Theo thông tin trên báo Đồng Nai, vừa qua một hộ gia đình nuôi vịt trên địa bàn huyện Thống Nhất có khoảng 2.000 con vịt mới 8 ngày ngày tuổi chết hàng loạt, bất thường gây thiệt hại lớn cho kinh tế của gia đình.
Đồng Nai: Khoảng 2.000 con vịt 8 ngày tuổi chết bất thường
Số vịt chết bất thường kia là của hộ gia đình ông Nguyễn Văn Nhơn (ở ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) tự nhiên đổ bệnh chết hàng loạt, gây thiệt hại rất lớn cho gia đình.
Theo ông Nhơn, tháng 10/2017, Nguyễn Văn Quý tự giới thiệu là nhân viên của một công ty thức ăn chăn nuôi tại Long Khánh đến chào mời gia đình ông Nhơn mua thức ăn gia cầm do công ty sản xuất và hứa cung cấp cả con giống vịt đảm bảo chất lượng. Ông Nhơn đồng ý mua 60 bao cám và 2 ngàn con vịt giống.
Đến ngày 14/11, anh Quý vận chuyển vịt và số cám trên đến nhà ông Nhơn nhưng không xuất trình được giấy chứng nhận nguồn gốc vịt giống nên ông Nhơn không nhập hàng. Ngày 15/11, anh Quý chở số vịt khác đến gia đình ông Nhơn, trên bao bì có ghi nguồn gốc xuất xứ của con vịt là: vịt giống bố mẹ Grimaud Việt Nam (có địa chỉ tại ấp 8, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom), nhưng vẫn không xuất trình được giấy tờ. Anh Quý năn nỉ gia đình ông Nhơn nhận vịt, hẹn sau 3 ngày sẽ có giấy tờ. Ông Nhơn còn nhập 60 bao cám vịt. Tổng số tiền gia đình ông Nhơn đã thanh toán cho anh Quý là 50 triệu đồng.
Ngày 18/11, nhận thấy đàn vịt có dấu hiệu bỏ ăn, lờ đờ, di chuyển chậm, nằm bệt một chỗ, ông Nhơn tốn hết hơn 10 triệu đồng mua các loại thuốc đặc trị nhưng đàn vịt không có dấu hiệu thuyên giảm. Ngày 22/11, số lượng vịt chết ngày càng nhiều. Ông Nhơn đã liên hệ với đơn vị sản xuất con giống, bác sĩ thú y của đơn vị xuống kiểm tra thì khẳng định bao bì là của đơn vị nhưng con giống không thể khẳng định được, vì ông Nhơn không trực tiếp mua con giống từ công ty.
Khi liên hệ với anh Nguyễn Văn Quý qua điện thoại, anh Quý cho rằng mình chỉ chịu trách nhiệm về chất lượng thức ăn, còn con giống là do gia đình ông Nhơn yêu cầu anh Quý mua giúp.
Chi cục Chăn nuôi – thú y tỉnh đã lấy mẫu đem đi xét nghiệm kiểm tra nguồn gốc bệnh cũng như yêu cầu gia đình ông Nhơn tiêu hủy toàn bộ số vịt trên, tránh lây lan ra diện rộng.
Ngọc Ngọc (t/h)
Nguồn: hmoitruong.net.vn
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- chăn nuôi vịt li>
- bệnh ở vịt li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất