Gà Mã Đà là một giống gà bản địa tại huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) có nguồn gen quý đang có nguy cơ tuyệt chủng. Với đặc điểm vẻ ngoài ấn tượng da đen, lông trắng (giống loài chim hơn gia cầm), loài vật này vừa có giá trị nuôi làm vật cảnh, vừa có giá trị là đặc sản với thịt, trứng không chỉ thơm ngon mà còn mang giá trị dinh dưỡng cao.
Với ngoại hình đặc biệt, gà bản địa Mã Đà phù hợp nuôi làm cảnh
Theo đó, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi Gia cầm VIGOVA (Trung tâm Vigova) đang triển khai đề án “Bảo tồn nguồn gen quý và nhân giống gà bản địa Mã Đà vốn có nguy cơ tuyện chủng”.
Bảo tồn nguồn gen quý bản địa
Năm 2022, đề án “Bảo tồn nguồn gen quý và nhân giống gà bản địa Mã Đà vốn có nguy cơ tuyện chủng: được triển khai. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi Gia cầm VIGOVA hợp tác với một trang trại chăn nuôi tại xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom để nuôi giống gà này. Thời gian đầu, chỉ có vài cặp gà bố mẹ được sưu tầm từ một số hộ dân còn nuôi giống gà này với số lượng ít tại xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu. Đến nay, trang trại này đã nhân được đàn gà khoảng 500 con.
Ông Trần Văn Dũng, chủ cơ sở chăn nuôi gia cầm tại xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom nhận xét, giống gà Mã Đà có đặc trưng toàn thân lông màu trắng, hầu hết lông ở phần cổ, gốc cánh và đùi đều trụi, gà mái thường có mào trên đầu. Da, cẳng chân và mỏ của giống gà này đều có màu đen. Đây là giống gà có thể nuôi làm vật cảnh, thịt, trứng rất bổ dưỡng, thơm ngon. Ông Dũng nhấn mạnh: “Ưu điểm lớn khác là giống gà này rất dễ nuôi, tiêu tốn ít thức ăn hơn nhiều so với nuôi các loại gia cầm khác, gà sinh trưởng tốt, ít dịch bệnh và đến nay chưa xuất hiện dịch bệnh gì nguy hiểm. Vì thế, đây là giống gà rất có tiềm năng về kinh tế và có thể nhân rộng cho chăn nuôi nông hộ”.
Theo TS.Hoàng Tuấn Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi Gia cầm VIGOVA, vài năm trước, khi phát hiện gà Mã Đà – giống gà bản địa tại huyện Vĩnh Cửu được một số ít nông hộ tại xã Mã Đà nuôi. Đây là giống gà có nguồn gen quý đang có nguy cơ tuyệt chủng nhưng có nhiều tiềm năng phát triển, Trung tâm Vigova đã mua lại nguồn giống bố mẹ từ người dân với mục đích nghiên cứu bảo tồn.
TS.Hoàng Tuấn Thành cho biết thêm, theo kế hoạch của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi Gia cầm VIGOVA, đề án bảo tồn và xây dựng hoàn chỉnh quy trình nuôi giống gà Mã Đà sẽ tiếp tục được triển khai trong 36 tháng tới. Trong quá trình này, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi Gia cầm VIGOVA có thể mở rộng hợp tác với một số trang trại, nông hộ để nuôi giống gà này trong thực tế gắn với nhu cầu nghiên cứu.
Mô hình nuôi đặc sản giá trị cao
TS.Hoàng Tuấn Thành đánh giá, giống gà bản địa Mã Đà là một trong những nguồn gen gia cầm quý, cần nghiên cứu sâu để bảo tồn. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu sau vài năm triển khai cũng cho thấy giống gà này có nhiều giá trị về mặt kinh tế.
Theo báo cáo của Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp Đồng Nai, giống gà bản địa Mã Đà có nhiều tiềm năng phát triển, phù hợp với mô hình chăn nuôi nông hộ mang lại giá trị kinh tế cao. Chính vì vậy, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp Đồng Nai đang hỗ trợ, hướng dẫn Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi Gia cầm VIGOVA đăng ký tham gia đề tài nghiên cứu khoa học của tỉnh. Khi đủ điều kiện, mô hình này sẽ được chuyển giao đến các nông hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi Gia cầm VIGOVA cũng quan tâm đăng kí nhãn hiệu hàng hóa, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đặc biệt sẽ đăng kí sản phẩm OCOP (mỗi xã một sản phẩm) đặc trưng của Đồng Nai…
Song Lê
Nguồn: Báo Đồng Nai
- gà Mã Đà li> ul>
- Cải thiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật tại Việt Nam
- Ngành chăn nuôi những tháng cuối năm: Tự tin vực dậy
- Thúc đẩy chăn nuôi an toàn sinh học
- Nghệ An: Hàng chục con trâu bò bị chết nghi do bệnh ung khí thán
- Xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn bệnh
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
Tin mới nhất
T4,27/11/2024
- Cải thiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật tại Việt Nam
- Ngành chăn nuôi những tháng cuối năm: Tự tin vực dậy
- Thúc đẩy chăn nuôi an toàn sinh học
- Nghệ An: Hàng chục con trâu bò bị chết nghi do bệnh ung khí thán
- Xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn bệnh
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất