[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong những tháng gần đây, việc giá lợn tăng cao đã thu hút sợ quan tâm lớn của dư luận và cũng là chủ đề tốn nhiều giấy mực của báo chí. Các cơ quan chức năng đã sử dụng nhiều biện pháp để hạ giá thịt lợn, từ nhập khẩu nhằm tăng nguồn cung, đến dùng các quyết định hành chính để doanh nghiệp giảm giá lợn hơi, vì cho rằng giá giá bán đang quá cao so với giá thành sản xuất – nghĩa là ngành chăn nuôi lợn đang “lãi đậm”. Còn người chăn nuôi lợn sau nhiều bầm dập của bão giá và dịch bệnh thì đứng ngồi không yên sau quyết định này!
Giá thành 1kg lợn hơi đã trên 50 000 đồng
Có thể nói, trong bữa ăn của người Việt, thịt lợn dường như là món không thể thiếu. Từ cuối năm 2019, giá thịt lợn tăng cao ảnh hưởng đến Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của cả nước. Bởi vậy, đây cũng là mặt hàng được Chính phủ quan tâm chỉ đạo. Tuy nhiên, mỗi lần lãnh đạo cấp cao đăng đàn và tuyên bố: “Giá thành lợn hơi chỉ ở mức 35.000 – 40.000 đồng/kg, trong khi thực tế giá bán lên tới 70.000- 80.000 đồng suốt một thời gian dài, người nuôi lợn đang lãi quá đậm”. Điều này, khiến cho giới chăn nuôi lại được một lần dậy sóng và cho rằng, mức giá trên được đưa ra không hề sát với thực tế sau khi ngành lợn đã trải qua nhiều biến cố về giá và dịch bệnh như vậy.
Trao đổi với Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam, anh Nguyễn Hồng Hà (cơ sở chăn nuôi lợn ALPHA) – cho rằng, giá thành sản xuất lợn bao gồm: Chi phí Thức ăn, Thuốc Thú y, Nhân công, Điện, Chi phí sản xuất chung khác, Khấu hao và Lãi suất ngân hàng.
Để giữ được lợn đến ngày hôm nay, nhiều chủ trang trại đã trải qua nhiều “bầm dập” về giá thành về dịch bệnh và giá cả
Là người chăn nuôi lợn lâu năm và tâm huyết với nghề, trang trại cũng được đầu tư bài bàn, hiện đại về cơ sở vật chất, con giống cùng, với đội ngũ nhân sự được đào tạo, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong quản lý, anh Nguyễn Hồng Hà phân tích, trong điều kiện bình thường, chưa khủng hoảng về giá (2017, 2018) và dịch bệnh (Lở mồm long móng năm 2018 và bệnh Dịch tả lợn châu Phi (ASF) thì giá thành sản xuất 1 con lợn con là 1 triệu/con; Trại nuôi lợn giống bán 1,2-1,3tr/con cho trại lợn thịt, hay bộ phận lợn thịt (nếu là nội bộ), lãi 200.000-300 000/con sau 5-6 tháng là hợp lý.
Người nuôi lợn thịt (hay bộ phận kinh doanh lợn thịt) có chi phí đầu vào là: 1,3triệu tiền giống + 2,5triệu thức ăn + 300 nghìn thuốc + 100 nghìn nhân công + 100 nghìn chi phí khấu hao (hay thuê chuồng trại), điện nước và chi phí khác + hao hụt đàn (thông thường 5% tương đương 100 nghìn) + 100 nghìn/con tiền lãi suất ngân hàng = 4,5 triệu/1 con lợn 100 kg. Giá bán lúc đó phù hợp, để bộ phận nuôi thịt có lời 200-300 nghìn đồng/con là 47.000-48.000đồng/kg.
Tuy nhiên, sau 2 năm khủng hoảng giá (2017, 2018) và ảnh hưởng nặng nề của dịch (Lở mồm long móng năm 2018, ASF năm 2019) giá thành sản xuất 1kg lợn hơi có nhiều thay đổi. Theo anh Hà, nhìn chung, bình quân chung toàn ngành, lỗ do giá, giảm 30% quy mô; sau đó thiệt hại do ASF, giảm thêm khoảng 50%, số 70% còn lại sau khủng hoảng giá (nhiều nơi thiệt hại 100% tổng đàn, nhiều nơi thiệt hại tối thiểu là 30%, cực kỳ ít đơn vị là “không thiệt hại” qua ASF). Nếu coi giảm 50% tổng đàn, thì chi phí khấu hao tăng gấp đôi, chi phí lãi ngân hàng tăng gấp đôi. Các chi phí khác phân bổ cho số lợn giảm một nửa cũng tăng thêm một chút. Cộng các yếu tố trên lại, giá thành tăng thêm khoảng 500.000 đồng/con, tức là 5 triệu/tạ lợn hơi, ra giá thành heo hơi phải ở khoảng 50.000 đồng/kg.
