Dịch tả lợn Châu Phi đang bùng phát trở lại ở châu Á, đe dọa xóa bỏ nỗ lực tái đàn của các nước sau khi virus giết chết hàng chục triệu con lợn.
Các đợt bùng phát mới được báo cáo ở Trung Quốc, và căn bệnh này thậm chí đã đổ bộ vào các bờ biển của Malaysia.
Trong khi các ca bệnh mới rải rác và bị cô lập, thông tin từ các chính phủ cho thấy virus vẫn còn sống tốt và có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu không được kiểm soát.
Do chưa có vacxin, việc Dịch tả lợn Châu Phi bùng phát trở lại đe dọa nỗ lực tái đàn của các quốc gia. Ảnh minh họa: Getty Images.
Dịch tả lợn châu Phi làm lợn chết nhưng không gây hại cho con người. Do chưa có vacxin thương mại nên các nhà chức trách đang dựa vào các biện pháp an toàn sinh học nghiêm ngặt và tiêu hủy những động vật có khả năng nhiễm virus để kiểm soát dịch.
Dưới đây là thông tin tình hình Dịch tả lợn Châu Phi mới nhất theo quốc gia.
Trung Quốc
Trung Quốc, quê hương của một nửa số lợn trên thế giới, là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Dịch tả lợn châu Phi kể từ khi báo cáo đợt bùng phát đầu tiên vào năm 2018.
Thêm nhiều trường hợp lợn nhiễm virus mà nước này cho là đã được kiểm soát, bị phát hiện ở những nơi như Hà Bắc, Hà Nam, Tứ Xuyên, Vân Nam và Tân Cương. Một trang trại lợn ở Hồng Kông cũng đã báo cáo xuất hiện lợn bệnh.
Đợt bùng phát mới nhất bao gồm các biến thể mới nhẹ hơn nhưng khó phát hiện hơn, gây nghi ngờ về mục tiêu của chính phủ Trung Quốc là đạt được sự phục hồi toàn bộ đàn lợn vào giữa năm nay.
Tiến độ tái đàn lợn của nước này đang được các thương nhân toàn cầu theo dõi chặt chẽ vì nó sẽ xác định nhu cầu nhập khẩu đối với ngũ cốc làm thức ăn chăn nuôi và thịt trong năm nay.
Trung Quốc đã mua lượng đậu tương, ngô và thịt kỷ lục từ các nhà cung cấp nước ngoài vào năm 2020, khiến giá cả tăng vọt.
Có nhiều dự báo cho rằng giá thịt lợn của Trung Quốc, một yếu tố quyết định chính của lạm phát, có thể ở mức cao trong một thời gian dài, trong khi nhập khẩu thịt tiếp tục tăng lên mức kỷ lục mới.
Trong một dấu hiệu cho thấy chính phủ lo lắng về những đợt bùng phát mới nhất, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã tuyên bố sẽ tăng cường xử lý nghiêm các loại vacxin bất hợp pháp có liên quan đến sự xuất hiện của các chủng vi khuẩn mới.
Lin Guofa, nhà phân tích cấp cao tại Bric Agricultural Group, ước tính khả năng ngành chăn nuôi lợn Trung Quốc sẽ giảm ở mức 10% trong năm nay do dịch bệnh chỉ tập trung ở các khu vực phía Bắc và tình hình tương đối ổn định ở các nơi khác.
Malaysia
Malaysia lần đầu tiên bùng phát dịch tả lợn châu Phi vào tháng trước và cho biết 3.000 con lợn ở bang Sabah sẽ bị tiêu hủy.
Các cuộc điều tra bắt đầu sau cái chết của một con lợn rừng và được mở rộng sau khi các mẫu phòng thí nghiệm xác nhận virus ở những con lợn khác. Virus được xác nhận lây nhiễm cho cả loại lợn râu Borneo, một giống lợn được Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế xếp vào loại dễ bị tổn thương.
Trong một bản cập nhật ngày 7/3, chính quyền bang Sabah cho biết virus đã lây lan sang các quận khác nhưng các trang trại nuôi lợn thương mại cung cấp hầu hết các sản phẩm thịt lợn của bang vẫn không bị nhiễm bệnh.
“Mặc dù Dịch tả lợn Châu Phi (ASF) không lây nhiễm sang người, nhưng nó có khả năng gây thiệt hại lớn về kinh tế cũng như phá vỡ hạnh phúc của xã hội chúng ta”, Thứ trưởng Sabah Jeffrey Kitingan phát biểu.
Hàn Quốc
Hàn Quốc, quốc gia không có báo cáo về đợt bùng phát nào kể từ tháng 10, cho biết họ sẽ tăng cường các biện pháp phòng ngừa trước mùa sinh sản của lợn rừng từ tháng 4 đến tháng 5. Lợn hoang là thủ phạm chính trong việc lây lan dịch bệnh từ biên giới phía bắc của đất nước đến các trang trại địa phương.
Vào cuối tháng 2, Hàn Quốc đã tăng cường kiểm dịch ở biên giới trong bối cảnh các báo cáo về các trường hợp lây nhiễm mới ở các khu vực khác của châu Á, theo Bộ Nông nghiệp nước này.
Hương Lan (Theo Bloomberg)
Báo Nông Nghiệp Việt Nam
- Dịch tả lợn Châu Phi li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất