Bất ổn trong quan hệ với Trung Quốc khiến đậu tương Mỹ vật lộn với nguy cơ tăng lượng tồn kho và giảm giá trong năm tiếp thị mới, bắt đầu từ tháng 9.
Nông dân Hoa Kỳ thu hoạch đậu tương. Ảnh: Getty Images.
Ngoài ra, người trồng đậu tương Hoa Kỳ còn phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ Brazil.
“Nếu căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng đến mức trả đũa nhau, nông dân trồng đậu tương Mỹ có thể phải đối mặt với trữ lượng cao hơn trong năm 2020-21”, Pete Meyer, người đứng đầu bộ phận Phân tích hạt và hạt có dầu tại S&P Global Platts Analytics, cho biết.
Mặc dù mức tồn kho đậu tương 2020-21 không tới 24,7 triệu tấn trong năm 2018-2019, nhưng vẫn vượt trên mong đợi của các nhà phân tích, trong bối cảnh lạc quan của thỏa thuận Giai đoạn 1 giữa Mỹ và Trung Quốc, ký vào ngày 15/1.
Theo Platts Analytics, dự trữ đậu tương của Mỹ dự kiến sẽ ở mức 15,4 triệu tấn trong năm 2020-21, tăng 41% so với báo cáo dự báo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), phát hành ngày 12/5.
USDA dường như rất lạc quan về thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 giữa Mỹ và Trung Quốc, có thể không bền vững, các nguồn tin cho biết.
“Chúng tôi hy vọng các nhà máy nghiền Trung Quốc sẽ chuyển nhu cầu đậu tương của họ sang Mỹ trong quý cuối năm 2020 và thực hiện các cam kết [thỏa thuận thương mại] giai đoạn 1”, một quan chức hàng đầu USDA cho biết.
USDA dự kiến xuất khẩu đậu tương của Mỹ sẽ tăng 22% mỗi năm lên 55,79 triệu tấn trong năm 2020-21, dựa trên giả định rằng Trung Quốc sẽ mua thêm đậu tương của Mỹ từ tháng 9.
Giới phân tích dự đoán thị trường giảm giá do thỏa thuận, đòi hỏi Trung Quốc phải mua hàng hóa trị giá 200 tỷ USD, bao gồm 80 tỷ USD đậu tương trong hai năm, theo điều kiện thị trường.
Với sự bất đồng về ngoại giao đang diễn ra giữa Bắc Kinh và Washington, các nhà phân tích nông nghiệp dự đoán Trung Quốc sẽ chuyển sang đậu tương của Nam Mỹ.
Giá trung bình đậu tương của Mỹ trong năm tiếp thị 2020-21 được dự báo ở mức 8,20 USD/giạ (1 giạ đậu tương = 27,2 kg), giảm 3,5% so với năm trước, do nhu cầu dự kiến sẽ giảm mạnh từ tháng 2/2021 khi Brazil bắt đầu mùa thu hoạch, báo cáo của USDA cho biết.
Cạnh tranh từ Brazil
Nền kinh tế yếu, mất một phần ba giá trị do suy giảm kể từ tháng 1, đã thúc đẩy xuất khẩu đậu tương của Brazil trong 5 tháng đầu năm 2020.
Theo Bộ Thương mại Brazil, nước này xuất khẩu 49 triệu tấn đậu tương từ tháng 1 đến tháng 5, tăng 36% theo năm, với 74% lô hàng được chuyển đến Trung Quốc.
Nhưng với sự tăng cường thực sự vào tháng 6 và dự trữ đậu tương dự kiến sẽ giảm trong quý IV/2020, Trung Quốc có thể phải quay trở lại mua đậu tương của Mỹ từ tháng 9/2020 đến tháng 1/2021.
“Nếu căng thẳng Mỹ-Trung leo thang, dòng chảy thương mại có thể sẽ lặp lại như hai năm trước, khi Trung Quốc không mua đậu tương Mỹ trong nhiều tháng”, Terry Reilly, nhà phân tích tại Futures International, cho biết.
Đó là chuyện tương lai, còn hiện tại, theo các nguồn tin thị trường, Trung Quốc đã đáp ứng nhu cầu đậu tương cho đến tháng 9 và có thể tăng thêm khối lượng đậu tương từ Nam Mỹ trong những tháng tới.
Quốc gia tỷ dân mua thêm 27% đậu tương Brazil trong năm tháng đầu năm 2020, so với năm ngoái.
Con đường phía trước cho đậu tương Mỹ
Trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc, đậu tương Mỹ có thể bắt đầu tìm kiếm thị trường mới, JCI China, một công ty phân tích nông nghiệp có trụ sở tại Thượng Hải, nói với Platts trước đó.
Đối với đậu tương của Mỹ, Trung Quốc là thị trường không thể thay thế. Ảnh minh họa: RTT News.
“Nếu căng thẳng Mỹ-Trung tiếp tục, Trung Quốc khả năng cao sẽ mua đậu tương độc quyền từ Brazil,” JCI China tuyên bố.
Và như vậy, nông dân Hoa Kỳ, những người phải đối mặt với trữ lượng đậu tương cao trong mùa này, sẽ ngày càng đau đầu.
Matheus Pereira, Giám đốc ARC Mercosul, một công ty tư vấn nông nghiệp nói với Platts: “Vì Trung Quốc chiếm gần 65% nhu cầu đậu tương toàn cầu, nên Mỹ không thể tìm ra giải pháp thay thế đáng kể cho động lực cầu lớn như vậy”.
Theo các dữ liệu thương mại mới nhất của Hoa Kỳ, tổng nhu cầu các thị trường đậu tương như EU, Mexico, Ai Cập, Nhật Bản, Indonesia, Đài Loan và Thái Lan chỉ vào khoảng 25% đậu tương Mỹ trong một năm tiếp thị.
Trung Quốc – thị trường nhập đậu tương lớn nhất thế giới – là người điều khiển nhu cầu trong thị trường hạt có dầu toàn cầu.
Đậu tương có nguồn gốc từ Hoa Kỳ có thể không bị loại trừ hoàn toàn bởi người tiêu dùng Trung Quốc, trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước, nhưng có một “rủi ro lớn” rằng đậu tương Mỹ có thể trở thành nhà cung cấp thứ cấp cho thị trường tỷ dân, công ty Platts Analytics phân tích.
“Đối với đậu tương của Mỹ, Trung Quốc là thị trường không thể thay thế”, ông Terry kết luận.
Hương Lan (Theo SPGlobal)
Báo Nông Nghiệp Việt Nam
- Đậu tương Mỹ li> ul>
- Hội chăn nuôi thỏ Việt Nam: Định hướng, mở rộng cơ hội phát triển cho ngành chăn nuôi thỏ trong năm 2025
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Hội chăn nuôi thỏ Việt Nam: Định hướng, mở rộng cơ hội phát triển cho ngành chăn nuôi thỏ trong năm 2025
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất