ĐBSCL: Chủ động phòng bệnh hơn chữa bệnh - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • ĐBSCL: Chủ động phòng bệnh hơn chữa bệnh

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Hiện nay, các tỉnh khu vực ĐBSCL đang bước vào mùa lũ, thời tiết thay đổi, việc bùng phát và lây lan dịch bệnh dễ dàng và có thể diễn biến bất ngờ, phức tạp. Do đó, công tác phòng chống dịch bệnh tại đây được Chi cục Chăn nuôi – Thú y các tỉnh hết sức quan tâm.

    ĐBSCL: Chủ động phòng bệnh hơn chữa bệnhVịt đẻ chạy đồng được quản lý chặt chẽ tại các địa phương và tiêm phòng tốt nên đẩy lùi nỗi lo dịch bệnh

     

    Phòng chống dịch bệnh

     

    Chi cục Chăn nuôi và Thú y An Giang cho biết: Mục tiêu là phát hiện nhanh, dập dịch kịp thời, hạn chế tối đa thiệt hại, đặc biệt là bệnh cúm gia cầm, lở mồm long móng gia súc và bệnh tai xanh ở heo; từng bước kiểm soát, khống chế không để dịch xảy ra; chủ động xây dựng vùng an toàn dịch bệnh cúm gia cầm, tạo nền tảng để chuyển sang giai đoạn thanh toán cúm gia cầm thể độc lực cao trên địa bàn tỉnh từ sau năm 2020; đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm của tỉnh, phục vụ sản xuất, ổn định đời sống, bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường sinh thái.

     

    Mới đây, UBND tỉnh An Giang phê duyệt kế hoạch phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm giai đoạn 2017-2020. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm ổn định, chỉ xảy ra những bệnh thông thường như cảm nóng say nắng, bỏ ăn và được can thiệp kịp thời. Không xảy ra những bệnh nguy hiểm như lở mồm long móng, tai xanh, cúm. Tổng số gia súc, gia cầm mắc bệnh 7.926 con (trong đó có 262 con chết) tỷ lệ điều trị khỏi 97%; hiện tượng trên xảy ra rải rác 2.774 hộ nuôi ở địa bàn 11 huyện, thị xã, thành phố (trong đó heo mắc bệnh 4.698 con, 1.398 trâu bò, 875 con chó, 964 con gia cầm).

     

    Bên cạnh đó, công tác giám sát tình hình dịch bệnh đến tận các hộ chăn nuôi được Trạm Chăn nuôi và Thú y và hệ thống mạng lưới nhân viên chăn nuôi và thú y xã, phường, thị trấn thực hiện thường xuyên, chặt chẽ nhất là vào những thời điểm dễ phát sinh dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.

     

    Giai đoạn 2017- 2020, chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh cúm gia cầm; tiêm vắcxin phòng bệnh lở mồm long móng, bệnh tai xanh; tiêu độc sát trùng các khu vực mua bán, giết mổ gia cầm, các hộ chăn nuôi gia cầm, thủy cầm nhốt.
    Về hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm được diễn ra tại các cơ sở giết mổ tập trung hợp pháp, các điểm giết mổ được cấp phép hoạt động, và các điểm giết mổ nhỏ lẻ, phân tán bất hợp pháp nên hoạt động vận chuyển gia súc, gia cầm rất đa dạng. Tại các cơ sở giết mổ tập trung, hợp pháp, phương tiện vận chuyển chủ yếu bằng xe cơ giới chuyên dụng từ khâu nhập cũng như xuất ra khỏi cơ sở, tuy nhiên vẫn còn trường hợp sử dụng phương tiện bằng xe ba-gac, xe 2 bánh…

     

    Tại các điểm giết mổ nhỏ lẻ bất hợp pháp, chủ yếu vận chuyển bằng các phương tiện thô sơ, xe gắn máy nên chất thải của động vật rơi vãi trên đường vận chuyển, không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dễ dàng làm phát tán và lây truyền mầm bệnh ra môi trường xung quanh. Do đó, việc tìm ra các giải pháp vận chuyển phù hợp với điều kiện thực tiễn đáp ứng được các quy định về vận chuyển sẽ góp phần quan trọng vào việc ngăn chặn lây lan dịch bệnh.

     

    Khống chế dịch bệnh trên gia súc, gia cầm

     

    Cũng theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y An Giang, trong thời gian tới, ngành sẽ kết hợp với UBND các huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn quản lý chặt chẽ hơn nữa khâu vận chuyển, giết mổ để kiểm soát vấn đề giết mổ gia súc gia cầm bất hợp pháp nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm.

     

    Tại Vĩnh Long, theo ông Lê Thanh Tùng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cho biết: “Tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi của tỉnh được kiểm soát rất chặt chẽ. Trong quá trình chăn nuôi, đàn vật nuôi được tiêm phòng đầy đủ nên vấn đề dịch bệnh xảy ra rất ít, ở quy mô rất nhỏ và cũng được kịp thời xử lý dập dịch ngay khi vừa xảy ra không có tình trạng lây lan và gây thiệt hại nghiêm trọng. Từ đầu năm đến thời điểm hiện tại, đàn gia cầm của tỉnh được ngành thú y của tỉnh tiêm phòng hơn 7 triệu liều vắc xin cúm gia cầm nên dịch cúm gia cầm không xảy ra trên quy mô lớn, chỉ có 1 vài hộ chăn nuôi số lượng nhỏ trong gia đình xảy ra cúm nhưng người dân cũng đã kịp thời báo về trạm thú y địa phương cũng đã ngăn chặn kịp thời”.

     

    Hiện nay, do ý thức của người chăn nuôi về vấn đề dịch bệnh đã tăng lên, người nuôi đã chủ động phòng bệnh hơn chữa bệnh bởi vì đàn vật nuôi là cả một gia tài của họ, đa số người nuôi đều tiêm phòng cho vật nuôi các loại bệnh thông thường như: heo tai xanh, cúm gia cầm, lở mồm lông mống,… nên dịch bệnh thường rất hiếm khi xảy ra.

     

    Cũng theo ông Tùng, nhiều năm trước, vịt đẻ chạy đồng là mối nguy cơ lây lan dịch cúm H5N1 nhiều nhất do tập quán thả vịt cho ăn lúa rụng trên các cánh đồng sau khi thu hoạch và người chăn nuôi di chuyển đàn vịt từ nơi này sang nơi khác khó quản lý. Đến thời điểm hiện tại, vịt đẻ chạy đồng được quản lý rất chặt chẽ tại các địa phương và người chăn nuôi đã thực hiện tiêm phòng tốt nên đã đẩy lùi nỗi lo xuất hiện dịch bệnh. Theo thống kê của ngành thì đàn vịt đẻ chạy đồng toàn tỉnh Vĩnh Long hiện nay có hơn 2,5 triệu con vịt, và đã được tiêm phòng vắc xin phòng một số bệnh quan trọng như cúm…

     

    Gia Phú

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Nguyễn Mạnh
  • Bài viết đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích! Nếu bạn đang tìm kiếm thêm nguồn cung cấp bột đá, đá hạt, vôi bột và bột dolomite chất lượng cao cho các ngành sản xuất, hãy ghé thăm bột đá đá hạt dolomite vôi bột . Chúng tôi tự hào mang đến sản phẩm với tiêu chuẩn nghiêm ngặt, giá cả cạnh tranh và giao hàng nhanh chóng. Rất hân hạnh được hợp tác cùng bạn!

  • Đỗ Đại Trùng Dương
  • Tôi muốn liên kết.

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.