Dịch cúm H7N9 đang diễn biến ngày càng phức tạp - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Dịch cúm H7N9 đang diễn biến ngày càng phức tạp

    Dịch cúm H7N9 đang bùng phát mạnh mẽ tại Trung Quốc từ cuối năm ngoái và vẫn đang tiếp tục lây lan. Tình hình rất đáng lo ngại, bởi khu vực dịch bệnh bùng phát tập trung chủ yếu tại các tỉnh phía đông nam Trung Quốc, giáp với đường biên giới với nước ta.

     

    Từ khoảng tháng 10/2016 đến nay, Trung Quốc đã ghi nhận đến 425 ca nhiễm H7N9 với tỷ lệ tử vong là 50%. 

     

    Hiện tại nước ta chưa ghi nhận ca nhiễm H7N9 trên người và gia cầm. Nhưng diễn biến dịch bệnh tại Trung Quốc ngày càng phức tạp, nguy hiểm. Ngày 25/2, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông tin về virus cúm H7N9 đã thay đổi từ độc lực thấp sang độc lực cao ở gia cầm.

     

    Hơn nữa dịch H5N1 đang bắt đầu bùng phát tại một số tỉnh trong cả nước như Nam Định, Nghệ An, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Sóc Trăng, An Giang và Bạc Liêu.

     

    Theo kết quả giám sát lưu hành virus cúm gia cầm tại các chợ gia cầm sống của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO) thực hiện trong năm 2016 tại 32 tỉnh, thành phố trong cả nước cho thấy, tỷ lệ phát hiện virus trên gà đối với cúm A/H5N6 là 1,89% và A/H5N1 là 0,94%; trên đàn vịt, đối với cúm A/H5N6 là 6,7% và A/H5N1 là 1,63%. Tỷ lệ phát hiện virus cúm trong các mẫu môi trường đối với cúm A/H5N6 là 2,97% và A/ H5N1 là 2,07%. Đây chính là nguồn lây lan virus cúm thông qua các hoạt động mua bán, vận chuyển gia cầm.

     

    Trước tình hình này, Bộ Y tế đã tiến hành họp khẩn bàn biện pháp phòng chống dịch cúm H7N9. Bộ Y tế yêu cầu mở rộng diện lấy mẫu, xét nghiệm cả những trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính nhẹ; tăng cường giám sát dọc biên giới; cần thiết lấy mẫu thí điểm trên cộng đồng nhất là người buôn bán, vận chuyển, tiếp xúc gia cầm.

     

    Để chủ động phòng ngừa dịch cúm A H7N9, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau:

    (t/h)

    Biện pháp phòng tránh bệnh cúm A/H7N9 theo khuyến cáo của Bộ Y tế:

    – Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc. Đảm bảo ăn chín, uống chín. Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
    – Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.
    – Khi phát hiện gia cầm ốm, chết, tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.
    – Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

    Bạn cũng cần chú ý các triệu chứng nghi ngờ mắc cúm A/H7N9:

    – Sốt cao 39 – 40 độ C.
    – Đau mỏi các khớp xương, nhức đầu, buồn nôn, nôn.
    – Một số bệnh nhân có biểu hiện viêm long đường hô hấp trên như sổ mũi, hắt hơi, đau họng…
    – Ho, tức ngực, khó thở tăng dần.
    – Các triệu chứng suy hô hấp: tím môi, đầu chi, thở nhanh, co kéo cơ hô hấp.
    – Các biểu hiện nặng, nguy kịch bao gồm: thiểu niệu hoặc vô niệu, phù, suy tim, đông máu nội quản rải rác, suy gan nặng, hôn mê…
    – Chụp X-quang phổi thấy có hình ảnh tổn thương giống như do cúm A/H5N1: các đám mờ không đồng đều, lúc đầu thường xuất hiện ở một thùy phổi sau lan ra khắp 2 phổi nếu không được điều trị kịp thời. Mức độ tổn thương phổi trên phim X-quang cũng tương ứng với độ nặng, nhẹ của bệnh nhân trên lâm sàng.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.