[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 7/11/2023, tại TP. Hồ Chí Minh, Tập đoàn De Heus (Hà Lan), Tập đoàn Orvia (Pháp) và Công ty Chăn nuôi Lan Chi đã ký kết thành lập Công ty Orvia Việt Nam – Công ty vịt giống chất lượng cao.
Sự kiện có sự tham gia của đại diện ban lãnh đạo Tập đoàn De Heus, Tập đoàn Orvia và Công ty Lan Chi, các đối tác và người nuôi vịt toàn quốc… Công ty Orvia Việt Nam sẽ vận hành một số trang trại giống và nhà máy ấp trứng tại Việt Nam, nhằm cung cấp con giống vịt chất lượng cao cho người chăn nuôi vịt. Orvia Việt Nam được kỳ vọng sẽ giúp cho chuỗi giá trị ngành hàng vịt tại Việt Nam phát triển bền vững hơn, giá trị hơn.
Liên doanh giữa 3 doanh nghiệp kết hợp thế mạnh và năng lực nổi trội của các cổ đông, cụ thể là kiến thức sâu rộng về chọn lọc và nhân giống của Orvia, các cơ sở chăn nuôi và ấp nở hiện đại của Lan Chi và hơn 100 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dinh dưỡng và quản lý trang trại của De Heus.
Orvia được biết đến là một trong những công ty giống vịt lớn và nổi tiếng nhất thế giới với quy trình sàng lọc nghiêm ngặt để chọn lọc di truyền. Nguồn vịt giống thuần chủng của Orvia được nhập khẩu trực tiếp từ Pháp, nơi công ty đặt trụ sở chính cũng như trung tâm di truyền giống của mình. Do đó, Orvia Việt Nam cam kết với khách hàng chăn nuôi vịt về mức độ thuần chủng và tính toàn vẹn của nguồn giống.
Phát biểu tại sự kiện, ông Benoit Gourmaud, CEO Tập đoàn Orvia chia sẻ: “Triết lý của Orvia được thúc đẩy bởi tinh thần kinh doanh và sự đổi mới, sự hài lòng của khách hàng chăn nuôi cũng như sự tin tưởng từ người tiêu dùng. Liên doanh giữa Orvia – Lan Chi – De Heus ngày hôm nay là một minh chứng rõ ràng về niềm tin vào năng lực và cam kết hướng tới thành công của chúng tôi”. Tại Việt Nam, các trang trại giống và nhà máy ấp trứng của Orvia Việt Nam được vận hành theo tiêu chuẩn an toàn sinh học và quy trình quản lý nghiêm ngặt nhất, được phân phối độc quyền thông qua mạng lưới của De Heus trên toàn quốc.
Lễ ký kết thành lập Công ty Orvia Việt Nam
Trong buổi lễ, ông Koen de Heus, CEO Tập đoàn De Heus chia sẻ: “Chúng tôi rất vui mừng khi hợp tác với Orvia – một tập đoàn cung cấp giống vịt uy tín trên thế giới và Lan Chi – một doanh nghiệp Việt Nam chuyên nghiệp và nhiệt huyết, bởi lẽ chúng tôi đều có chung mong muốn cung cấp giải pháp tốt nhất cho sự thành công của người chăn nuôi vịt tại Việt Nam. Từ năm 2009, De Heus đã luôn cam kết hỗ trợ nông dân Việt thông qua việc phát triển thành công mô hình chuỗi giá trị trong nhiều lĩnh vực, như heo, gà trắng, cũng như nhiều loại thủy sản khác… Tôi tin rằng, nền tảng vững chắc này sẽ giúp chúng tôi phát triển thành công mô hình chuỗi giá trị cho ngành chăn nuôi vịt thịt”.
Chất lượng của giống vịt Orvia hiện nay đang được thị trường đánh giá cao, nhưng Orvia Việt Nam dự kiến sẽ sớm ra mắt một dòng giống vịt mới cải tiến hơn nữa vào quý IV năm 2023, được kỳ vọng là dòng vịt giống có năng suất cao nhất tại Việt Nam.
Ông Hồ Tuấn Vương, Giám đốc Công ty Lan Chi cho biết, với sự hỗ trợ về công nghệ, kiến thức, kinh nghiệm trong chăn nuôi và dinh dưỡng từ Tập đoàn De Heus và Tập đoàn Orvia, cùng với bí quyết chăn nuôi không sử dụng kháng sinh của Công ty Lan Chi trong những năm vừa qua, “Liên doanh Orvia Việt Nam sẽ đồng hành cùng quý khách hàng, chăn nuôi và các nhà chế biến để đưa ra được chuỗi nuôi và sản xuất thịt vịt uy tín, an toàn cho người Việt Nam”.
Phát biểu bế mạc, ông Johan van den Ban, CEO De Heus Việt Nam kiêm Tổng Giám đốc Orvia Việt Nam nhắc lại cam kết của Orvia Việt Nam, Lan Chi và De Heus trong việc hỗ trợ người chăn nuôi và đại lý xây dựng sự thành công lâu dài thông qua việc cải thiện năng suất và đáp ứng nhu cầu thị trường một cách cạnh tranh. Ông Johan van den Ban nhấn mạnh: “De Heus, Tập đoàn Orvia và Lan Chi đang hợp sức để đưa nguồn giống vịt, công nghệ và những bí quyết chăn nuôi hàng đầu của châu Âu đến Việt Nam. Chúng tôi cam kết cung cấp các giải pháp toàn diện cho khách hàng bao gồm giống vịt khỏe mạnh và không mắc bệnh, thức ăn vịt chất lượng cao, hỗ trợ kỹ thuật tại trang trại, tiếp cận tài chính và kết nối với thị trường tiêu thụ”.
Hồ Phúc
- orvia việt nam li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất