Mộc Châu là cái nôi của nghề chăn nuôi bò sữa Việt với đồi cỏ, đồi ngô xanh ngút ngàn và có sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với người chăn nuôi. Qua 60 năm, người ta gọi Mộc Châu là “Thảo nguyên xanh sữa mát lành”.
Vùng đất sinh ra để … nuôi bò sữa
Chỉ cách Hà Nội khoảng 200km, Mộc Châu luôn được nhớ đến là một thảo nguyên xanh ngút ngàn trải khắp các vùng núi đồi. Đặc biệt, có độ cao trung bình 1.050m so với mực nước biển, thảo nguyên Mộc Châu mang đặc trưng của khí hậu cận ôn đới với thời tiết quanh năm mát mẻ, bốn mùa xuân – hạ – thu – đông được gói gọn trong vòng một ngày, được ví von là “Đà Lạt” của Tây Bắc. Ngoài ra, Mộc Châu còn được “mẹ thiên nhiên” ban tặng cho đất đai màu mỡ, phì nhiêu.
Thảo nguyên Mộc Châu là nơi tuyệt vời nhất để chăn nuôi bò sữa
Nhiều chuyên gia trong ngành chăn nuôi đã đánh giá, Mộc Châu chính là vùng đất hiếm hoi sinh ra để chăn nuôi bò sữa. Bởi, đất đai màu mỡ cùng khí hậu mát mẻ là điều kiện lý tưởng để phát triển đồng cỏ – nguồn thức ăn dinh dưỡng cho bò sữa, trong khi con bò sữa lại sinh trưởng tốt nhất ở những vùng đất có khí hậu quanh năm mát mẻ.
Những người nông dân cần cù xây dựng trại bò chuẩn Tây
Không chỉ được “mẹ thiên nhiên” ưu ái cho các điều kiện lý tưởng để chăn nuôi bò sữa, ở thảo nguyên Mộc Châu còn có những người nông dân tỷ phú cần cù, chất phát, luôn chăm chỉ sớm hôm chăm sóc những con bò sữa theo đúng quy trình để tạo ra nguồn sữa sạch. Đặc biệt, họ luôn luôn kiên trì đi theo con đường mình đã chọn, từng bước gây dựng lên những trang trại bò sữa quy mô từ vài chục con đến hàng trăm con.
Như ông Trần Công Chiến, Tổng giám đốc Mộc Châu Milk từng chia sẻ, ông đã đi thăm quan hầu hết các mô hình chăn nuôi bò sữa của các nước trên thế giới và thấy rằng, các ở các nước Mỹ, Úc, Canada,…hay ở các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan… thì họ đều phát triển theo mô hình hộ. Đáng chú ý, quy mô đàn bò của mỗi hộ ở các nước cũng tương đương với quy mô đàn của các hộ ở Mộc Châu.
Ông Trần Công Chiến – Tổng giám đốc Mộc Châu Milk
Vào thăm trang trại của anh Dương Văn Nội, của ông Lâm Thanh Trân, của ông Nguyễn Văn Quất hay của bất cứ hộ chăn nuôi bò nào tại Nông trường Mộc Châu sẽ thấy, ở đó là những trang trại bề thế, có những cánh đồng cỏ ngay sát trang trại được trồng theo tiêu chuẩn sạch, không dùng thuốc bảo vệ thực vật, không dùng phân hóa học, chỉ dùng phân bò được ủ hoại mục bón cho cỏ cây.
Ngoài ra, tại các trang trại, sức lao động của con người cũng được thay thế dần bằng những máy móc hiện đại trong nông nghiệp như máy cày, máy bừa để trồng cỏ, trồng ngô; máy cắt băm cỏ cho bò; máy vắt sữa… Thậm chí, ngày hai lần vào sáng và chiều tối, người nông dân còn lái xe ô tô chở sữa bò tới điểm thu mua để cân bán.
Hành trình gắn bó 60 năm tạo ra ly sữa sạch mát lành
Chặng đường 60 năm là cả một hành trình dài của vùng đất nuôi bò Mộc Châu. Từ đàn bò sữa 884 con được tặng nay đã phát triển thành đại Nông trường bò sữa với đàn bò lên tới hơn 23.000 con. Điều đáng nói, trong suốt quá trình phát triển là sự gắn bó bền chặt giữa người nông dân chăn bò với Mộc Châu Milk. Qua đó, tạo ra một quy trình sản xuất khép kín hoàn toàn, sạch từ đồng cỏ tới ly sữa bò.
Ông Trần Công Chiến khẳng định, Mộc Châu Milk luôn lấy người nông dân chăn bò làm gốc, còn Mộc Châu Milk sẽ là “bà đỡ” hỡ trợ từ con giống, kỹ thuật đến thức ăn và cuối cùng là cam kết thu mua hết sữa cho người nông dân. Và cuối cùng, Mộc Châu Milk sẽ làm nốt những khâu cuối cùng trong quy trình sản xuất để đem ly sữa sạch thuần khiến đến tay người tiêu dùng.
Với quy trình chăn nuôi sạch và sản xuất khép kín đồng bộ. Mọi tiêu chuẩn ở đây đều phải thực hiện rất nghiêm túc theo tiêu chuẩn kỹ thuật. Có khu chuồng trại vắt sữa riêng và toàn đàn được vắt bằng máy. Bò được tắm rửa 2 lần/ngày. Trước khi vắt sữa, bầu sữa bò phải được phun rửa sạch để đảm bảo vệ sinh. Theo đó, một ngày hai buổi vào sáng sớm và chiều muộn, khoảng 600 hộ nông dân chăn bò ở Nông trường sẽ chở hàng trăm tấn sữa đến các điểm thu mua của Mộc Châu Milk.
Sau khi thu mua sữa bò mới vắt ra ở nhiệt độ 35-37 độ C sẽ được chuyển xuống bảo quản ở nhiệt độ 2-4 độ C và kiểm tra nhanh độ tươi của sữa để phân loại. Tiếp đó lấy mẫu của tất cả các bình sữa kiểm tra các chỉ tiêu như: nhiệt độ, hàm lượng chất khô, chất béo, tỷ lệ vi sinh… trong sữa. Xe lạnh chuyên dụng sẽ chở toàn bộ sữa để đưa vào nhà máy sản xuất với dây chuyền hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu. Nhà máy sữa này sẽ hoạt động 365 ngày trong năm để đảm bảo dòng sữa tươi luôn được sản xuất đóng hộp ngay khi mới vắt ra.
Theo chuyên gia người Thụy Điển, để đạt chuẩn quy trình sản xuất sữa sạch, điều kiện cuối cùng là cần hơn một sự ráp nối hiệu quả và có trình tự hơn. Thực tế, trong suốt 60 năm qua, Mộc Châu Milk đã cùng bắt tay với người nông dân tạo ra một chuỗi sản xuất khép kín đồng bộ với sự ráp nối hoàn hảo. Từ đó, Mộc Châu Milk đã tạo ra được những ly sữa sạch thơm ngon, mát lành cho người tiêu dùng Việt.
Lệ Thanh
Nguồn: Vietnamnet
- chăn nuôi bò sữa li>
- mộc châu li>
- nuôi bò sữa li>
- Mộc Châu Milk li>
- người chăn nuôi li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất