Với đàn gia cầm gần 17 triệu con, đàn lợn 1,6 triệu con, hoạt động giết mổ rất sôi động và tình trạng giết mổ trái phép (lò mổ lậu) vẫn còn diễn ra khá phức tạp.
Đồng Nai đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm sắp xếp các lò mổ theo hướng tập trung, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm…
Cơ sở giết mổ Thân Hương mới đi vào hoạt động được bốn tháng nay. Đây là một trong hai lò giết mổ tập trung tại huyện Vĩnh Cửu. Thực hiện chủ trương sắp xếp các cơ sở giết mổ của Đồng Nai, huyện Vĩnh Cửu đã quyết định đóng cửa toàn bộ 20 lò mổ không đạt chuẩn, lò mổ trái phép ở các xã Mã Đà, Hiếu Liêm, Tân An, Vĩnh Tân và thị trấn Vĩnh An. Ban đầu, quyết định này gặp sự phản đối quyết liệt của các tiểu thương, nhưng chỉ một thời gian ngắn, khi thấy được hiệu quả của việc giết mổ tại cơ sở tập trung Thân Hương, hầu hết tiểu thương không những không còn phản đối mà còn tăng số lượng lợn giết mổ lên cao hơn.
Hiện nay, Đồng Nai đang cấp phép cho gần 100 lò giết mổ gia súc, gia cầm. Trong đó, xây dựng được 13 lò mổ tập trung quy mô lớn và 12 cơ sở giết mổ vệ sinh. Thực hiện lộ trình sắp xếp các lò giết mổ, đến năm 2020, địa phương này sẽ rút dần các cơ sở giết mổ không đạt chuẩn và chỉ quy hoạch còn 35 cơ sở giết mổ tập trung tại 11 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn toàn tỉnh. Chủ trương này được Đồng Nai kỳ vọng sẽ giúp ổn định tình hình hoạt động của các cơ sở giết mổ và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các mặt hàng có nguồn gốc từ gia súc, gia cầm.
Ông Trần Đình Khôi, quản lý Cơ sở giết mổ Mỹ Lệ, phường Hố Nai, TP Biên Hòa nói: “Chúng tôi đầu tư lò mổ tập trung với quy mô lớn được sự quan tâm chu đáo của các ban, ngành liên quan. Sản phẩm mổ tại lò được kiểm dịch đàng hoàng, cho nên tiểu thương cũng an tâm, vì sản phẩm từ lò giết mổ của mình bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, được sự theo dõi, kiểm soát của cơ quan thú y”.
Việc hình thành chuỗi các lò mổ tập trung đang được xem là giải pháp then chốt nhất giúp Đồng Nai làm tốt công tác sắp xếp giết mổ theo hướng bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, làm thế nào để các cơ sở giết mổ tập trung hoạt động hiệu quả, “đứng vững” trước sự cạnh tranh của các lò mổ lậu hiện đang là vấn đề được đặt ra hiện nay. Bởi, qua điều tra của Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai, trên địa bàn Đồng Nai vẫn còn 142 lò mổ gia súc, gia cầm không phép. Địa phương có số lò mổ lậu nhiều nhất là TP Biên Hòa với 37 lò, tiếp đến là huyện Trảng Bom 33 lò. Các huyện Long Thành, Thống Nhất cũng có số lượng lò mổ lậu khá cao. Nếu không sớm “xóa sổ” các lò mổ lậu này, các cơ sở giết mổ tập trung sẽ khó có thể phát triển ổn định do không thể cạnh tranh nổi với mức giá giết mổ của các lò mổ lậu (thường thấp hơn 20%) và không cần phải qua một thủ tục kiểm dịch nào.
Với quyết tâm xóa bỏ các lò mổ lậu, tỉnh Đồng Nai đưa ra “thông điệp”, chính quyền các địa phương là đơn vị được giao nhiệm vụ phát hiện, đóng cửa các lò mổ lậu. Nơi nào để xảy ra tình trạng giết mổ lậu, người đứng đầu nơi đó phải chịu trách nhiệm. Tuy danh sách, địa chỉ các lò mổ lậu đã được thống kê rõ ràng, cụ thể, nhưng trên thực tế thì tình trạng giết mổ lậu vẫn đang hoạt động khá công khai và rất ít bị phát hiện, xử lý. Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai Trần Văn Quang cho rằng: “Tình hình khẩn cấp hiện nay là đề nghị chính quyền các địa phương nhanh chóng vào cuộc, ngăn chặn, đóng cửa các lò mổ lậu. Có như vậy kế hoạch sắp xếp giết mổ của tỉnh mới thành công”.
Ngoài ra, để tiếp sức các cơ sở giết mổ làm ăn chân chính phát triển bền vững, Đồng Nai đã và đang tính tới phương án xây dựng các chuỗi liên kết từ sản xuất, giết mổ, chế biến và tiêu thụ. Trong đó, chủ trại, thương lái, chủ lò mổ và doanh nghiệp chế biến là các khâu đóng vai trò quan trọng để làm nên chuỗi này. Nếu thành công, các chuỗi liên kết kinh doanh theo mô hình này sẽ tạo ra hiệu ứng tích cực, thu hút ngày càng nhiều tiểu thương tham gia chuỗi và tạo được sự ổn định cho các cơ sở giết mổ, đồng thời đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về các sản phẩm gia súc, gia cầm sạch.
Đỗ Hà (TH)
54 Comments
Để lại comment của bạn
- Không tiếp cận được thuế khô dầu đậu tương 1%, 15 doanh nghiệp kiến nghị lên Văn phòng Chính phủ
- Hà Nội: Tạo mọi điều kiện thuận lợi về xử lý chất thải trong chăn nuôi
- Ảnh hưởng của vi khuẩn có lợi và có hại đến hiệu suất sử dụng thức ăn ở lợn
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 07/01/2025
- Hưng Gia Nam Group: Động thổ và khởi công xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi số 2, công suất 300.000 tấn/năm
- Lâm Đồng: Tổng đàn bò sữa giảm 1,1% so với cùng kỳ
- Giá trị ngành chăn nuôi chiếm trên 26% GDP
- Nuôi vịt biển trên cù lao Tân Phú Đông
- Ngành chăn nuôi có động lực tăng trưởng dài hạn nhưng vẫn lo ‘nút thắt’ chi phí
- 8.000 cơ sở giết mổ không giấy phép: Kiểm soát an toàn thực phẩm Tết ra sao?
Tin mới nhất
T4,08/01/2025
- Không tiếp cận được thuế khô dầu đậu tương 1%, 15 doanh nghiệp kiến nghị lên Văn phòng Chính phủ
- Hà Nội: Tạo mọi điều kiện thuận lợi về xử lý chất thải trong chăn nuôi
- Ảnh hưởng của vi khuẩn có lợi và có hại đến hiệu suất sử dụng thức ăn ở lợn
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 07/01/2025
- Hưng Gia Nam Group: Động thổ và khởi công xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi số 2, công suất 300.000 tấn/năm
- Lâm Đồng: Tổng đàn bò sữa giảm 1,1% so với cùng kỳ
- Giá trị ngành chăn nuôi chiếm trên 26% GDP
- Nuôi vịt biển trên cù lao Tân Phú Đông
- Ngành chăn nuôi có động lực tăng trưởng dài hạn nhưng vẫn lo ‘nút thắt’ chi phí
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Tài Trần : mình có nguồn hàng ổn định và số lượng lớn , bạn có thể liên lạc với mình qua số điện thoại này. 0933888377
Tài Trần : liên hệ mình nha : chuyên cung cấp gà ta thả vườn . 0382446197
cung cấp gà ta thả vườn : 0382446197
Chuyên gà ta thả vườn 0931278334
Chuyên cung cấp gà ta thả vườn gà tam hoàng gà mái đẻ sỉ lẻ 0931278334
Bạn cần gà gì cũng có giá cả thương lượng nha 0931278334
Cung cấp gà dabaco, cao khanh, japfa sđt liên hệ: 0334473021
Em muốn mua nội tạng trâu bò anh oi
Em muốn mua nội tạng trâu bò lien hiện Sao anh
Mình thu mua mỡ bò.heo.gà tại các lò giết mổ
số lượng lớn liên hệ 0937502373