Để mật ong Việt sang thị trường khó tính - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Để mật ong Việt sang thị trường khó tính

    Do nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan, xuất khẩu (XK) mật ong của nước ta giảm đáng kể cả về kim ngạch, gây khó khăn cho người nuôi ong và doanh nghiệp. Do đó cần có giải pháp căn cơ và dài hạn nhằm cải thiện thương hiệu, giá trị mật ong Việt Nam.

    Để mật ong Việt sang thị trường khó tính

    Ngành nuôi ong cần tái cơ cấu theo chiều sâu để hướng đến XK

     

    Theo TS Nguyễn Thanh Sơn, Viện trưởng Viện Chăn nuôi, hiện mỗi năm Việt Nam SX trên 55.000 tấn mật ong và hơn 1.000 tấn sáp ong, trong đó khoảng 85 – 90% sản lượng dành cho XK. Việt Nam hiện XK mật ong sang 12 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó chủ yếu là các thị trường khó tính, yêu cầu chất lượng, chỉ tiêu cao như Mỹ, Nhật Bản, châu Âu… với giá trị kim ngạch năm 2014 đạt 150 triệu USD. VN đang đứng vị trí thứ 6 trên thế giới và thứ 2 châu Á về XK mật ong.

     

    “Có thể nói, nghề nuôi ong đã góp phần quan trọng tạo sinh kế và cải thiện đời sống người nông dân, nâng cao kim ngạch XK nông sản. Ngoài việc cho ra các sản phẩm có giá trị cao, ong mật đóng vai trò chủ yếu trong thụ phấn cây trồng, giúp tăng năng suất, chất lượng rau quả, đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái nông nghiệp”, TS Nguyễn Thanh Sơn nhấn mạnh.

     

    Bà Trần Ngọc Lan, Cục Chăn nuôi cho biết, số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2017 cho thấy, cả nước hiện có 1,2 triệu đàn ong gồm các giống ong Ý (Apis mellifera) và ong nội (Apis cerana cerana và Apis cerana indica). Trong đó, theo báo cáo của Hội Nuôi ong Việt Nam, hiện có khoảng 200 nghìn đàn ong nội (chiếm 16,6%), ong ngoại 1 triệu đàn (chiếm 83,4%). Số lượng lao động trong ngành nuôi ong khoảng 30.000 người, trong đó người nuôi ong chuyên nghiệp khoảng 6.000 người (chiếm 20%).

     

    Theo Cục Chăn nuôi, hạn chế lớn nhất của ngành ong VN hiện nay chính là khâu giống gốc rất yếu. Các đàn ong giống gốc năng suất chưa được cải thiện, chưa có ong giống tốt cung cấp cho SX, chưa nhập các giống ong tốt có năng suất cao làm tươi máu, chưa có đề tài trọng điểm nghiên cứu để cải tạo chất lượng đàn ong, thậm chí một số nơi còn mua giống trôi nổi không rõ nguồn gốc gây pha tạp, tỷ lệ cận huyết cao qua đó ảnh hưởng lớn tới chất lượng con giống, chất lượng mật.

     

    Để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị mật ong cần phải phát triển nghề nuôi ong theo hướng chuyên nghiệp, quy hoạch phát triển bền vững. Duy trì và cải thiện chất lượng đàn giống, tăng tỷ lệ giống ong ngoại từ 75 – 80% vào năm 2020. Đặc biệt, cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia cho các sản phẩm ong tiến tới tương đương bộ tiêu chuẩn của EU, giám sát chặt chẽ hệ thống quản lý chất lượng và thú y.

     

    Đóng góp về định hướng ngành ong Việt Nam trong tương lai, Chủ tịch Hội Nuôi ong Việt Nam, TS Đinh Quyết Tâm đề nghị cần có số liệu thống kê chính thức về đàn ong, số người nuôi ong, sản lượng, XK để từ đó có quy hoạch và định hướng chuẩn xác nhất.

    Để mật ong Việt sang thị trường khó tính

    Ảnh: N.H

     

    Bên cạnh đó, cần tăng cường nghiên cứu, phát triển mô hình nôi ong trong thùng kế, SX mật ong hữu cơ, quản lý chặt chẽ nguồn gốc, xuất xứ mật ong Việt Nam, ngăn chặn mật ong nhập khẩu bất hợp pháp, đào tạo tập huấn thường xuyên cho người nuôi ong và hoàn thiện tiêu chuẩn, quy chuẩn và thương hiệu cho mật ong Việt Nam để hướng đến mở rộng XK vào các thị trường khó tính.

     

    Theo ThS Nguyễn Trường Vương, Cty Syngenta Việt Nam, ngành nuôi ong Việt Nam cần phải gắn chặt với nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học trong canh tác nông nghiệp bền vững, tăng cường giao lưu chia sẻ kinh nghiệm với quốc tế vừa tăng chất lượng mật ong, vừa tăng năng suất cây trồng.

     

    Chia sẻ kinh nghiệm để XK mật ong vào thị trường châu Âu, TS Arne Duebecke, Trung tâm Dịch vụ chất lượng quốc tế Đức nhấn mạnh, mật ong muốn XK vào EU tiêu chí quan trọng hàng đầu phải là mật nguyên chất.

     

    Cụ thể, mật ong XK vào EU không được thêm bất cứ nguyên liệu thực phẩm nào vào sản phẩm, kể cả các phụ gia thực phẩm cũng như các chất bổ sung khác không phải mật ong. Không có các tạp chất, hương vị lạ, nhiễm bẩn trong quá trình chế biến và bảo quản. Không được phép bắt đầu lên men và sủi bọt. Đặc biệt, cũng không được loại bỏ phấn hoa và các chất cấu thành mật ong trừ khi không thể tránh khỏi trong quá trình loại bỏ các tạo chất vô cơ và hữu cơ.

     

    Số liệu xuất khẩu mật ong Việt Nam từ 2015 – 2017:

    Năm

    Sản lượng (tấn)

    Sản lượng XK (tấn)

    Tỷ lệ XK (%)

    Kim ngạch XK (triệu USD)

    2015

    49.000

    40.142

    81

    84,5

    2016

    47.000

    42.479

    90,4

    55,2

    2017

    46.750

    39.000

    83,4

    68,8

     
    ĐẠI TỪ
    Nguồn: nongnghiep.vn

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.