[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – “Trong chuỗi giá trị ngành hàng thịt lợn, có thể khẳng định chi phí trung gian từ sản xuất đến người tiêu dùng chưa được kiểm soát tốt và cần phải giải quyết. Không phải lúc thiếu thịt lợn như hiện này, mà ngay cả lúc thừa vẫn không kiểm soát được, vì vậy, cần làm rõ trách nhiệm của bộ, ngành quản lý chi phí trung gian, từ đó quản lý giá để đảm bảo lợi nhuận cho các tác nhân liên quan trong chuỗi sản xuất và cung ứng thịt lợn nói riêng, cũng như các loại nông sản khác nói chung”.
Đó là nhận định của PGS. TS Phạm Kim Đăng (ảnh) – Trưởng Khoa Chăn nuôi (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) trong cuộc trao đổi với P.V Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam khi giá thịt lợn nước ta sau nhiều biện pháp của cơ quan chức năng hiện vẫn giữ ở mức cao.
Theo PGS. TS Phạm Kim Đăng, nguyên nhân nào dẫn đến giá thịt lợn ở nước ta vẫn giữ ở mức rất cao ngay cả khi lệnh bình ổn giá của Chính phủ có hiệu lực từ 1/4?
Theo tôi nguyên nhân chủ yếu vẫn là câu chuyện của nguyên lý Cung & Cầu. Nếu nguồn cung đủ hoặc dư thừa, thì giá thịt không thể giữ ở mức cao được, nên có thể khẳng định nguyên nhân chính vẫn là do sản xuất thiếu, nguồn cung không đủ so với nhu cầu của thị trường.
Như chúng ta đã biết, năm 2019 dịch tả lợn Châu Phi đã ảnh hưởng trầm trọng đến tổng đàn lợn cả nước. Mặc dù một số báo cáo cho rằng hiện nay, sau khi tái đàn cả nước có khoảng 23 – 24 triệu con (ít hơn so với trước khi dịch tả lợn châu phi là 4-5 triệu con) nhưng theo tôi thực tế có thể ít hơn rất nhiều.
Đến đầu năm 2020, khi giá lợn tăng, thị trường Trung Quốc rất tiềm năng, chúng ta hy vọng vào việc giá tăng người chăn nuôi sẽ tái đàn nhanh, có những thời điểm cơ quan quản lý nhà nước, nhà chuyên môn đã khuyến cáo các địa phương cần kiểm soát, các hộ chăn nuôi nên thận trọng tái đàn. Nhưng theo tôi lần này khác hẳn so với những đợt khủng hoảng về giá, về dịch trước đây.
Theo đó, ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi để lại vẫn rất nặng nề. Đặc biệt, các cơ sở chăn nuôi lớn của một số doanh nghiệp trong nước có tiềm lực tài chính kém, chăn nuôi qui mô vừa và nhỏ gần như bị xoá sổ. Trong khi đó, chúng ta biết đóng góp của chăn nuôi nông hộ vẫn đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp thịt cho thị trường (trước dịch tả lợn châu phi vẫn có hơn 2,5 triệu hộ nuôi từ 14 đến 15 triệu con chiếm khoảng 50% tổng đàn cả nước đặc biệt cung cấp cho giết mổ vừa và nhỏ cung cấp cho hệ thống phân phối truyền thống nhỏ lẻ (hệ thống phân phối cho một phần dân cư không hề nhỏ so với hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích).
Nhưng sự tàn phá của dịch, sự tiêu huỷ, phá đàn, dẫn đến nợ chồng nợ nên sự tái đàn rất khó khăn. Thứ nhất người chăn nuôi cạn kiệt vốn không có khả năng tái đàn. Thứ hai, thiệt hại đã làm nhiều nông hộ không dám tái đàn, còn những hộ có thể huy động vốn để tái đàn thì gặp khó khăn do nguồn giống rất hiếm và giá quá cao.
Các trang trại địa phương không còn nguồn giống để cung cấp mà chủ yếu phụ thuộc nguồn giống của các tập đoàn, công ty lớn; trong khi đó các tập đoàn, công ty lớn cũng cần tái đàn sau dịch và mở rộng sản xuất; nhất là trong bối cảnh với giá lợn ở mức cao, lợi nhuận từ chăn nuôi lợn hiện nay rất hấp dẫn để các doanh nghiệp lớn mở rộng sản xuất hoặc phát triển chăn nuôi gia công và xây dựng chuỗi khép kín. Vậy thử hỏi giống đâu mà bán cho các trang trại, nông hộ tái đàn?
Giá lợn ở mức cao, lợi nhuận từ chăn nuôi lợn hiện nay rất hấp dẫn để các doanh nghiệp lớn mở rộng sản xuất hoặc phát triển chăn nuôi gia công và xây dựng chuỗi khép kín
Vậy tại sao nước ta đã tăng lượng thịt lợn nhập khẩu về để nguồn cung dồi dào nhưng vẫn không hạ giá được, thưa PGS Phạm Kim Đăng?
Trong bối cảnh hiện nay, việc cho phép và tăng nhập khẩu là cần thiết. Thực tế Bộ NN&PTNT đã cho phép nhập khẩu một lượng lớn từ các nước có giá cạnh tranh nhưng theo tôi với thịt nhập khẩu vẫn chưa đáp ứng đủ cả nhu cầu về lượng, thị hiếu và giá.
Thứ nhất, từ lâu chúng ta đã khẳng định thịt đông lạnh không hợp với thị hiếu người Việt.
Thứ 2, ngay từ thời gian đầu nhập về giá bán chưa thực sự cạnh tranh và chưa phổ biến ở trên thị trường. Gần đây bắt đầu đưa vào hệ thống siêu thị, cụ thể hệ thống siêu thị Big C, nhưng mới chỉ phục vụ người dân thành phố, thành thị vì hệ thống siêu thị nằm ở các thành phố, thị trấn, chưa có ở các địa phương, đặc biệt vùng nông thôn.
Thứ 3, như đã nói ở trên, ngoài hệ thống siêu thị, hệ thống phân phối truyền thống, nhỏ lẻ còn đóng vai trò rất quan trọng và chiếm một tỷ trọng lớn. Thịt thường bán ở chợ là thịt nóng bán trong ngày, thịt đông lạnh cần phải có tủ lạnh, tủ bảo quản, liệu thịt đông lạnh có thể bán được trong điều kiện chợ dân sinh hay không?
Theo PGS TS Phạm Kim Đăng, trước mắt giải pháp nào để khắc phục, hạ nhiệt giá thịt lợn giảm bớt gánh nặng cho người dân, đặc biệt trong mùa dịch COVID19. Sau đó, giải pháp lâu dài là gì để người tiêu dùng được ăn thịt lợn với giá hợp lí, chất lượng và người chăn nuôi sản xuất ổn định, bền vững thưa ông?
Trước hết có thể khẳng định việc bình ổn giá là cấp bách và cần thiết để hạn chế lạm phát, để phát triển kinh tế.
Với giải pháp trước mắt, theo tôi để có thể giảm giá ngay cần phải có sự vào cuộc của quản lý nhà nước. Cần nắm bắt một cách chính xác nhu cầu nội địa, nguồn cung trong nước để từ đó quyết định lượng thịt cần nhập khẩu. Nhà nước phải cho phép và đặc biệt tạo điều kiện thông thoáng cho các doanh nghiệp nhập khẩu để đảm bảo nguồn cung. Đồng thời các doanh nghiệp nhập khẩu phải tìm giải pháp đưa vào hệ thống phân phối rộng rãi và tiện lợi nhất có thể để người dân dễ tiếp cận.
Bên cạnh đó, cần kêu gọi người dân chuyển sang sử dụng các sản phẩm chăn nuôi và thuỷ sản khác như: gà, cá, tôm, sản phẩm thuỷ hải sản khác…
Sau đó cần phải xem lại cam kết của các doanh nghiệp lớn về việc giảm giá lợn hơi. Theo tôi nếu các doanh nghiệp thực sự hy sinh lợi nhuận của doanh nghiệp, để bình ổn giá nên cam kết giá bán thịt tươi thành phẩm khi đến tay người tiêu dùng, sẽ hiệu quả hơn là cam kết về giá thịt lợn hơi như hiện nay.
Bởi vì nếu cam kết giá thịt hơi dưới 70 0000 đồng/kg nhưng liệu các doanh nghiệp có bán cho các lò mổ hay không? Bán nhiều hay ít? Hay chủ yếu giết mổ trong hệ thống rồi phân phối, giá bán sản phẩm thịt tươi vẫn giữ nguyên thì không có ý nghĩa đối với người tiêu dùng. Người giết mổ nhỏ lẻ rất khó tiếp cận nguồn nguyên liệu là lợn hơi với giá mà các doanh nghiệp đã cam kết.
Hoặc doanh nghiệp lớn đã cam kết không bán cho giết mổ nhỏ lẻ hoặc có bán nhưng lượng rất nhỏ và giá chỉ thể hiện trên hoá đơn 70 000 đồng/kg còn thực tế người giết mổ nhỏ lẻ vẫn phải trả cao hơn, theo đúng giá thị trường.
Nên cam kết giá bán thịt tươi thành phẩm khi đến tay người tiêu dùng, sẽ hiệu quả hơn là cam kết về giá thịt lợn hơi như hiện nay.
Cần kiểm soát chi phí trung gian từ sản xuất đến người tiêu dùng. Có thể khẳng định việc kiểm soát này ở nước ta làm chưa tốt và cần phải giải quyết. Không phải lúc thiếu như hiện này mà ngay cả lúc thừa vẫn không kiểm soát được.
Đơn cử năm 2016, khi giá lợn xuống thấp do khủng hoảng thừa. Giá lợn hơi xuất chuồng rất thấp, có thời điểm xuống dưới 20 ngàn/kg. Bán bằng một nửa giá thành sản xuất, người chăn nuôi và cả các doanh nghiệp lao đao, cả nước phải vào cuộc giải cứu tiêu thụ thịt lợn. Nhưng giá thịt trên thị trường có tăng nhưng không đáng kể.
Như vậy, cuối cùng thiết hại vẫn thuộc về người chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi nông hộ vừa và nhỏ. Theo tôi cần làm rõ trách nhiệm của bộ ngành quản lý chi phí trung gian từ đó quản lý giá để đảm bảo lợi nhuận cho các tác nhân liên quan trong chuỗi sản xuất và cung ứng thịt lợn nói riêng và các loại nông sản khác nói chung.
Về giải pháp lâu dài theo tôi cần phát triển một nền chăn nuôi lợn bền vững. Đó là nền chăn nuôi mà ở đó chăn nuôi được qui hoạch (qui hoạch vùng chăn nuôi vừa đảm bảo an toàn dịch bệnh vừa có lợi thế vùng), chăn nuôi được sản xuất theo kế hoạch (cân đối cung cầu) và đặc biệt vận hành trên cơ sở đảm bảo 4 yếu tố trụ cột quan trọng của chăn nuôi bền vững, đó là đảm bảo: (1) Lợi ích kinh tế, (2) Công bằng xã hội, (3) Bảo vệ môi trường và (4) bảo đảm phúc lợi động vật.
Việc đảm bảo hài hòa lợi ích kinh tế của các bên liên quan trong chuỗi giá trị ngành thịt lợn: (1) người chăn nuôi lợn, (2) người thu gom, giết mổ (3) người phân phối và (4) lợi ích người tiêu dùng) sẽ đảm bảo sự công bằng xã hội, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và phúc lợi động vật; có như vậy, mới giúp đất nước phát triển theo hướng văn minh, bền vững và hội nhập quốc tế. Nếu hài hoà được các lợi ích, các trụ cột quan trọng đó thì mới đảm bảo đất nước có một nền nông nghiệp thịnh vượng, Nông dân giàu có và Nông thôn văn minh.
Sản xuất theo yêu cầu và nhu cầu của thị trường, trên cơ sở nhu cầu thị trường xây dựng kế hoạch và qui hoạch chăn nuôi phù hợp. Có chính sách, chiến lược phù hợp để phát triển chăn nuôi bền vững, thúc đẩy ứng dụng các công nghệ mới, công nghệ tiên tiến tăng năng suất và hiệu quả chăn nuôi trên cơ sở tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên.
Tất cả những giải pháp này đã được xây dựng trong chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020-2030 và tầm nhìn 2040. Đặc biệt, luật chăn nuôi vừa mới được thông qua bắt đầu có hiệu lực, nếu sự quyết tâm của Nhà nước, sự đồng hành của doanh nghiệp, người chăn nuôi, sự hỗ trợ của khoa học công nghệ, các điều luật được thực thi một cách nghiêm túc, các chiến lược được quan tâm đảm bảo nguồn lực đúng kế hoạch và mục tiêu thì tôi tin chắc nền chăn nuôi nước ta sẽ phát triển một cách bền vững hơn.
Trân trọng cảm ơn PGS.TS Phạm Kim Đăng về cuộc trò chuyện này!
Tâm An thực hiện
“Ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi để lại vẫn rất nặng nề. Đặc biệt, các cơ sở chăn nuôi lớn của một số doanh nghiệp trong nước có tiềm lực tài chính kém, chăn nuôi qui mô vừa và nhỏ gần như bị xoá sổ. Trong khi đó, chăn nuôi nông hộ vẫn đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp thịt cho thị trường (trước Dịch tả lợn châu phi vẫn có hơn 2,5 triệu hộ nuôi từ 14 đến 15 triệu con chiếm khoảng 50% tổng đàn cả nước đặc biệt cung cấp cho giết mổ vừa và nhỏ cung cấp cho hệ thống phân phối truyền thống nhỏ lẻ. Nhưng sự tàn phá của dịch, sự tiêu huỷ, phá đàn, dẫn đến nợ chồng nợ nên sự tái đàn rất khó khăn” – PGS. TS Phạm Kim Đăng.
- khoa chăn nuôi li>
- giảm giá lợn li> ul>
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/12/2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 10/12/2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 03/12/2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 26/11/2024
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 05/11/2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 22/10/2024
- Dê thịt có giá, người nuôi lãi từ 2 – 3 triệu đồng/con
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất