Dịch cúm H7N9 đang bùng phát mạnh mẽ tại Trung Quốc từ cuối năm ngoái và vẫn đang tiếp tục lây lan. Tình hình rất đáng lo ngại, bởi khu vực dịch bệnh bùng phát tập trung chủ yếu tại các tỉnh phía đông nam Trung Quốc, giáp với đường biên giới với nước ta.
Từ khoảng tháng 10/2016 đến nay, Trung Quốc đã ghi nhận đến 425 ca nhiễm H7N9 với tỷ lệ tử vong là 50%.
Hiện tại nước ta chưa ghi nhận ca nhiễm H7N9 trên người và gia cầm. Nhưng diễn biến dịch bệnh tại Trung Quốc ngày càng phức tạp, nguy hiểm. Ngày 25/2, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông tin về virus cúm H7N9 đã thay đổi từ độc lực thấp sang độc lực cao ở gia cầm.
Hơn nữa dịch H5N1 đang bắt đầu bùng phát tại một số tỉnh trong cả nước như Nam Định, Nghệ An, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Sóc Trăng, An Giang và Bạc Liêu.
Theo kết quả giám sát lưu hành virus cúm gia cầm tại các chợ gia cầm sống của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO) thực hiện trong năm 2016 tại 32 tỉnh, thành phố trong cả nước cho thấy, tỷ lệ phát hiện virus trên gà đối với cúm A/H5N6 là 1,89% và A/H5N1 là 0,94%; trên đàn vịt, đối với cúm A/H5N6 là 6,7% và A/H5N1 là 1,63%. Tỷ lệ phát hiện virus cúm trong các mẫu môi trường đối với cúm A/H5N6 là 2,97% và A/ H5N1 là 2,07%. Đây chính là nguồn lây lan virus cúm thông qua các hoạt động mua bán, vận chuyển gia cầm.
Trước tình hình này, Bộ Y tế đã tiến hành họp khẩn bàn biện pháp phòng chống dịch cúm H7N9. Bộ Y tế yêu cầu mở rộng diện lấy mẫu, xét nghiệm cả những trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính nhẹ; tăng cường giám sát dọc biên giới; cần thiết lấy mẫu thí điểm trên cộng đồng nhất là người buôn bán, vận chuyển, tiếp xúc gia cầm.
Để chủ động phòng ngừa dịch cúm A H7N9, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau:
(t/h)
Biện pháp phòng tránh bệnh cúm A/H7N9 theo khuyến cáo của Bộ Y tế:
– Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc. Đảm bảo ăn chín, uống chín. Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
– Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.
– Khi phát hiện gia cầm ốm, chết, tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.
– Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
Bạn cũng cần chú ý các triệu chứng nghi ngờ mắc cúm A/H7N9:
– Sốt cao 39 – 40 độ C.
– Đau mỏi các khớp xương, nhức đầu, buồn nôn, nôn.
– Một số bệnh nhân có biểu hiện viêm long đường hô hấp trên như sổ mũi, hắt hơi, đau họng…
– Ho, tức ngực, khó thở tăng dần.
– Các triệu chứng suy hô hấp: tím môi, đầu chi, thở nhanh, co kéo cơ hô hấp.
– Các biểu hiện nặng, nguy kịch bao gồm: thiểu niệu hoặc vô niệu, phù, suy tim, đông máu nội quản rải rác, suy gan nặng, hôn mê…
– Chụp X-quang phổi thấy có hình ảnh tổn thương giống như do cúm A/H5N1: các đám mờ không đồng đều, lúc đầu thường xuất hiện ở một thùy phổi sau lan ra khắp 2 phổi nếu không được điều trị kịp thời. Mức độ tổn thương phổi trên phim X-quang cũng tương ứng với độ nặng, nhẹ của bệnh nhân trên lâm sàng.
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- Khuyến nông li>
- hội nghị dinh dưỡng li>
- người chăn nuôi li>
- chế biến sữa li>
- thực phẩm sạch li>
- cục chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- dịch cúm gia cầm li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- cúm gà li>
- chăn nuôi gia súc li>
- h7n9 li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- cúm a li> ul>
- Chăn nuôi Hà Nội: Đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn
- Kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi: Biến ‘rác’ thành nguyên liệu
- Dê hơi giảm giá, giá heo hơi ở mức thấp, giá vịt thịt tăng cao
- Sản lượng thịt lợn của Anh tháng 2/2023 giảm
- Trứng gà ta rẻ hơn trứng gà công nghiệp
- Ảnh hưởng của bổ sung chế phẩm Max2SLive vào khẩu phần ăn đến khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt lợn
- Vitalite Enery Chick
- Chuyển giao kỹ thuật nuôi vịt cho các hộ nghèo huyện Thường Xuân (Thanh Hóa)
- Phú Yên có thêm một dự án chăn nuôi bò công nghệ cao
- Dự báo cung cầu ngô toàn cầu niên vụ 2022/23
Tin mới nhất
T4,29/03/2023
- Chăn nuôi Hà Nội: Đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn
- Kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi: Biến ‘rác’ thành nguyên liệu
- Dê hơi giảm giá, giá heo hơi ở mức thấp, giá vịt thịt tăng cao
- Sản lượng thịt lợn của Anh tháng 2/2023 giảm
- Trứng gà ta rẻ hơn trứng gà công nghiệp
- Ảnh hưởng của bổ sung chế phẩm Max2SLive vào khẩu phần ăn đến khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt lợn
- Vitalite Enery Chick
- Chuyển giao kỹ thuật nuôi vịt cho các hộ nghèo huyện Thường Xuân (Thanh Hóa)
- Phú Yên có thêm một dự án chăn nuôi bò công nghệ cao
- Dự báo cung cầu ngô toàn cầu niên vụ 2022/23
- Bổ sung Lipoaktiv Glu 60 cho bò giai đoạn chuyển tiếp
- 3 xu hướng cắt thịt nhà sản xuất cần phải biết năm 2022
- Giá lợn hơi trong dịp Tết duy trì mức thấp
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Kỹ thuật sưởi ấm cho gà
- Giá heo hơi hôm nay 27/12: Giảm nhẹ ở vài nơi
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Sự biến đổi của virus PCV2 có phải là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chủng ngừa?
- PCV2 thể cận lâm sàng, ác mộng của nhà chăn nuôi
Bình luận mới nhất