Có thật người chăn nuôi lợn đang lãi đậm?
Cũng theo anh Nguyễn Hồng Hà, nếu xét tại thời điểm này, với những người có trang trại không bị dịch; đang còn có lợn để bán thường xuyên; thì đúng là đang “lãi đậm”. Nhưng số lượng thì không đáng kể, có quá ít người may mắn như vậy. Nếu xét trong khoảng thời gian 5-6 tháng trở lại đây; thì chỉ là “lãi khá” mà thôi; vì trong 5-6 tháng trở lại đây, một số ít đơn vị còn lợn, thì cũng chỉ bán được một vài lứa với giá cao, đang còn phải dành tiền để trả bớt “núi nợ” còn cao chót vót là hệ lụy của 3 năm qua. Nếu xét trong khoảng 12 tháng trở lại đây, thì lỗ, vì 12 tháng qua, thiệt hại do ASF là quá lớn, mất 50% tổng đàn thì phải thêm 12 tháng nữa, giá như này, mới hòa vốn. Nếu xét lỗ lãi trong vòng 36 tháng trở lại đây, thì đang còn lỗ cực nặng! Vì ngoài lỗ do mất lợn do ASF, còn lỗ từ 2 năm khủng hoảng trước đó.
Còn ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, người chăn nuôi cũng đang tỏ ra băn khoăn với mức giá thành sản xuất heo 38.000 – 45.000 đồng/kg. Theo ông Đoán, với giá con giống cao như hiện nay, cộng với chi phí để đảm bảo an toàn sinh học sau dịch tả lợn châu Phi thì ngay cả ở những trang trại chăn nuôi của những doanh nghiệp lớn, khép kín từ con giống đến thức ăn, giá thành sản xuất đã phải là 50.000 đồng/kg. Do đó, những nông dân nào vừa tái đàn phải mua con giống với giá quá cao, nếu giá heo hơi giảm sâu hơn trong thời gian tới thì có thể khó có lãi, không khéo thậm chí còn bị lỗ.
Lý giải cho việc giá heo giống tăng cao, ông Nguyễn Tấn Hậu, Giám đốc Công ty TNHH MTV Tám Do (xã Bàu Cạn, H.Long Thành, tỉnh Đồng Nai) chia sẻ, đợt dịch tả heo châu Phi vừa qua, đàn nái bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Theo đó, muốn đầu tư đàn nái mới, trang trại sản xuất giống phải chi một khoản tiền không nhỏ vì 1 con heo hậu bị hiện nay có giá khoảng 10 triệu đồng/con, cộng thêm các chi phí nuôi trong 6 tháng để có lứa heo con mới. Một chi phí rất lớn là tỷ lệ hao hụt đàn nái hiện nay ít nhất là từ 30% trở lên, chứ không phải chỉ ở mức 3-5% như trước.
Ngoài ra, chi phí cho trại an toàn sinh học như: thường xuyên phun thuốc sát trùng, khử độc, chi phí trả cho công nhân cách ly sống và làm việc ngay trong trại… cũng góp phần làm tăng chi phí chăn nuôi. Trại giống phải chi ít nhất 1,5 triệu đồng để có 1 con heo con lọt lòng và giá heo giống đạt trọng lượng khoảng 20kg xuất bán thường có giá khoảng 3 triệu đồng/con.
Giá lợn hơi nên vận hành theo thị trường
Giá lợn (heo) sau thời gian xuống thấp đã tăng ở mức cao kỷ lục (Ảnh: Đỗ Hữu Phương)
Trước việc Chính phủ dùng mệnh lệnh hành chính để kéo giá lợn hơi xuống, anh Nguyễn Hồng Hà cho rằng: “Nếu đứng từ quan điểm của Chính phủ, tôi thấy quan điểm của Chính phủ cũng có lý. Vì nhiệm vụ của Chính phủ là kiểm soát chỉ số giá, giữ an sinh xã hội…Tuy nhiên, nếu đứng từ quan điểm người sản xuất, thì tôi thấy không hợp lý. Vì giá cả là do quan hệ cung cầu quyết định; giá tăng cao là do nguồn cung đã quá thiếu hụt, do bên sản xuất bị thiệt hại quá nhiều suốt 3 năm qua, còn quá ít nguồn cung. Trong thị trường “cạnh tranh hoàn hảo” như ngành lợn, không ai có khả năng làm giá!
Việc hạ giá thịt lợn, nhằm an sinh xã hội và phát triển bền vững ngành chăn nuôi tôi hoàn toàn ủng hộ, nhưng yêu cầu các hộ chăn nuôi, các công ty chăn nuôi hạ giá ngay lập tức xuống 75, 70, rồi 60 000 đồng/kg thì có lẽ không phải là cách làm hợp lý; vì: (1) Giá cả là do thị trường quyết định; (2) Nếu yêu cầu, bắt ép 1 bên nào đó phải giảm giá; trong khi cả thị trường, có hàng ngàn người bán; không thể bắt hết từng đó người giảm được; họ giảm, nhưng nơi khác bán cao, thì giá thị trường vẫn vậy. (3) Rồi nếu các trại giảm giá, thì thương lái thu mua được lợi, nhưng họ biết là khan, thì họ cũng sẽ giữ nguyên giá bán cao cho lò mổ, rồi tới tay người tiêu dùng vẫn cao…
Theo ông Nguyễn Kim Đoán, với giá lợn giống quá cao như hiện nay, cộng với giá lợn hơi có xu hướng giảm sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, rất có thể nhiều nông dân sẽ e ngại việc tái đàn, bởi họ sợ sẽ thua lỗ lần nữa.
Muốn kích thích việc tái đàn, đảm bảo lợi nhuận cho người chăn nuôi dù giá lợn hơi hạ về mức hợp lý đảm bảo bình ổn chỉ số giá tiêu dùng đồng thời giúp người tiêu dùng được sử dụng thịt lợn với mức giá hợp lý theo tôi ngành chức năng phải xem xét, kiểm soát lại khâu trung gian, phân phối.
“Chứ cứ như hiện nay, việc phải trải qua quá nhiều tầng nấc từ chuồng trại mới ra được đến thị trường của con heo thì người tiêu dùng cũng không được hưởng lợi và nông dân bị thiệt là chính” – ông Nguyễn Kim Đoán khẳng định.
Từ năm 2017 – 2019, 3 năm liền các trang trại phải gồng mình gánh thua lỗ do bão giá, dịch bệnh. Cho đến thời điểm này, nhiều trang trại cỡ 100 nái ở Đồng Nai vẫn còn ôm nợ ngân hàng, phải đề nghị khoanh nợ, giãn nợ. Giá heo hơi từ cuối năm 2019 có dễ thở hơn nhưng cũng chưa thể bù đắp hết những thiệt hại cho họ trong 3 năm qua. Vì vậy, trong việc bình ổn giá heo hơi, cũng cần tính đến lợi ích của những hộ chăn nuôi nông hộ, nếu không họ thực sự không dám tái đàn.
TRẦN NGÂN
Theo nhiều chuyên gia trong ngành chăn nuôi, cách giảm giá thịt lợn tốt nhất, là hỗ trợ các lực lượng sản xuất, để tăng nhanh sản lượng xuất ra thị trường, tăng nguồn cung, lúc đó đương nhiên giá sẽ giảm, tất nhiên, cách này là bền vững, nhưng sẽ mất nhiều thời gian hơn 1 chút, có thể 6 tháng sau, giá mới về mức như kỳ vọng.
Cùng với đó, về dài hạn, Chính phủ có chính sách khuyến khích chăn nuôi tập trung, quy mô lớn bằng các chính sách khuyến khích về (1) đất đai: Tạo thuận lợi cho người nuôi làm thủ tục đất đai nhanh; không khó khăn, nhiều chi phí như hiện tại; (2) vốn: Có chính sách phê duyệt vay vốn phù hợp hơn, vì hiện nay, ngân hàng đánh giá tài sản đất, chuồng trại và lợn làm tài sản bảo đảm rất hạn chế.
Đối với khu vực chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm một tỉ lệ lớn trong ngành chăn nuôi và là sinh kế cho người dân, Nhà nước cần có nhiều chính sách giúp đỡ họ trong việc nâng cao năng lực đảm bảo an toàn sinh học, chuyên nghiệp hóa chăn nuôi và có cơ chế giúp đỡ họ liên kết trong các HTX, tổ hợp tác.
- giá lợn li>
- giá thành lợn hơi li> ul>
3 Comments
Để lại comment của bạn
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bài báo rất sát thực, chính phủ sớm đọc bài này
Bài viết rất sát thực tế.
Rất sát thực. Mong Chính Phủ sớm đọc được.