Doanh nghiệp chăn nuôi thời COVID-19: Kẻ cười, người khóc - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Doanh nghiệp chăn nuôi thời COVID-19: Kẻ cười, người khóc

    Đại dịch COVID-19 khiến nhiều doanh nghiệp chăn nuôi lao đao, nhưng một số khác vẫn ăn nên làm ra.

     

    Các DN không chỉ biến động doanh thu, lợi nhuận mà giá cổ phiếu cũng tăng, giảm theo.

     

    Doanh nghiệp thắng lớn

     

    Dù không còn báo lãi khủng như năm 2020 song một số doanh nghiệp chăn nuôi vẫn báo doanh thu và lợi nhuận lớn.

     

    Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam (Vilico, mã VLC) cho biết doanh thu và lợi nhuận quý II tăng trưởng khả quan so với cùng kỳ 2020. Cụ thể, doanh thu trong quý của Vilico đạt hơn 791 tỷ đồng tăng 7,5%, lợi nhuận gộp đạt gần 254 tỷ đồng tăng 16,5%. Lợi nhuận sau thuế của ông lớn ngành chăn nuôi này là gần 88,7 tỷ đồng, tăng 34,4%.

    Dù đã qua thời lãi khủng song một số doanh nghiệp chăn nuôi vẫn ghi nhận lợi nhuận cả trăm tỷ đồng. (Ảnh: Haiquanonline)

     

    Luỹ kế 6 tháng đầu năm, Vilico đạt hơn 1.413 tỷ đồng doanh thu tăng 45% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt 142,2 tỷ đồng, tăng 22% so với nửa đầu năm 2020.

     

    Theo Vilico, lợi nhuận tăng mạnh do hoạt động của công ty con là Mộc Châu Milk được cải thiện. Lãi ròng của Mộc Châu Milk trong quý II và nửa đầu 2021 tăng lần lượt 47% và 29%.

     

    Vilico hiện tại đã hoàn tất hợp đồng sáp nhập với công ty cổ phần GTNfoods nhằm đơn giản hóa cấu trúc doanh nghiệp của Vinamilk và tăng cường tập trung vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi. Được biết, với quỹ đất rộng lớn, Vilico có kế hoạch đầu tư dự án nuôi bò thịt với tổng đầu tư 1.700 tỷ đồng, công suất khai thác 20.000 con một năm.

     

    Doanh nghiệp cũng hợp tác với Tập đoàn Sojitz lập liên doanh đầu tư và kinh doanh lĩnh vực bò thịt với vốn đầu tư ban đầu 2 triệu USD và dự kiến tăng lên theo quy mô phát triển. Theo đánh giá của tập đoàn đến từ xứ hoa anh đào này, lượng thịt bò tiêu thụ hàng năm của Việt Nam hiện đạt gần 500.000 tấn (thị trường Nhật Bản là 1 triệu tấn), và tiêu thụ thịt bò ở Việt Nam dự kiến sẽ tăng khi mức thu nhập tăng và dân số tiếp tục tăng.

     

    Năm 2021, Vilico đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế đạt 113 tỷ đồng, tăng 3% so với thực hiện năm 2020. Như vậy, so với kế hoạch, Vilico đã vượt 26% chỉ tiêu lợi nhuận sau 6 tháng.

     

    Trên thị trường, giá cổ phiếu Vilico hiện giao dịch mức 27.700 đồng/cổ phiếu. Theo Vietstock, một năm qua, mã VLC tăng trưởng 18,8% nhưng giảm 26,5% nếu tính từ đầu 2021.

     

    Bức tranh kinh tế khởi sắc, Công ty cổ phần Masan MEATLife (MEATLife, mã MML) đạt doanh thu đạt hơn 10.232 tỷ đồng trong nửa đầu năm nay, tăng hơn 42% so với 7.202 tỷ đồng nửa đầu năm ngoái. Trong đó, doanh thu mảng thịt heo là 1.438 tỷ đồng, tăng 36,3% và doanh thu thức ăn chăn nuôi 8.164 tỷ đồng, tăng trưởng 32,8%. Lãi ròng lũy kế đạt hơn 288 tỷ đồng, gấp gần 3,4 lần cùng kỳ năm ngoái, tương đương tăng 239%.

     

    Riêng trong quý II, doanh thu thuần của doanh nghiệp đạt 5.528 tỷ đồng, tăng 45% Lợi nhuận gộp đạt 638 tỷ đồng, tương đương với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế quý II của MML đạt 142 tỷ đồng, tăng 100% so với cùng kỳ 2020; trong đó, trong đó lợi nhuận của cổ đông công ty mẹ là 152 tỷ đồng, tăng 730%.

     

    Khép lại ngày giao dịch 3/8, cổ phiếu MML đứng mức 77.000 đồng/cổ phiếu, giảm 2% song tính từ đầu năm, mã này tăng bốc đầu 52,7%, khiến mỗi cổ phiếu thêm 26.600 đồng.

     

    Dù mới bước chân vào ngành chăn nuôi và gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19, nhưng Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (Hòa Phát Group, mã HPG) cũng ghi nhận doanh thu mảng nông nghiệp, trong đó chủ yếu là chăn nuôi, đạt hơn 2.369 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ 2020.

     

    Từ đầu năm, cổ phiếu HPG của Hòa Phát Group tăng phi mã. Trải qua 144 ngày giao dịch, mã HPG tăng 13,9%, tương đương mỗi cổ phiếu thêm 5.800 đồng. Trong khoảng thời gian này, mã HPG có lúc chạm đỉnh 55.500 đồng/cổ phiếu.

     

    Giảm doanh thu, hao hụt lãi

     

    Trên thực tế, việc giá thịt lợn giảm sau chuỗi ngày tăng nóng và giá thức ăn chăn nuôi cao đã khiến nhiều “ông lớn” ngành chăn nuôi giảm mạnh cả doanh thu và lợi nhuận.

     

    Vốn là gương mặt vàng trong ngành nhưng Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam (Dabaco, mã DBC) báo lãi sau thuế quý II chỉ ở mức 215 tỷ đồng, giảm 46% so cùng kỳ. Đáng chú ý doanh thu thuần của Dabaco vẫn đạt khá cao 2.596 tỷ đồng, tăng 17%. Tính chung 6 tháng đầu năm, Dabaco đạt doanh thu thuần 5.070 tỷ đồng tăng 10% nhưng lãi sau thuế chỉ 580 tỷ đồng, giảm 23% so cùng kỳ.

     

    Theo Dabaco, doanh nghiệp phải phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức khi dịch COVID-19 tiếp tục bùng phát. Hoạt động sản xuất, giao thương, vận tải, tiêu thụ sản phẩm… gặp nhiều khó khăn, trong khi sản lượng và giá các sản phẩm gia súc, gia cầm giảm.

     

    Ngoài ra, thời tiết thay đổi khiến dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt dịch tả lợn châu Phi tái bùng phát trên nhiều tỉnh, thành cả nước và có nguy cơ lây lan diện rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tổ chức nuôi tái đàn.

     

    Tương tự, Công ty cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan, mã MSN) báo doanh thu trong quý II đạt 1.122,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 39 tỷ đồng, lần lượt giảm 9% và 5,8% so với cùng kỳ.

     

    Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu đạt gần 2.323 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 76,6 tỷ đồng, lần lượt giảm 13,5% và gần 13% so với cùng kỳ năm trước.

     

    Công ty cổ phần Chăn nuôi Mitraco (Mitraco, mã MLS) cũng báo lợi nhuận sau thuế quý II chỉ đạt hơn 9,7 tỷ đồng, giảm mạnh so với 35,5 tỷ đồng của cùng quý năm trước, dù doanh thu tăng 14%. Tính chung 6 tháng đầu năm, lãi ròng Mitraco giảm một nửa khi chỉ ghi nhận hơn 27,8 tỷ đồng.

     

    Mitraco là doanh nghiệp chăn nuôi tại Hà Tĩnh, sản lượng bán ra trong năm nay dự kiến vào khoảng 60.000 con heo thương phẩm. Ngoài việc giá heo sụt giảm mạnh, lãnh đạo công ty cho biết, thời gian gần đây, chi phí thức ăn tăng 10 – 15% so với năm 2019 cũng đã ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh của công ty.

     

    Trên thị trường, cổ phiếu đứng mức 36.600 đồng/cổ phiếu, giảm 20,7% so hồi đầu năm 2021.

     

    Tài Chính

    Nguồn: VTC News

     

    Giá lợn giảm mạnh

     

    Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết 6 tháng đầu 2021, giá thịt lợn trong nước diễn biến theo chiều hướng giảm.

     

    Cụ thể, giá thịt lợn miền Bắc giảm 10.000 – 11.000 đồng/kg, miền Trung và Tây Nguyên giảm 6.000 đồng/kg và tại miền Nam giảm khoảng 9.000 – 12.000 đồng/kg.

     

    Ngyên nhân chủ yếu do nguồn cung trong nước đã phục hồi tích cực sau đợt dịch tả châu Phi. Cùng đó, việc Trung Quốc giảm nhập khẩu đã đẩy giá lợn trên thị trường đi xuống.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.