quốc là nước mua đậu nành lớn nhất của Mỹ
Trung Quốc là nước mua đậu nành lớn nhất của Mỹ, chiếm khoảng một phần ba tổng sản lượng đậu nành của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Do đó, bất kỳ hạn chế nào từ phía Trung Quốc liên quan đến đậu nành đều có khả năng gây ảnh hưởng trực tiếp đến nông dân ở các bang Trung Tây Mỹ.
Bloomberg trích nguồn tin thân cận với vấn đề cho biết, chính quyền Chủ tịch Tập Cận Bình đang xem xét tác động của việc hạn chế nhập khẩu đậu nành nhằm trả đũa trước việc Mỹ áp đặt thuế mới lên các tấm pin năng lượng mặt trời và máy giặt nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy nhiên, động thái này có thể cũng là nguy cơ lớn cho Trung Quốc vì nước này là nhà sản xuất và tiêu thụ thịt heo lớn nhất thế giới. Đậu nành của Mỹ hiện là nguồn thức ăn chủ yếu để nuôi khoảng 400 triệu con heo tại Đại lục. Nếu chi phí chăn nuôi cao hơn do nhập khẩu đậu nành bị siết chặt, thì giá thịt heo ở đất nước 1,3 tỉ người này cũng sẽ tăng cao.
Được biết, giá lương thực từ lâu đã là một vấn đề nhạy cảm về mặt chính trị đối với đảng Cộng sản Trung Quốc kể từ đợt siêu lạm phát vào năm 1949. Ngoài ra, đợt tăng giá cả của mọi thứ, từ thịt heo cho đến đồ điện tử, vào cuối những năm 1980 đã gây ra tình trạng bất ổn trong xã hội với những cuộc biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn.
“Dùng đậu nành để trả đũa Mỹ sẽ là kịch bản tồi tệ nhất đối với Trung Quốc. Thịt heo là thực phẩm chủ lực của người Trung Quốc”, Li Qiang, phân tích của công ty tư vấn nông nghiệp Shanghai JC Intelligence, nói.
Theo South China Morning Post, tại một trang trại nuôi heo ở vùng nông thôn Thiên Tân, cách Bắc Kinh khoảng 200 km, mối lo ngại đang ngày càng gia tăng. Shi Ruixin, chủ trang trại 68 tuổi, cho biết các khoản chi phí chăn nuôi của ông sẽ tăng mạnh nếu chính phủ siết chặt việc nhập khẩu đậu nành của Mỹ.
“Giá thức ăn chăn nuôi cũng như giá thịt heo sẽ tăng mạnh”, ông Shi nói.
Tính mùa vụ của đậu nành là một trong những lý do khiến Trung Quốc không thể dễ dàng thay thế nguồn cung cấp từ Mỹ mặc dù chính quyền Bắc Kinh đã nỗ lực tìm cách đa dạng hóa. Ông Sun Chao, chủ tịch hãng sản xuất thức ăn chăn nuôi Tianjin Tianjiao Group, cho hay đậu nành Mỹ đáp ứng nhu cầu của Đại lục từ tháng 10 đến tháng 2, trong khi vụ mùa Nam Mỹ vẫn đang trong giai đoạn phát triển.
“Nguồn cung cấp đậu nành của Mỹ là không thể thay thế được”, ông Sun nhận định.
Về phía Mỹ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Mỹ, ông Sonny Perdue, nói: “Chúng tôi rất quan tâm đến những thông tin gợi ý rằng hàng xuất khẩu của Mỹ, bao gồm cả đậu nành, có thể phải đối mặt với những hạn chế thương mại không chính đáng. Chúng tôi đang kiểm tra tất cả các công cụ có sẵn để hỗ trợ các bên liên quan”.
Tổng thống Donald Trump thời gian qua đã tìm cách để thu hẹp thâm hụt hàng hóa với Trung Quốc vốn đã tăng 8,1% lên mức kỷ lục 375 tỉ USD trong năm ngoái, theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ. Bên cạnh áp thuế nhập khẩu mới đối với các tấm pin năng lượng mặt trời và máy giặt, chính quyền ông Trump đang trong cuộc thăm dò các sản phẩm nhôm và thép của Trung Quốc. Để đáp lại, Bắc Kinh cũng đã phản ứng bằng cách khởi động cuộc điều tra chống phá giá và chống trợ cấp đối với các lô hàng lúa miến của Mỹ.
Hiện Bộ Thương mại và Bộ Nông nghiệp Trung Quốc chưa có bất kỳ phản hồi nào về những thắc mắc liên quan đến các hạn chế đối với đậu nành nhập khẩu từ Mỹ.
Phương Anh
Nguồn: Báo Thanh niên
- thức ăn chăn nuôi li>
- đậu nành li>
- thức ăn li> ul>
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất